Quần jean cũ “tái sinh” thành túi xách độc đáo
Niềm đam mê với thời trang và bảo vệ môi trường là động lực để cô gái 9X Nguyễn Thị Hải Yến tạo ra những sản phẩm hàng ngày độc đáo tái chế từ quần jean cũ tưởng như phải bỏ đi.
Hải Yến may túi handmade từ vải thông thường, nhưng khi thấy các sản phẩm không có sự đặc sắc và thỏa mãn sự sáng tạo, Yến đã tìm đến chất liệu thân thiện với môi trường hơn.
Nhận thấy chất liệu Jean rất đa năng nhưng lại có vòng đời ngắn, Hải Yến đã sử dụng vải jean bỏ đi để tạo thành các sản phẩm Balo, túi xách, dép, khuyên tai… với thương hiệu Mèo Tôm Handmade.
Để có được nguồn nguyên liệu, Yến đã nhờ tới sự hỗ trợ của người thân, bạn bè mang tặng và bản thân cô cũng phải mò mẫm ở những khu chợ hàng thùng.
Đồ Jean sau khi được lấy về sẽ được mang giặt sạch sẽ. Sau đó, Hải Yến sẽ lên ý tưởng cho sản phẩm và bắt đầu cắt chọn những miếng vải tốt. Sau đó mới là khâu thiết kế và hoàn thành sản phẩm.
Yến cho biết, vải Jean rất đẹp tuy nhiên lại có quá nhiều vết may và khớp nối, vì thế người thiết kế sẽ phải lựa chọn và cắt ghép sao cho thật khéo léo, mang tính thẩm mỹ cao.
Khi mới đầu làm thì thường mất thời gian khá lâu, nhưng khi đã làm quen thì chỉ mất tầm 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ là Hải Yến đã hoàn thành xong sản phẩm.
Video đang HOT
Ngoài ra, vải Jean cũ sẽ không tránh khỏi các vết ố, mốc… để xử lý những khuyết điểm trên, Yến cùng nhóm của mình phải tự thêu hoặc vẽ thêm các hoạt tiết để che bớt và tăng thêm tính thẩm mỹ.
Ngoài niềm đam mê với các sản phẩm tái chế từ đồ Jean, Nguyễn Thị Hải Yến cũng thường xuyên tổ chức những workshop hướng dẫn những bạn trẻ tái chế đồ Jean thành sản phẩm mình thích. Qua đó tuyên truyền lối sống xanh và thân thiện với môi trường
“Việc chọn cho mình một nguyên liệu độc đáo như jean sẽ rất lâu mới lỗi thời. Phong cách tối giản này càng thu hút được các bạn trẻ năng động. Hơn nữa mình làm việc này với mong muôn giảm thiểu được lượng rác thải khổng lồ từ thời trang mỗi năm thải ra ngoài môi trường” – Hải Yến chia sẻ.
Một sản phẩm balo được tái chế từ vải Jean cũ độc đáo, bắt mắt phù hợp với các bạn trẻ cá tính, năng động.
Những bạn thích phong cách nhẹ nhàng nhưng khác biệt cũng có những lựa chọn mẫu mã sáng tạo. Ít người nghĩ đây là những sản phẩm được tái chế từ những vải jean cũ bỏ đi.
Không chỉ vậy, chất liệu này cũng có thể được tái sinh trở lại thành các vật dụng hàng ngày như giày dép.
Đến nay, những sản phẩm của Mèo Tôm Handmade được cô gái 9x sáng tạo ra khá phong phú với mức giá dao động từ 100.000 đến 700.000 với đối tượng khách hàng chủ yếu là nhung bạn trẻ yêu đồ handmade và lối sống xanh.
“Với việc tái chế đồ Jean, chúng mình không chỉ đang làm công việc sáng tạo mà còn giúp chúng một lần nữa được sống lại và khoác lên mình sứ mệnh mới ý nghĩa hơn” – Hải Yến chia sẻ.
1001 thắc mắc: Đinh sắt trên quần jean có tác dụng gì?
Chiếc quần jean ra đời cách đây hàng trăm năm và vẫn là món trang phục được ưa chuộng trên thế giới. Mỗi chiếc quần bò đều có một vài chiếc đinh sắt kỳ lạ. Mục đích của chúng là gì vậy?
Quần jean - sản phẩm bảo hộ lao động?
Ra đời từ những mỏ vàng tại California vào 1848, nghe thật kỳ lạ phải không nào? Đúng vậy, những người công nhân đào vàng cần một chiếc quần có chất liệu thật bền, thật khó rách để phù hợp với công việc của họ.
