Quân khu 5 kết luận vụ san ủi mặt bằng khiến nhiều ngôi mộ biến mất
Sáng 18/6, Ban chỉ đạo 192 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5) đã tổ chức hội nghị tiếp xúc với nhân dân để thông báo kết luận của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc đơn vị thi công cải tạo mặt bằng khiến nhiều ngôi mộ biến mất.
Tại hội nghị, Đại tá Phan Văn Hạng, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 5, Phó trưởng Ban chỉ đạo 192 đã thông báo kết luận trên.
Kết luận do Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu 5 và ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nêu rõ: Sau thời gian khảo sát thực địa và đối chiếu với bản đồ hiện trạng do Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cung cấp trước khi san ủi mặt bằng và các tài liệu liên quan xác định: Việc thông tin trên các báo đưa tin mất 400 ngôi mộ vừa qua là chưa có cơ sở (xác định vệt 10 mộ phát lộ ở phía Đông miếu âm linh là mép ngoài nghi có mộ âm linh). Đối với các hộ dân báo mất mộ, khi xác định vị trí mộ tại thực địa, đối chiếu lên bản đồ hiện trạng trước khi san ủi đều nằm trong ụ chắn chống nổ chuyền của kho K55 và sân bê tông trước kho nên không có cơ sở xác định là có mộ. Thống nhất cho trùng tu miếu âm linh và giữ nguyên khu vực nghi khả năng có mộ âm linh trong phạm vi diện tích 2.100 m2.
Đại tá Phan Văn Hạng, phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 5, Phó trưởng Ban chỉ đạo 192 đã thông báo kết luận
Đối với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và các ban ngành liên quan của thành phố tiến hành xác định ranh giới khu vực miếu âm linh và khu vực nghi có mộ âm linh, quy hoạch mới một con đường, lối đi riêng đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến công trình và phù hợp với quy hoạch tại khu vực, để cho nhân dân biết, thuận lợi khi vào thăm viếng tại khu vực miếu mộ.
Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với UBND quận Cẩm Lệ, phường Hòa Phát, các đơn vị liên quan xem xét kiến nghị của người dân liên quan đến mồ mả của người dân tại khu vực. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, thân nhân có mồ mả vào tìm kiếm, xác định vị trí số lượng mồ mả của các họ tộc, tạo sự đồng thuận.
Quang cảnh hội nghị
Giao cho các đơn vị làm việc với doanh nghiệp Tiến Thanh tiến hành xây bờ kè chống sạt lở trước mùa mưa bão năm nay. Trong quá trình san ủi mặt bằng thao trường tại các vị trí khác trong khu đất của Bộ Quốc phòng nếu có nhu cầu vận chuyển đất đi nơi khác thì liên hệ với cơ quan chức năng, làm thủ tục đúng qui định.
UBND quận Cẩm Lệ phối hợp với Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch nghiên cứu lập phương án và có kế hoạch tôn tạo khu vực miếu âm linh.
Liên quan đến mộ của các nghĩa sỹ, liệt sỹ (nếu có), Bộ Tư lệnh quân khu 5 và UBND thành phố giao cho Bộ chỉ huy quân sự thành phố và Sở Lao động – Thương binh Xã hội và các đơn vị liên quan tiến hành cất bốc di dời theo đúng qui định.
Đối với mộ người dân, giao UBND quận Cẩm Lệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tạo điều kiện cho người dân cất bốc và di dời vào nghĩa trang tập trung của thành phố theo đúng quy định.
Video đang HOT
Người dân vẫn khẳng định là có mộ bị múc đi nhưng cũng đã đồng ý với cách giải quyết của Ban chỉ đạo 192
UBND quận Cẩm Lệ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng liên quan đến các vấn đề lịch sử, văn hóa của khu vực nghĩa trũng nói chung và miếu âm linh nói riêng, báo cáo đề xuất thành phố có hướng giải quyết. Đồng thời chỉ đạo UBND phường Hòa Phát phối hợp với các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong việc lên kế hoạch và tổ chức người dân, thân nhân có mồ mả tại khu vực vào thăm viếng, xác định vị trí của các tộc họ trước đây tại khu vực đảm bảo an ninh trật tự.
