Quân khuyển đặc biệt của lính dù Nga ở Bắc Cực
Lính dù Nga đồn trú ở Bắc Cực sử dụng những con chó kéo xe để di chuyển dễ dàng hơn trên địa hình phủ đầy tuyết.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Bắc Cực luôn là thách thức với các phương tiện cơ giới. Vì thế, lính dù Nga đồn trú ở đây sử dụng chó làm nhiệm vụ kéo xe phục vụ các hoạt động tuần tra.
Xe kéo có thể chở 2 binh lính. Mỗi xe sử dụng từ 4 đến 6 cặp chó. Số lượng chó có thể lên tới 18 con trong trường hợp cần kéo hàng hóa có khối lượng lớn.
Các quân khuyển sẵn sàng cho nhiệm vụ tuần tra. Theo Arms-expo, lính dù Nga ở Bắc Cực phải tuần tra quãng đường từ 40-70 km nên sử dụng chó kéo xe là giải pháp hợp lý.
Những chú chó dũng mãnh lao về phía trước.
Video đang HOT
Loài chó sử dụng để kéo xe là giống sói Bắc Cực vốn sinh sống ở khu vực có khí hậu lạnh khắc nghiệt ở Alaska, bắc Canada và Greenland.
Các nhà khoa học đã sử dụng chó kéo xe trượt tuyết từ lâu trong các hoạt động nghiên cứu Bắc Cực.
Các quân khuyển có thể kéo xe trượt tuyết với tốc độ 7-8 km/h. Mỗi ngày, chúng có thể chạy quãng đường tới 80 km.
Các lính dù Nga âu yếm những chú chó ở điểm dừng chân. Sau mỗi giờ tuần tra, các quân khuyển sẽ được giải lao 15 phút.
Bộ lông dày giúp các quân khuyển thích nghi với cái lạnh thấu xương ở đây.
Theo Tri Thức
Đưa chó nghiệp vụ huấn luyện từ Mỹ về Việt Nam để bảo vệ tê giác
Đại sứ toàn cầu WildAid cam kết cung cấp chó nghiệp vụ được huấn luyện tại Hoa Kỳ, có thể phân biệt được nguồn hơi từ sản phẩn hổ, tê tê, sừng tê giác, ngà voi... cho Hải quan Việt Nam, nhằm ngăn chặn tốt nạn buôn bán động vật hoang dã.
Đó là một trong những nội dung của cuộc họp báo về chiến dịch "Chấm dứt Sử dụng Sừng Tê" diễn ra tại khách sạn Sofitel Plaza (Hà Nội) vào chiều 10/4, nhằm kêu gọi người Việt Nam hãy cứu tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng thông điệp "Không có người mua, không còn kẻ giết".
Sừng tê giác không phải là thần dược
Trong năm 2015, chiến dịch Chấm dứt sử dụng sừng Tê đang mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và sẽ làm việc với nhiều đối tác mới để tiếp cận được đối tượng đa dạng hơn. Nhằm tới cả những người đang sử dụng lẫn người có thể sử dụng sừng Tê. Các thông điệp của chiến dịch tiếp cận các chủ doanh nghiệp (CEO), bác sĩ và bệnh nhân trong các bệnh viện và các tăng ni Phật tử. Chiến dịch truyền thông xã hội, các chương trình truyền hình đặt biệt và các đoạn phim hài với sự tham gia của các nhà sản xuất, nghệ sỹ và diễn viên hà nổi tiếng nhất sẽ giúp công chúng thay đổi quan niệm sai lầm về tác dụng chữa bệnh không có thực của sừng tê giác.
Các kế hoạch này kết hợp các kết quả của một cuộc khảo sát của AC Nielsen thực hiện vào cuối năm 2014 về nhận thức và thái độ đối với sừng tê, trong đó: 75% số người được hỏi nghĩ rằng sừng tê giác có lợi cho sức khỏe, 61% tin rằng sừng tê giác có thể giúp chữa trị hoặc chữa dứt bệnh, 37,5% tin rằng sừng tê giác có thể giúp chữa bệnh ung thư.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 69% số người được phỏng vấn không biết rằng muốn lấy sừng phải giết tê giác. Một khi được giải thích rằng sừng tê giác có cấu tạo từ keratin như móng tay người, rằng tê giác bị giết để lấy sừng và có thể bị tuyệt chủng nếu mọi người tiếp tục mua sừng tê giác, gần như tất cả những người được hỏi khẳng định họ sẽ không mua nữa.