Năm 1853, một người đàn ông tên Strauss cũng bỏ nhà theo những người đào vàng đến San Fransisco. Tuy nhiên, ông không đi đào vàng mà chỉ có ý định bán và sửa quần áo cho họ. Strauss đã tạo nên những chiếc quần jeans đầu tiên bằng những tấm vải dựng lều trại và nhuộm xanh chúng. Những chiếc quần jeans xanh huyền thoại ra đời từ đó.
Năm 1930, khi Hollywood làm phim về các cao bồi miền Tây nước Mỹ, chiếc "quần công nhân" này trở thành trang phục được nhiều người yêu thích.
Năm 1950, từ một trang phục của giới lao động bình dân, denim chất vải dùng để may quần jean trở nên phổ biến trong giới trẻ. Thậm chí, giới trẻ coi quần jeans là biểu tượng của sự sành điệu và phong cách.
Năm 1960 - 1970, Jean gây sốt với phong trào hippies, các chàng trai và cô gái sẽ bị coi như không sành điệu khi không có cho mình một món đồ jean. Trang phục của họ luôn rất lạ nhưng lại có nét phóng khoáng, tự do vùng vẫy. Họ mang đến một luồng văn hóa hoàn toàn mới mẻ, khác biệt.
Năm 1980, chiếc quần jean co giãn (jean stretch) đầu tiên được thiết kế, mở ra một trang mới cho lịch sử jean.
Từ năm 1990, ngoài màu xanh truyền thống, quần jean còn được nhuộm những màu khác mới lạ: hồng, đen, xám, trắng... kết hợp với nhiều kiểu khác là jeans mốc, jeans mài, rách gối, loang lổ .Giai đoạn này, chiếc quần jean biến hóa kỳ diệu để trở thành món đồ không thể không có trong tủ quần áo của tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Vì sao quần jean có thêm những chiếc đinh tán?
Bạn có từng thắc mắc tại sao trên quần jean lại có mấy cái khuy bấm thừa thãi không? Sự tích của những cái nút này bắt nguồn từ những năm 1870, khi quần jean còn là sản phẩm bảo hộ lao động dành cho công nhân.
Một người thợ may người Do Thái tên Jacob Davis đã nhận ra mình đang phải sửa rất nhiều quần jeans của công nhân, mà tất cả đều chung một triệu chứng: rách toạc từ phần túi quần. Quá mệt mỏi, Davis đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết triệt để vấn đề này: gia cố lại túi quần bằng đinh tán.
Những chiếc nút tồn tại nhằm mục đích giúp chiếc quần jeans của bạn chắc chắn hơn. Và Jacob Davis cũng được xem là người đã khai sinh ra những chiếc quần bò chắc chắn hiện nay chúng ta đang sử dụng.
Có một chi tiết khá thú vị là vào thời điểm nghĩ ra ý tưởng, Davis đã sớm biết đây là một phát minh mang tính đột phá, nhưng không đủ khả năng biến nó thành hiện thực.
Cuối cùng, Davis đã nhờ cậy đến Levi Strauss - người khai sinh ra hãng quần bò huyền thoại Levi's - giúp một tay, cho ra đời những chiếc quần bò được gia cố bằng đinh tán.
Và ngày 20/5/1873 được coi là ngày sinh nhật của quần jean xanh, đó cũng là ngày Jacob Davis và Levi Strauss & Co. nhận được bằng sáng chế cho thiết kế này.
20.000 tấn chàm được sản xuất hàng năm chỉ để nhuộm quần jeans.
2 tỷ chiếc quần jeans được sản xuất mỗi năm.
1 chiếc quần jeans chỉ mất 15 phút để sản xuất.
60 tỷ đô la Mỹ là tổng giá trị ngành công nghiệp sản xuất quần jeans đặt ra vào năm 2023.
Vải làm ra quần jeans có tên gọi denim, nó xuất phát từ tên của một loại vải cứng gọi là serge, được sản xuất tại Nmes, Pháp.
Trên thế giới, Mỹ là thị trường tiêu thụ denim nhiều nhất, chiếm 39%. Về nhì là châu Âu 20%, thứ ba là Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 10%. Phần còn lại chiếm 21%.
Nhật Bản là nơi duy nhất còn dệt và nhuộm denim thủ công, do đó mức giá lẫn chất lượng thuộc hàng cao nhất thế giới.
Chiếc quần jeans đắt nhất thế giới thuộc về thương hiệu Secret Circus có giá 1,3 triệu đô la với kim cương trang trí quanh túi.
Quần jean pha sợi cà phê 3 trong 1 - đột phá mới trong làng thời trang Việt Quần jean đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta và là người bạn đồng hành không thể thiếu trong tủ đồ của mỗi người. Mặc dù là sản phẩm có mẫu mã đa dạng bậc nhất thế giới nhưng chất liệu làm quần jean hầu như không đổi gần trăm năm qua. Quần jean vẫn được làm chủ yếu từ sợi bông,...