Quân khu 5 giúp Lào khắc phục hậu quả vỡ đập thủy điện Sa Nảm Noy
Trung tướng Trần Quang Phương yêu cầu y bác sĩ, các cán bộ chiến sĩ bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm tập trung tối đa giúp dân khắc phục hậu quả.
Hôm nay (2/8), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do Trung tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu dẫn đầu đến thăm, tặng quà, động viên đồng bào huyện Sa Nảm Xay, tỉnh Attapư ( Lào) bị sự cố vỡ đập thủy điện Sa Nảm Noy.
Trung tướng Trần Quang Phương tặng quà người dân bản Tha Uôn.
Trung tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác tới thăm hỏi, kiểm tra công tác giúp dân khắc phục hậu quả vỡ đập thủy điện của lực lượng y, bác sĩ Quân khu 5 làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến ở bản Tha Uôn, tỉnh Atapư.
Bệnh viện dã chiến này do các lực lượng Quân khu 5 lập ra sau sự cố vỡ đập Sa Nảm Noy.
Theo Trung tướng Trần Quang Phương, lúc 23h ngày 23/7, ngay khi nhận được thông tin vụ việc, Quân khu 5 đã xin ý kiến Bộ Quốc phòng, phối hợp với các đơn vị tại Lào đưa Đoàn công tác cấp tốc gồm 20 y bác sĩ, điều dưỡng tại các cơ sở y tế trực thuộc Quân khu lên đường. Nhiều ngày qua, đoàn y bác sĩ đã dốc sức triển khai công tác phòng dịch sau lũ, thăm khám với tần suất 300 ca bệnh/ngày cho người dân vùng thiệt hại.
Trung tướng Trần Quang Phương yêu cầu y bác sĩ, các cán bộ chiến sĩ tại các đơn vị bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm tập trung tối đa giúp dân khắc phục hậu quả, thăm khám và điều trị kịp thời cho người dân. Cũng tại đây, Trung tướng Trần Quang Phương trao số tiền 50 triệu đồng giúp người dân bản Tha Uôn.
Trung tướng Trần Quang Phương thăm hỏi bệnh nhân tại Bệnh biện dã chiến.
Trung tướng Trần Quang Phương đề nghị: “Chủ trương của Quân khu tiếp tục cử lực lượng của mình mở rộng bệnh viện dã chiến này để tiếp tục cứu chữa đồng bào. Hiện nay, lo nhất là cái đói và bệnh tật, nhưng cái đói chúng ta có thể giải quyết được. Nhưng bệnh tật sau ngập lũ rất lớn, yêu cầu lượng thuốc men để điều trị cho bà con rất lớn. Đòi hỏi sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả bạn và chúng ta. Tất cả lực lượng của Quân khu mấy ngày hôm nay đã cùng với lực lượng của bạn giúp đồng bào ở đây”.
Tại Ban chỉ huy Quân sự huyện Sanamxay, Trung tá Bunmi Saybannha – Chỉ huy trưởng đơn vị cho biết sự cố vỡ đập thủy điện đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn đối với chính quyền, người dân Lào. Hiện nay, với sự giúp đỡ của các tổ chức, cùng với sự có mặt rất kịp thời của Quân khu 5, Chính quyền và người dân đang dồn sức khắc phục hậu quả sự cố.
Thay mặt Quân khu 5, Trung tướng Trần Quang Phương cũng đã trao hỗ trợ bước đầu 5 gia đình người dân bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ vỡ đập. Đồng thời gửi lời hỏi thăm, chia sẻ những mất mát. Với tình cảm đặc biệt giữa quân dân hai nước, Quân khu 5 sẵn sàng hỗ trợ người dân, chính quyền khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống./.
Theo Hoài Nam/VOV-Miền Trung
Sau thảm hoạ vỡ đập ở Lào, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi nói gì về an toàn hồ đập ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi thừa nhận vấn đề đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đang là thách thức lớn, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ có đập là đập đất và hiện giao cho các địa phương ở các thôn, bản quản lý.
Chiều 25/7, thông tin về việc vỡ đập thủy điện ở Lào có ảnh hưởng thế nào đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin đập thủy điện ở Lào bị vỡ, đơn vị này lập tức giao các cơ quan khoa học phối hợp với các cơ quan liên quan tính toán và dự báo cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi.
Theo tính toán ban đầu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ngày 27/7, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) tăng lên so với bình thường từ 3-5cm. Như vậy, việc vỡ đập ở Lào sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với vụ hè thu năm nay.
"Tất nhiên có thể nói đây là tính toán nhanh ban đầu và chúng tôi cũng đang tiếp tục giao các cơ quan khoa học phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt với nước bạn Lào để có những thông tin chính xác hơn về vấn đề này" - ông Tỉnh thông tin.
Ông Tỉnh cũng cho hay, đối với các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, An Giang, đơn vị đã giao các cơ quan khoa học nghiên cứu cụ thể.
"Chúng tôi đã giao cụ thể cho các cơ quan nghiên cứu vùng nào có đê bao an toàn, vùng nào không có đê bao để khuyến cáo cho các địa phương. Đặc biệt, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.. để khi mưa lũ, vụ Thu Đông an toàn tuyệt đối", ông Tỉnh khẳng định.
Tuy nhiên, ông Tỉnh cũng cho biết, những đợt mưa lũ gần đây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an toàn hồ chứa, đặc biệt là ở vùng miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ.
Hiện nay, các hồ chứa nhỏ ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã đầy nước. Nhiều hồ chứa nhỏ được xây dựng cách đây từ 30-40 năm, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, lại được giao cho các thôn, bản quản lý.
Ông Tỉnh cũng thừa nhận vấn đề đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đang là một thách thức lớn.
"Chúng tôi lo nhất là các hồ chứa nhỏ có đập là đập đất và hiện giao cho các địa phương ở các thôn, bản quản lý" - ông Tỉnh nói.
Ông Tỉnh cho biết thêm, trong mấy ngày tới, lượng mưa ở các tỉnh miền núi có thể đạt 100 - 200mm, về cơ bản các hồ chứa vẫn đáp ứng được.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi lý giải ngoài mức độ an toàn cũng như khả năng chống chọi của đập thì Tổng cục Thủy lợi cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, nhất là hồ chứa ở vùng sâu vùng xa.
Video: Thảm hoạ vỡ đập ở Lào ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
TÙNG LÂM
Theo VTC
Nhịn đói 3 ngày ở vùng lũ, người dân Lào giờ sống ra sao? Người dân khu vực gần đập thủy điện Xepian-Xe Namnoy ở Lào phải nhịn đói 3 ngày qua và ăn mì tôm cầm cự chờ hết lũ để về nhà. Sau 3 ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Namnoy ở Lào, chiều tối 26/7, các xe cứu hộ của nhiều quốc gia có mặt tại rốn lũ Sanxay để...