Theo giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 70% số sừng tê giác tiêu thụ ở Việt Nam là sừng giả. Việt Nam được ghi nhận là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới bởi nhiều người tin sừng tê giác có tác dụng trị ưng thư và các loại bệnh khác. Nhưng Bộ Y Tế đã khẳng định sừng tê giác không phải là thần dược có thể chữa ung thư, thấp khớp, đột quỵ, hay giúp tăng cường sinh lực và giải rượu.
Bà Claire A.Pierangelo phát biểu tại cuộc họp báo
Tại cuộc họp báo, bà Claire A.Pierangelo - Phó Đại sứ quán Hoa Kỳ - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động ngay để bảo vệ thế giới thiên nhiên cho thế hệ sau này: "Với cùng 1 mục đích, Việt Nam và Hoa Kỳ đang nắm bắt các cơ hội mới và động lực để hành động mạnh mẽ hơn chống lại tội phạm về động vật hoang dã. Hoa Kỳ đang giúp tăng cường kỹ năng của các quan chức lập pháp Việt Nam, đồng thời xây đắp các quan hệ đối tác nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ hợp pháp các sản phẩm từ động vật hoang dã".
Để tăng cường nhận thức, WildAid cũng cam kết giúp Chính phủ Việt Nam củng cố các hoạt động thực thi pháp luật. Chiến dịch sẽ cung cấp chó nghiệp vụ được huấn luyện chuyên nghiệp cho Tổng cục Hải quản Việt Nam trong 1 dự án hợp tác giữa WildAid, Working Dogs for Conservation (WDFC) và Tổng cục Hải quan Việt Nam. Hiện nay 2 chú chó đang được huấn luyện tại Hòa Kỳ để có thể phân biệt được nhiều nguồn hơi từ động vật hoang dã, trong đó có sừng tê giác, sản phẩm từ hổ, tê tê... và đưa về Cảng Hải Phòng vào tháng 9/2015. Các giảng viên từ WDFC cũng sẽ tiến hành đào tạo, huấn luyện cho hải quan Việt Nam.
Ông Lê Đức Bình tại cuộc họp báo
Tại cuộc họp báo, ông Lê Đức Bình - đại diện Tổng cục Hải Quan Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của các tổ chức và cam kết tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật để giúp giảm việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.
"Tôi buồn vì sừng Tê giác được tiêu thụ nhiều ở Việt Nam"
Maggie Q: Tôi rất buồn khi nghe tin sừng Tê giác lại được tiêu thụ nhiều ở Việt Nam
Nữ diễn viên Hollywood Margaret Denise Quigley (thường gọi là Maggie Q) đến Việt Nam cùng mẹ và chồng để tham gia chiến dịch kêu gọi người Việt Nam bảo vệ tê giác cũng như các loại động vật hoang dã bị đe dọa khác.
Phát biểu tại sự kiện này, Maggie Q cho biết: "Tôi rất tự hào có mặt tại đây, vì mẹ tôi là người Việt Nam. Tôi thấy rất buồn khi chứng kiến các tin tức và số liệu về tình trạng giết hại tê giác để lấy sừng đem đi tiêu thụ nhiều ở Việt Nam. Tôi muốn giúp mọi người nhận thức được những tác hại khủng khiếp của việc mua bán trái phép này và thuyết phục họ ngừng mua sừng tê giác. Tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể trở thành nước đi đầu trong chiến dịch này bằng cách hành động mạnh mẽ và cho thế giới thấy, chúng ta có thể chấm dứt nạn mua bán trái phép sừng tê giác".
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cảnh sát trưởng phải xin lỗi vì dọa bắn chó nghiệp vụ Một cảnh sát trưởng ở ngoại ô Chicago đã phải xin lỗi tại cuộc họp hội đồng thành phố vì nói rằng sẽ về bắn chắn chết chú chó nghiệp vụ Biko của lực lượng cảnh sát. Harold Kaufman, cảnh sát trưởng Tại thành phố Midlothian, bị ghi lại toàn bộ lời đe dọa khi tâm sự với một sĩ quan kiểm lâm...