Sau khi nghe kết luận, đại diện các hộ gia đình cho rằng kết luận không có mộ là không đúng.
Ông Trịnh Văn Thắng (tổ 14D, phường Hòa Phát) cho biết, gia đình anh có 38 ngôi mộ, trước đây đã từng làm đơn xin cất bốc đi chỗ khác nhưng chưa được. Bây giờ những ngôi mộ đó đã bị múc đi. Vì thế đề nghị Quân khu 5 và UBND thành phố xử lý cho hợp lý.
Ông Ngô Đằng cũng cho rằng, bây giờ mồ mả đã bị xúc đi rồi nên việc xác định như thế nào cho có mồ mả là rất khó và cũng đề nghị Quân khu 5 giải quyết hợp lý vấn đề này.
Một số hộ dân cũng đề nghị xây bờ kè cho khu vực trên và đền bù cho số mộ bị mất.
Sau khi nghe ý kiến của các hộ dân, Đại tá Phan Văn Hạng cho biết: “Việc xây bờ kè, chúng tôi với phòng quản lý của Sở Tài nguyên – Môi trường đã đi đo nhưng chưa làm được vì chưa có kết luận. Bây giờ có kết luận rồi sẽ tiến hành làm. Về kinh phí di dời, sẽ đề nghị UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ, phần còn lại công ty Tiến Thanh sẽ phối hợp với UBND phường Hòa Phát và Ban chỉ đạo 192 có kế hoạch hỗ trợ. Đối với việc hộ dân yêu cầu đền bù 38 ngôi mộ đã mất, cái này sẽ thỏa thuận với công ty Tiến Thanh và Ban chỉ đạo 192 sẽ tham gia cùng. Việc cưa cây tại các ngôi mộ UBND TP đã giao cho UBND quận Liên Chiểu thực hiện.
“Việc qua rồi, chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết giải quyết việc này. Và xin hứa với bà con sẽ làm việc cụ thể với từng trường hợp”, Đại tá Phan Văn Hạng nói thêm.
Kết thúc hội nghị, các hộ dân đều đồng ý với cách giải quyết Đại tá Phan Văn Hạng nêu ra.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Liên tiếp rơi sắt thép, đổ cần cẩu: Coi thường quy định an toàn lao động!
"Sự việc vừa qua tại công trường Cát Linh - Hà Đông do vi phạm các quy định về quản lý an toàn trong quá trình thi công công trình như không bố trí người phân luồng giao thông, thi công trong thời điểm không được phép, các che chắn không có hoặc không đảm bảo an toàn...".
Ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí về các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại các công trường thi công ở Hà Nội và các địa phương khác, xảy ra thời gian gần đây.
Thưa ông, trong những ngày qua, tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động ảnh hưởng tới tính mạng người dân. Ngay sáng 12/5 lại có vụ rơi thanh sắt tại công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chiều cùng ngày có vụ đổ cần cẩu. Ý kiến của ông về thực trạng này?
Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giàn giáo hay cần cẩu của các công trình xây dựng sập, đổ gây tai nạn chết người cho cả người lao động cũng như người dân tham gia giao thông hoặc sinh sống lân cận công trình.
Ví dụ, vụ tai nạn ngày 5/5 trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), một chiếc cần cẩu đang thi công cầu Hồng Ngự 2 bất ngờ bị tuột cáp và đè chết 3 mẹ con đang đi trên xe máy. Vụ rơi thanh sắt tại công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông xảy ra hôm 10/5 và sáng hôm nay (12/5), rất may 2 vụ sau không có tai nạn chết người...
Ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó Cục An toàn vệ sinh lao động (Bộ LĐ-TB&XH)
Đứng về góc độ chuyên môn, để ngăn chặn các vụ việc sập cần cẩu, giàn giáo hay bất kỳ thiết bị, phương tiện nào trên công trường xây dựng, các cơ quan chức năng như Bộ Xây dựng, Bộ LĐ-TB&XH đều ban hành nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn xây dựng, an toàn trong thi công công trình, an toàn lao động trong sử dụng thiết bị nâng.
