Quán lề đường nổi tiếng không cần tên
Hàng ngàn nhà hàng, quán ăn với đủ thứ tên tuổi có mặt ở Sài Gòn bên cạnh nhiều quán ăn không tên. Trong hàng ngàn quán không tên đó, có những quán được nhiều người biết tiếng, truyền tai nhau…
Nổi tiếng không cần có tên
Những quán ăn bình dân này với đặc trưng dễ nhận biết là không hề có bảng hiệu, thường trụ ở một góc nào đó hay trong một con hẻm của khu phố. Cửa hàng chỉ vỏn vẹn cái bàn bán hàng hay chiếc xe đẩy, cùng với nồi thức ăn bên cạnh và thực khách ngồi ghế đẩu, thậm chí đứng.
Đặc điểm nữa là quán bán hàng vào một giờ nhất định. Chẳng hạn, quán bánh canh đường Bùi Minh Trực, quận 8 thì đúng 15 giờ 15 phút bắt đầu mở hàng; quán bánh đúc Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận bán lúc 14 giờ 30 phút; xe xôi cadé Trần Phú, quận 5 thì phải từ 18 giờ mới bán; còn quán hủ tíu gà cư xá Lý Thường Kiệt (khách quen gọi là hủ tíu gà Nguyễn Kim) thì mở cửa đúng 6 giờ sáng và chỉ bán đến 9 giờ. Khi đã bán, quán lúc nào cũng đông nghẹt khách, ai đến trễ thì đành phải ra về vì hàng đã bán hết.
Các quán kể trên đều “nhất nghệ tinh” – hầu như qua bao nhiêu năm chỉ bán một loại thức ăn. Anh Hải, chủ quán bánh canh ở đường Bùi Minh Trực, chỉ nhớ quán tồn tại từ khi anh mười mấy tuổi cho đến nay, khi anh đã thành người đàn ông hơn 40 tuổi. Anh Hải kể, thấy anh lận đận với đủ các nghề bán dạo kiếm sống, một người chị của anh dạy cho cách nấu bánh canh. Cứ khoảng 1 giờ trưa là anh dọn ra bán cho bà con hàng xóm. Khách ăn cứ đông dần lên và bây giờ ngày nào cũng vậy, hai nồi bánh canh to đùng luôn bán hết sạch.
Chủ quán bánh đúc Phan Đăng Lưu thì cho biết, quán mở từ năm 1976. Đã 35 năm, quán ban đầu bán cho lối xóm, dần dần người quanh khu vực biết và bây giờ thì khách khắp nơi trong thành phố ghé ăn. Mấy bà, mấy chị mua về cho con cháu; người làm việc thì ghé ăn chén bánh đúc lỡ bữa; tuổi teen thì đi nguyên nhóm ăn chơi vừa lạ miệng vừa vui,… Quán lúc nào cũng có hai người múc bánh, hai người bưng cho khách, mà khách phải chờ trên 15 phút mới có bánh ăn.
Video đang HOT
Xe xôi cadé của ông chủ người Hoa góc đường Trần Phú, quận 5 mở bán cũng đã rất nhiều năm. Đủ loại khách từ khắp nơi ghé ngang mua xôi cadé, rau câu. Từ lúc xe đẩy ra góc phố đến lúc hết hàng khoảng 21 giờ, không lúc nào vắng khách.
Chất lượng và bí quyết riêng
Quán bình dân nhưng chất lượng món ăn không bình dân, là tính chất nổi bật của những quán ăn không bảng hiệu. Chẳng hạn, bánh canh của anh Hải luôn có giò heo được hầm kỹ, thịt nạc xắt miếng mỏng, tôm khô, da heo, hành lá, hành phi… giúp nồi nước lèo dậy hương thơm phức, vị ngọt đậm đà. Khách ngồi đợi nghe hương thơm đã thấy… thèm. Bánh đúc Phan Đăng Lưu hấp dẫn bởi màu bánh vàng mơ. Múc ra, chén bột bánh còn nóng hổi cho thêm đậu xanh, thịt băm cùng hành phi, chan nước mắm chua ngọt; vậy là nhẩn nha thưởng thức ngon lành.
Xôi cadé là món ăn chơi nhưng không kém phần tinh tế. Giữa lớp xôi trắng phau là miếng cadé vàng ươm được làm từ lòng đỏ trứng đánh với nước cốt dừa hấp chín. Vị thơm của cadé lan toả, càng ăn càng thấy vị béo ngọt của cadé quyện lấy nếp dẻo quánh.
Quán hủ tíu gà cư xá Lý Thường Kiệt hút khách bởi nấu bằng gà ta chính hiệu. Nước lèo thơm, ngon đặc sắc; gà ta xé dai dai, ngọt thịt. Tuy nhiên, nếu tinh ý sẽ thấy đa số khách thích ăn hủ tíu khô. Tô hủ tíu được trộn thêm một loại nước xốt do quán tự chế. Húp chén nước lèo thơm ngọt với hành lá xanh kèm theo để nếm trọn vẹn hương vị hủ tíu gà.
Quán ăn không bảng hiệu nhưng nổi tiếng là một trong những nét đặc biệt, độc đáo của ẩm thực Sài Gòn.
