Quận “lõi” Hà Nội siết hoạt động vì dịch: 2 tháng phát hiện gần 2.000 F0
Đáng chú ý, số F0 tại Đống Đa tăng nhanh trong 2 tháng trở lại đây. Hiện đây cũng là quận đứng đầu về số F0 được ghi nhận kể từ khi Hà Nội áp dụng chiến lược “thích ứng với Covid-19″.
Phát hiện gần 2.000 F0 chỉ sau 2 tháng
Quận Đống Đa hiện là một trong những địa bàn “ nóng” nhất về dịch Covid-19 của Hà Nội.
Theo phân loại cấp độ dịch mới nhất, Đống Đa cũng là quận duy nhất của Thủ đô ở cấp độ 3 (tương ứng với vùng cam). Trong đó có 7 phường cấp độ 3, 13 phường cấp độ 2 và một phường cấp độ 1.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng trong cộng đồng, ngày 13/12, UBND quận Đống Đa đã yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán hàng mang về.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Đáng chú ý, số F0 tại Đống Đa tăng nhanh trong 2 tháng trở lại đây. Hiện đây cũng là quận đứng đầu về số F0 được ghi nhận kể từ khi Hà Nội áp dụng chiến lược “thích ứng với Covid-19″ với 1.939 ca. Nhiều ngày, quận Đống Đa ghi nhận hơn 100 F0.
Theo cơ quan chức năng, tình hình dịch trên địa bàn quận Đống Đa đang có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các khu vực dân cư có số ca mắc tăng nhanh tại các phường: Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Phương Liên, Khương Thượng và Thổ Quan.
Theo số liệu cập nhật đến 12h ngày 12/12, Trung Phụng là phường có số F0 mới cao nhất ở quận Đống Đa trong 2 tuần qua (196 F0).
Video đang HOT
Thiết lập cơ sở thu dung F0 600 giường
Trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo ngành y tế quận Đống Đa cho hay, với việc tình hình dịch diễn biến phức tạp, hiện lực lượng y tế địa phương đang hoạt động “hết công suất”.
“Ngoài lực lượng y tế cơ sở, chúng tôi đang phải huy động thêm cả lực lượng từ các cơ sở y tế trên địa bàn, bao gồm cả cơ sở y tế ngoài công lập, để đáp ứng với khối lượng công việc hiện tại”, vị lãnh đạo này cho hay.
Quận Đống Đa sẽ đưa vào hoạt động cơ sở thu dung 600 giường (Ảnh minh họa).
Với việc số ca Covid-19 tăng nhanh, quận Đống Đa sẽ đưa vào hoạt động cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ với 600 giường vào chiều 14/12.
Vị này chia sẻ: “Cơ sở thu dung này được đặt tại khu ký túc xá của Đại học Thủy Lợi. Đây sẽ là nơi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nhẹ/không triệu chứng không đủ điều kiện điều trị tại nhà. Chúng tôi cử 11 cán bộ y tế vào tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên để có thể vận hành cả cơ sở thu dung này thì cần một lực lượng lên đến 40 – 50 người, vì còn liên quan công tác hậu cần, an ninh. Do đó, ngoài lực lượng y tế còn có cả công an, quân đội, dân phòng…”.
Cũng theo vị này, quận Đống Đa sẽ lên phương án lập các cơ sở thu dung khác nếu số ca bệnh tiếp tục tăng nhanh.
Khoanh vùng hẹp, xét nghiệm trọng điểm
Theo vị lãnh đạo này, quận Đống Đa bám sát chiến lược “thích ứng Covid-19″. Cụ thể, khi tiến hành phong tỏa sẽ làm gọn nhất có thể. Ví dụ khi một nhà có F0, lực lượng chức năng sẽ điều tra và tính toán kỹ nguy cơ của các nhà lân cận. Mục tiêu là để khu vực bị phong tỏa nhỏ nhất có thể, không phong tỏa tràn lan ra cả khu phố.
Tương tự với chiến lược xét nghiệm, sẽ thực hiện xét nghiệm đúng trọng tâm, trọng điểm các đối tượng nguy cơ, thay vì xét nghiệm cả tuyến phố, cả phường khi phát hiện F0.
Để phòng, chống dịch hiệu quả, UBND quận Đống Đa giao UBND 21 phường tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết. Trường hợp ra khỏi nhà phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, không tập trung đông người, thực hiện khai báo y tế). Khi có dấu hiệu nghi ho, sốt, khó thở… phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.
Các phường khẩn trương thực hiện rà soát, lên danh sách người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người chống chỉ định tiêm vaccine, người chưa được tiêm vaccine để có biện pháp phù hợp; hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho các đối tượng này.
UBND quận Đống Đa cũng khuyến cáo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh… trên địa bàn hạn chế tiếp khách, làm việc trực tiếp tại đơn vị, tăng cường hoạt động làm việc trực tuyến.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...