Quần jeans bó sát đã lỗi thời trong năm 2021?
Nhiều nhà mốt quốc tế lăng xê xu hướng mặc quần jeans ống rộng vào năm nay, trong đó có thương hiệu Victoria Beckham.
Quần skinny jeans bắt đầu được yêu thích rộng rãi sau khi xuất hiện trong bộ sưu tập Thu – Đông 2005 của thương hiệu Dior, khi nhà thiết kế Hedi Slimane trở thành giám đốc sáng tạo.
Đến lúc ông chuyển sang làm việc tại nhà mốt Saint Laurent Paris, xu hướng nam giới mặc quần jeans bó sát ngày càng “bùng nổ” trong cộng đồng yêu thời trang, kéo theo nhiều tranh cãi từ giới chuyên môn và giúp thương hiệu Pháp tăng trưởng doanh thu một cách mạnh mẽ.
Quần jeans bó sát được lăng xê trên sàn diễn Thu – Đông 2013 của Saint Laurent. Ảnh: Vogue.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, các nhà mốt bắt đầu loại bỏ quần skinny jeans ra khỏi bộ sưu tập thời trang. Thậm chí, diễn viên Luka Sabbat từng chia sẻ với Esquire rằng quần jeans bó sát đã hết thời.
Trong bài viết của Grazia, hình ảnh Victoria Beckham xuất hiện trên đường phố cũng gây chú ý khi diện áo sơ mi xếp nếp cùng blazer và phối với quần jeans ống loe. Grazia nhận định nhà thiết kế thường mặc kiểu quần này nhằm truyền tải thông điệp về câu chuyện skinny jeans đã lỗi thời, ngừng mặc món đồ bó sát cơ thể để trông trẻ trung, thời trang hơn.
Victoria Beckham chuộng quần jeans với phom dáng rộng rãi. Ảnh: Grazia.
Hình ảnh chiếc quần jeans ống ôm đã được thay thế bằng kiểu quần có phom dáng rộng rãi xuất hiện với tần suất dày đặc trên sàn diễn thời trang của loạt nhà mốt tên tuổi từ Chloé, Balenciaga đến Paco Rabanne…
Tờ Vogue còn đăng tải bài viết nhận định quần denim có phần ống quần thoải mái, rộng rãi trở thành xu hướng mùa Xuân – Hè 2021, đặc biệt là sự kết hợp với kỹ thuật may đo cao cấp trên những món đồ mặc hàng ngày.
Không chỉ thế, thiết kế này còn kéo dài đến mùa Thu – Đông 2021 khi các biên tập viên thời trang nhìn thấy sự góp mặt trong nhiều bộ sưu tập, phải kể đến mẫu quần ống suông trắng của The Row.
Video đang HOT
Thậm chí, trên các trang mạng xã hội, giới trẻ đang thể hiện việc tẩy chay quần jeans bó sát bằng cách cắt bỏ, vứt vào sọt rác.
Emma McClendon – tác giả cuốn Denim: Fashions Frontier – chia sẻ: “Quần jeans skinny của Slimane được mặc bởi những người mẫu nam và nữ hình thể gầy gò. Điều này đã thay đổi cách tiếp thị kiểu dáng quần jeans bằng sự gợi cảm hơn”.
Tuy nhiên, gen Z lại thích những thứ thoải mái, rộng rãi hơn. Họ ghét skinny jeans vì sự chật chội, gò bó cơ thể. Ngoài ra, các thiết kế này chỉ tôn vinh cơ thể gầy gò, đi ngược lại sự đa dạng về hình thể của một bộ phận giới trẻ.
Quần jeans ống rộng được lăng xê nhiều trong bộ sưu tập của Chloé và The Row. Ảnh: Vogue.
Việc tẩy chay quần skinny jeans còn đến từ những nguy hại về sức khỏe cho người mặc. Loại trang phục này nén các dây thần kinh ở vùng xương chậu và chân, làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Điều này có thể dẫn đến tổn thương cơ bắp, sưng và tê.
Theo Tạp chí Giải phẫu thần kinh và tâm thần học Mỹ, mặc quần quá chật, chất liệu vải dày cứng sẽ tiếp xúc và chà sát lên làn da khi vận động. Quần áo bó sát cũng dễ làm cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn sinh sôi gây nên các bệnh về da như viêm nang lông, thậm chí viêm nhiễm có thể trở nặng thành các đốm mụn đỏ trên cơ thể.
Người mặc cũng nên tránh ngồi xổm khi mặc skinny jeans vì có thể gây áp lực lên các dây thần kinh dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng hơn cho sức khỏe.
Skinny jeans có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người mặc. Ảnh: Grazia.
Vì sao túi Dior, Louis Vuitton còn có thể đắt hơn?
Các thương hiệu xa xỉ như Dior, Hermès hay Louis Vuitton có thể định giá sản phẩm của họ đắt hơn nhiều lần hiện nay.
Từ trước đến nay, rất nhiều thương hiệu xa xỉ dường như đã mắc phải sai lầm. Họ giới hạn giá trị dựa trên mặt bằng chung và quên đi những yếu tố quan trọng như câu chuyện phía sau sản phẩm.
Giá thấp không phải lúc nào cũng hấp dẫn
"Nhiều thương hiệu xa xỉ đang đánh giá thấp tiềm năng định giá của họ. Những sản phẩm hiếm, khác biệt sẽ khó định giá hơn. Chúng tôi không thể ước tính có bao nhiêu thương hiệu đang định giá sai. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy đa số đều mắc sai lầm về giá đáng kể", Daniel Langer của SCMP viết.
