Quân khu 7 cảnh báo 2 chiêu trò giả danh quân đội lừa đảo
Chỉ trong 7 tháng, Cục Chính trị Quân khu 7 ghi nhận 64 vụ việc mạo danh, giả danh quân đội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cục Chính trị Quân khu 7 vừa có văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo, Sở TT-TT và các cơ quan báo chí 9 tỉnh, thành phố trên địa bàn đóng quân phối hợp cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mạo danh, giả danh quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đánh giá của Cục Chính trị Quân khu 7, thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong cả nước nói chung và trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng, ngày càng hoạt động tinh vi hơn.
Nhiều cơ quan chức năng, báo chí trung ương và địa phương đã tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, phòng ngừa các phương thức, thủ đoạn lừa đảo. Tuy nhiên, từ tháng 5.2023 đến nay, trên địa bàn Quân khu 7 vẫn phát hiện 64 vụ việc giả danh, mạo danh cán bộ, nhân viên trong quân đội thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, được người dân trình báo cơ quan chức năng.
Cụ thể, có 23 vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 21 vụ ở Lâm Đồng, 6 vụ ở Tây Ninh, 6 vụ ở Bình Thuận, 4 vụ ở Bình Dương, 3 vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu và 1 vụ ở TP.HCM. Tổng số tiền bị chiếm đoạt của 7 vụ việc hơn 1 tỉ đồng, các vụ việc còn lại được người dân cảnh giác, kịp thời phát hiện bất thường nên không bị thiệt hại.
Video đang HOT
Nguyên nhân của những vụ việc này chủ yếu do người dân thiếu cảnh giác, tin tưởng chuyển khoản đặt hàng, giao hàng khi chưa xác thực thông tin. Mặt khác, một phần vì ham lợi nhuận cao, chấp nhận giao dịch với đối tượng lạ, ứng tiền nhập các loại hàng hóa mà cửa hàng của mình không kinh doanh, dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản.
Mạo danh chỉ huy đơn vị lừa đảo người nhà chiến sĩ
Cục Chính trị Quân khu 7 nêu rõ 2 phương thức mà các đối tượng lừa đảo thường thực hiện để người dân nhận diện, cảnh giác.
Thứ nhất, đối tượng thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội (phổ biến nhất là ứng dụng Zalo và Mesenger) sử dụng hình ảnh mang mặc quân phục, hình ảnh phản ánh hoạt động thường ngày của bộ đội hoặc tự xưng là cán bộ đang công tác trong quân đội để tạo dựng niềm tin.
Sau đó, những người này chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, cơ sở nấu ăn, công ty dịch vụ, cửa hàng vật liệu xây dựng, phân bón, cây trồng của nạn nhân để đặt tiệc, đặt mua các loại sản phâm.
Kế tiếp, các đối tượng chuyển khoản trước một số tiền để đặt cọc, tạo niềm tin rồi nhờ nạn nhân ứng tiền trước mua giúp một số loại hàng hóa mà cơ sở kinh doanh của nạn nhân không có. Khi nạn nhân không tìm được nguồn hàng để cung ứng, các đối tượng tung chiêu giới thiệu nguồn hàng với lợi nhuận hấp dẫn để dụ dỗ nạn nhân, rồi yêu cầu chuyển khoản đặt cọc.
Khi nạn nhân tin tưởng, chuyển tiền cọc thì các đối tượng này cắt liên hệ, không giao hàng hoặc giao hàng hóa không đúng, có giá trị thấp hơn so với thỏa thuận để chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn thứ 2 là các đối tượng tìm hiểu hoàn cảnh gia đình có con, em đang tại ngũ. Sau đó, họ mạo danh là chỉ huy đơn vị của cán bộ, chiến sĩ liên hệ với gia đình để thông báo con, em của nạn nhân bị tai nạn hoặc vi phạm kỷ luật, cần chuyển khoản một số tiền gấp để tiến hành điều trị, khắc phục hậu quả, nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tái diễn nạn mạo danh bác sĩ, thương hiệu bệnh viện để lừa đảo
Ngày 20/7, Bệnh viện Quân y 175 (TP Hồ Chí Minh) đã lên tiếng cảnh báo việc bệnh viện lại bị mạo danh để lừa đảo, trục lợi.
Việc này nhằm thông tin đến người dân để tránh bị các cơ sở thẩm mỹ giả, nhái thương hiệu cạnh trạnh không lành mạnh nhằm tạo lòng tin để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ không an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và tài chính của người dân.
Thời gian qua, Bệnh viện Quân y 175 đã liên tục có các cảnh báo về tình trạng nhiều trang cá nhân, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ sử dụng từ khóa liên quan đến bệnh viện như "Viện thẩm mỹ 175", "Bệnh viện 175"... để quảng cáo và thu hút bệnh nhân.
Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi. Một loạt trang fanpage giả mạo ra đời đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa của trang fanpage chính thức của bệnh viện. Thậm chí, một số trang facebook giả mạo còn lợi dụng danh tiếng của bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 để gây nhầm lẫn, trục lợi.
Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện Quân y 175 khẳng định, việc mạo danh, giả mạo, lấy tên tuổi các bác sĩ và thương hiệu Bệnh viện Quân y 175 để trục lợi cá nhân, lừa đảo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, thậm chí cả tính mạng người sử dụng dịch vụ; đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện. Người dân cần hết sức tỉnh táo, thận trọng để không bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, dẫn tới "tiền mất, tật mang".
Hình ảnh một số trang mạo danh lấy tên gọi dễ gây nhầm lẫn và sử dụng trái phép logo, hình ảnh bác sĩ, thương hiệu Bệnh viện Quân y 175.
Bệnh viện Quân y 175 khẳng định, bệnh viện hiện đang sở hữu trang fanpage Bệnh viện Quân y 175 có dấu tích xanh. Đây là fanpage chính chủ, được công nhận và xác minh quyền sở hữu. https://www.facebook.com/BVQY175. Duy nhất một trang thông tin điện tử (website): https://benhvien175.vn và cơ sở khám chữa bệnh duy nhất tại 786 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh, hotline: 19001175.
Bệnh viện Quân y 175 có 2 Khoa Quốc tế và Khoa Bỏng -Vi phẫu tạo hình thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, phẫu thuật theo yêu cầu trong khuôn viên bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh.
Tất cả cơ sở thẩm mỹ ghi Bệnh viện 175, ngoài khuôn viên bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác đều là giả mạo.
Đặc biệt, người dân khi có nhu cầu tư vấn về thẩm mỹ hay cần xác thực thông tin cơ sở thẩm mỹ hay fanpage thẩm mỹ có phải của Bệnh viện Quân y 175 hay không, có thể nhắn tin trực tiếp cho trang fanpage Bệnh viện Quân y 175 (có tick xanh) https://www.facebook.com/BVQY175 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trước đó, vào tháng 12/2022, Bệnh viện Quân y 175 đã đưa ra cảnh báo về việc một số trang fanpage giả mạo trang fanpage của bệnh viện. Thậm chí, có đối tượng còn giả danh quen một số bác sĩ của bệnh viện giới thiệu khách hàng đến các phòng khám để trục lợi bất chính.
'Nữ quái' bịa chuyện có chồng làm to để lừa đảo Ngô Hoàng Lan đã dùng thủ đoạn giả danh có chồng là cán bộ cấp cao trong quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Bị cáo Ngô Hoàng Lan tại phiên tòa xét xử. Ngày 12/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Ngô Hoàng Lan (SN 1977, trú tại xã Tân Lập,...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán

Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"

Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Bán độ và cá độ, 6 cựu cầu thủ nhận mức án tổng cộng 38 năm tù

Bắt giam nhóm cướp giật vé số và "mở tiệc" ma túy

Thanh, thiếu niên 2 xã hỗn chiến khiến 1 người chết, 21 người bị triệu tập

Đào trộm từ mộ 'Chúa bà' đến lăng vua để dò tìm cổ vật

Lóa mắt vì tiền, bà bán vé số, ông xe ôm phạm tội buôn bán trẻ em

Xử lý kẻ quấy rối đường dây nóng Công an Tây Ninh

Bắt một cán bộ Chi cục thi hành án dân sự ở Bình Phước do lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Phá đường dây mua bán người dưới hình thức bóc lột tình dục
Có thể bạn quan tâm

4 loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới
Kiến thức giới tính
20:31:17 10/05/2025
Yamaha ra mắt xe máy tay ga với phong cách thể thao cá tính
Xe máy
20:30:24 10/05/2025
"Reborn Rich" làm mùa 2, sao Squid Game góp mặt, Song Joong Ki từ chối quay lại?
Hậu trường phim
20:28:57 10/05/2025
Nữ ca sĩ nổi tiếng cả nước: U50 chưa lấy chồng, đáp trả thông tin mang thai theo cách không ngờ
Sao việt
20:27:22 10/05/2025
Ba mẫu ô tô cũ gần 20 năm tuổi, giá rẻ nhưng vẫn đẹp dáng
Ôtô
20:02:57 10/05/2025
Tương lai của Bruno được định đoạt
Sao thể thao
19:55:55 10/05/2025
Doãn Hải My ẩn ý "người thứ 3", nghi trục trặc với Văn Hậu, lộ diện mạo sốc?
Netizen
19:50:45 10/05/2025
Cảnh tượng chưa từng thấy sau vụ tai nạn giao thông giữa ngã tư
Tin nổi bật
19:49:15 10/05/2025
Điều quan trọng cần lưu ý trước khi mua máy chơi game Switch 2
Đồ 2-tek
19:48:49 10/05/2025
Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp
Thế giới số
19:40:56 10/05/2025