Theo Yahoo
Canh cá chua chay thanh tịnh
Cũng từ các nguyên liệu đơn giản, quen thuộc nhưng dưới bàn tay và tấm lòng của mẹ khiến các món chay cũng trở nên hấp dẫn không kém gì các món mặn. Dường như, món ngon nào cả nhà thích thì mẹ cũng chế biến được thành món chay lạ miệng. Nhưng món mà tôi ấn tượng nhất là canh chua cá chay.
Lễ Vu Lan về trong tiết trời giao mùa, thoắt nắng rồi lại thoắt mưa. Cái thời tiết ấy làm con người ta đôi khi bâng khuâng khó tả, bỗng nhớ một chút gì quen thuộc, thân thương. Một chút gì đó nhẹ nhàng, man mát như hương vị thanh khiết của bát canh cá chua chay mẹ làm.
Lại nhớ lời mẹ nói, dù không có sự góp mặt của cá nên việc tạo độ ngọt và thơm của nước canh là vô cùng quan trọng. Bát canh cá chay có hương vị đặc trưng hay không là do sự tinh tế của người nấu trong việc lựa chọn những nguyên liệu để kết hợp với nhau. Đặc biệt, chất tạo chua cũng phụ thuộc vào nguyên liệu chính của món ăn. Tuy không có vị tanh của cá nhưng để món canh cá chua chay có hương vị "thật" giống như canh cá chua "mặn" thì không bao giờ được dùng sấu hay chanh để tạo độ chua cho bát canh mà bắt buộc phải dùng bỗng rượu, quả dọc, dứa... Thêm vào đó, canh cá nấu chua chay cũng không thể vắng bóng các loại rau gia vị như thì là.
Món canh cá này còn có hương vị đặc trưng bởi còn có sự góp mặt của sữa đậu nành, lá rong biển. Sự kết hợp hài hòa giữa vị của nhiều nguyên liệu rau, củ đã tạo nên một hương vị chay vô cùng tinh tế. Không có cá mà như được chế biến từ cá, đó mới là điều đặc biệt do các nguyên liệu được người nấu lựa chọn mang lại. Món ngon này cũng rất thích hợp cho người nào không thích mùi tanh.
Cách chế biến khá đơn giản, chỉ một thoáng thôi là đã thấy mẹ bê bát canh bốc khói trên tay rồi. Chỉ cần chuẩn bị cà chua, đậu phụ, sữa đậu nành, dứa xanh, dọc mùng, lá rong biển, gia vị và một ít bún cộng với một chút thời gian là đã có được bát canh cá chua chay vô cùng hấp dẫn để báo hiếu với tổ tiên. Dọc mùng tước vỏ, cắt khúc khoảng 5 cm rồi đem bóp muối để khi ăn không có cảm giác ngứa. Cà chua thái miếng nhỏ. Để tạo độ sánh và màu sắc hấp dẫn của bát canh, mẹ cho cà chua vào sốt lên, dùng tay bóp nhỏ từng miếng đậu phụ, bàn tay mẹ nhanh thoăn thoắt đảo nhẹ, vừa nêm thêm chút gia vị cho món canh thêm đậm đà.
Thêm chút dứa tươi đun cùng sữa đậu nành để tạo vị chua độc đáo của bát canh. Khi sữa đậu nành sôi lăn tăn thì đổ hỗ hợp cà chua đậu phụ đã sốt vào. Thả hỗn hợp dọc mùng cùng lá rong biển vào nồi, chờ cho đến lúc sôi lại thì bắc ra.
Thời điểm thả rau gia vị và cách thức thả rau cũng giúp cho món canh cá chay mẹ nấu dậy mùi, thơm vị hơn rất nhiều. Rau gia vị không được cho vào nồi canh trong lúc nấu, thậm chí không nên thả dưới dáy bát trước khi múc canh dưới lên vì trong nước canh có vị chua sẽ làm rau bị vàng úa trông mất đi vẻ thẩm mỹ, hơn nữa khi canh vừa sôi nước canh rất nóng sẽ làm mất mùi thơm đặc trưng của rau gia vị. Mẹ bảo thời điểm thích hợp nhất để thả rau gia vị là sau khi đã múc canh ra bát, nhẹ nhàng rắc rau gia vị lên trên. Như vậy bát canh mới có màu sắc bắt mắt, vị bát canh mới thơm ngon và giữ được mùi đặc trưng vốn có.
Nước canh vàng sáng sánh bởi được nấu từ sữa đậu nành, vị chua thanh thanh của bỗng rượu và trái cà chua. Bát canh có phối màu đẹp mắt của màu xanh rau, màu đỏ cà chua, màu trắng muốt của đậu phụ, màu đen của lá rong biển... Múc từng thìa canh nóng bốc khói nhưng dường như chỉ còn thấy vị thanh mát, ngọt ngào, nó làm người ta thấy trong người nhẹ nhõm, thanh thoát như vừa trút được bụi trần ai.
Theo MonngonHanoi.com
TPHCM: Cháy lớn tại kho chứa bao bì giấy Khói đen ngùn ngụt bốc lên bao phủ cả khu phố. Hàng chục hộ dân được sơ tán khẩn cấp đề phòng trường hợp ngọn lửa bị gió thổi tạt sang gây hỏa hoạn trên diện rộng. Hiện trường vụ cháy tối 21/2 Tối 21/2, người dân tại hẻm 133, phường Hiệp Thành, quận Tân Phú, TPHCM hốt hoảng phát hiện khói đen...