Langer cho biết gần đây, anh có cuộc trao đổi với giám đốc điều hành của một thương hiệu thời trang cao cấp. Người này thừa nhận hối tiếc khi đặt giá quá thấp cho các sản phẩm của mình.
"Chúng tôi nghĩ giá vậy là đủ đắt rồi", vị giám đốc này chia sẻ.
Một số thương hiệu hối tiếc vì để giá quá rẻ. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, khách hàng của họ không nghĩ vậy. Với mức giá thương hiệu kia đưa ra, khách hàng nghĩ thương hiệu này "quá rẻ" so với những gì họ nhận được. Nếu có cơ hội làm lại, vị giám đốc khẳng định mình sẽ tăng giá gấp đôi.
Theo Langer, câu tuyên bố đó không xuất phát từ sự tuyệt vọng hay lòng tham của vị giám đốc. Cây viết này nhận định việc định giá thấp đã cản trở sự thành công của thương hiệu. Nó khiến thương hiệu thiếu hụt chi phí hoạt động, đầu tư cần thiết để tăng giá trị của họ.
"Khi giám đốc thương hiệu xa xỉ nói muốn tăng giá gấp đôi sau những gì anh ta trả qua, các thương hiệu khác nên lắng nghe. Khả năng cao họ cũng định giá sai", Langer viết.
Hậu quả của việc định giá thấp thương hiệu là rất lớn. Theo Langer, giá cả đại diện cho giá trị thương hiệu. Người tiêu dùng có thể cảm thấy mức giá không phù hợp với giá trị. Từ đó, mức độ ưa chuộng của thương hiệu bị giảm.
"Dù các thương hiệu vẫn bán được hàng, họ đã có thể kiếm lời nhiều hơn nếu định giá phù hợp", Langer chia sẻ.
Định giá thương hiệu thế nào?
Theo SCMP , định giá thương hiệu dựa trên giá thành sản phẩm cộng với biên lợi nhuận. Các thương hiệu thường quên mất giá trị được tạo ra nhờ câu chuyện của họ. Câu chuyện này sẽ thúc đẩy giá trị sang trọng gia tăng (ALV).
"Giá trị dựa trên câu chuyện này rất quan trọng với những thương hiệu cao cấp. Khi muốn tạo ra giá trị cao nhất cho mình, thương hiệu cần làm điều đó thông qua câu chuyện của họ và những trải nghiệm đặc biệt", Langer nhấn mạnh.
Giá trị sang trọng là điều cần hướng đến với các thương hiệu xa xỉ. Ảnh: Bloomberg.
Cây viết của SCMP nhận xét nhiều thương hiệu thực sự không để ý đến vấn đề này. Giá cả của một số thương hiệu đắt nhất thậm chí vẫn còn... quá rẻ. Nếu nhân con số này lên trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, bạn có thể tưởng tượng ra khối lợi nhuận họ đã bỏ lỡ.
Langer nói thêm: "Sai lầm về giá cả và việc thiếu trải nghiệm xa xỉ là lý do hàng đầu khiến thương hiệu hoạt động kém hiệu quả. Tôi đã nhận ra điều này khi quan sát ngành công nghiệp xa xỉ".
Thực chất, việc tìm đúng giá trị này không đơn giản. Nếu định giá một sản phẩm hàng ngày, công việc sẽ tương đối dễ dàng. Ví dụ bánh mỳ, nước, áo phông giá rẻ... đều có giá tham khảo sẵn. Có những mức giá tham chiếu trong đầu óc của khách hàng để giới hạn số tiền họ bỏ ra cho chúng.
Với sản phẩm xa xỉ thì sao?
Giá trị của một sản phẩm sang trọng không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm khác. Ví dụ, chiếc túi Louis Vuitton phiên bản giới hạn có giá tới 20.000 USD. Chiếc túi nhập khẩu cùng chức năng của thương hiệu khác chỉ có giá khoảng 100 USD.
Việc định giá các sản phẩm xa xỉ không thể bị ảnh hưởng bởi một món đồ cùng chức năng. Ảnh: @kyliejenner.
Tương tự, bản phối giữa Nike Air Jordan và Dior đem đến đôi giày thể thao có giá 2.000 USD. Một đôi Nike Air Jordan thường chỉ có giá 180 USD. Hiện tại, giá của phiên bản đặc biệt kia còn bị đẩy tới 20.000 USD trên Stoxx hay Sothebys .
Với hai ví dụ đơn giản trên, Langer kết luận hàng hóa xa xỉ có thể được thổi phồng giá rất cao dựa trên câu chuyện phía sau. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu xa xỉ lại bỏ qua điều này. Họ xây dựng thương hiệu kiểu đại chúng, bắt chước cách định giá và khuyến mại của nhãn hàng khác.
Gen Z khai tử quần jeans bó sát? Những chiếc quần jeans skinny từng được lòng thế hệ Y nay lại bị Gen Z xếp xó, chế nhạo là món đồ lỗi thời, nên vứt đi. "Quần jeans ống bó đã hết thời", diễn viên người Mỹ Luka Sabbat nói với Esquire trong một bài phỏng vấn đầu tháng 2 năm nay. Sabbat (sinh năm 1997) phát biểu với tư cách...