Theo đó, các thiết bị này đều phải được thiết kế, lắp dựng, vận hành theo đúng quy định, được các đơn vị kỹ thuật độc lập đánh giá về mặt an toàn, được những người có chuyên môn, được huấn luyện an toàn vận hành, sử dụng.
Nhà thầu phải có các biện pháp che chắn đối với các hành lang, lối đi lại dưới các thiết bị này đảm bảo an toàn, có quy định việc bố trí thời giam làm việc hạn chế ảnh hưởng đến người dân xung quan.
Đồng thời, công trường phải người cảnh giới an toàn trong khi vận hành.
Sự việc vừa qua tại công trường Cát Linh - Hà Đông đã vi phạm các quy định trong vận hành thiết bị nâng hạ, vi phạm các quy định về quản lý an toàn trong quá trình thi công công trình.
Cụ thể: Không bố trí người phân luồng giao thông, thi công trong thời điểm không được phép, các che chắn tạo hành lang an toàn không có hoặc không đảm bảo an toàn...
Các quy định về an toàn lao động được quy định đầy đủ trong Luật Xây dựng, Bộ Luật Lao động, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ đối với thiết bị nâng QCVN 7:2012/BLĐTBXH).
Không chỉ riêng ở những nơi xảy ra tai nạn như trên, người dân có thể bắt gặp tại nhiều địa điểm trong các thành phố hình ảnh những cần cẩu cao hàng chục mét ngay trên đầu những người đang tham gia giao thông hay cạnh nhà dân. Điều này thực sự có thể gây ra những hiểm họa thưa ông?
Việc các thiết bị, công trình thi công khi có con người, phương tiện xung quanh là điều diễn ra ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, khu vực đô thị với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội thì không thể tránh khỏi.
Các cơ quan đều biết, người dân cũng thấy rõ điều này. Điều tôi muốn nhấn mạnh là các biện pháp, tiêu chuẩn an toàn đã khi được tuân thủ đầy đủ sẽ đảm bảo an toàn cho cả công trình, người lao động và người dân xung quanh.
Công trường đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Nhiều đô thị đang trong tốc độ xây dựng và phát triển sẽ cần tới việc hình thành các công trình xây dựng là điều tất yếu. Như vậy, mấu chốt vấn đề của việc giảm thiểu tai nạn lao động là ở đâu khi các quy định về an toàn lao động có vẻ như đã được ban hành khá đầy đủ, thưa ông?
Các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn đã được quy định rõ và cụ thể. Tôi cho rằng điều quan trọng ở đây là sự chấp hành, thực hiện của các nhà thầu và người vận hành các thiết bị đó.
Đồng thời, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan quản lý và các công chức có trách nhiệm ở địa bàn quản lý.
Tuy vậy, đơn vị thi công cần có trách nhiệm và quy định rõ hơn nữa về tổ chức thi công, đặc biệt là thời điểm thi công các công trình, tránh ảnh hưởng đến nhiều người dân.
Bên cạnh công tác thanh kiểm tra và ý thức tuân thủ an toàn lao động của các bên, phải chăng một phần của sự gia tăng các tai nạn lao động là do các chế tài xử lý chưa mạnh, thưa ông?
Hàng năm, thanh tra an toàn lao động và thanh tra xây dựng đã tiến hành thanh tra hàng chục ngàn vụ, trong đó thanh tra lao động cũng thực hiện gần 10.000 vụ, xử phạt số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng và tịch thu các phương tiện vi phạm theo quy định.
Thậm chí nhiều vụ tai nạn, sự cố gây chết người, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng đã được khởi tố điều tra.
Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng bị xử lý hình sự còn rất ít. Điều này cũng phần nào khiến các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế và tính răn đe đối với các đối tượng là các nhà thầu, người sử dụng lao động, cán bộ quản lý và người lao động còn chưa cao.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo dantri
Hà Nội: Viện sản, viện nhi có nguy cơ thiếu nước trong mùa hè Theo Công ty Nước sạch Hà Nội, mùa hè năm nay nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, khu vực có cốt địa hình cao dễ xảy ra thiếu nước cục bộ, trong đó có cả bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh viện cũng có nguy cơ thiếu...