Quân ít tướng đông – bài toán khó của quân đội Thái Lan
Với quân số thường trực khoảng 306.000 binh sĩ, quân đội Hoàng gia Thái Lan có gần 1.000 tướng lĩnh và chỉ một phần rất nhỏ các vị tướng nắm quyền chỉ huy thực tế.
Cứ đến tháng 9 hàng năm, phần lớn tướng lĩnh, nguyên soái không quân và đô đốc đã được phê chuẩn ở vị trí mới. Năm 2019, chỉ có 789 tướng được bổ nhiệm, con số này khá khiêm tốn so với 980 tướng của năm 2014 và 944 của năm 2017, theo Công báo chính phủ Hoàng gia Thái Lan, trong đó có luật mới được ban hành về việc bổ nhiệm tướng lĩnh trong quân đội, Nikkei Asia Review cho biết.
Số lượng tướng lĩnh của Thái Lan lớn gấp đôi so với 400 nhà quản lý mà Tesco, nhà bán lẻ lớn thứ 3 thế giới, sử dụng để quản lý các cửa hàng có quy mô hơn 1.000 m2 và 450.000 nhân viên của họ trên khắp thế giới.
Trong một báo cáo vào năm 2015 của Paul Chambers, thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Frankfurt (trụ sở tại Đức), cho biết quân đội Hoàng gia Thái Lan có 306.000 binh sĩ thường trực, 245.000 dự bị động viên, chiếm khoảng 0,8% dân số.
Báo cáo cho biết mỗi tướng quân đội Thái Lan sẽ quản lý khoảng 660 binh sĩ và sĩ quan cấp dưới. Bên cạnh đó, tướng lĩnh của Thái Lan thường nghỉ hưu rất muộn. Trong khi đó, quốc hội Mỹ giới hạn mỗi tướng sẽ quản lý 1.600 binh sĩ và sĩ quan cấp dưới.
Quân đội Hoàng gia Anh chỉ còn lại khoảng 6 tướng 4 sao trong quân đội do cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Tướng “ngồi chơi, xơi nước”
Một nhà quan sát nước ngoài ước tính chỉ có khoảng 150-200 tướng 4 sao đảm nhận các vị trí chỉ huy thực tế. “Rất nhiều vị trí của tướng 4 sao trong quân đội Thái Lan có thể được đảm nhận bởi cấp bậc đại tá hoặc thấp hơn ở quân đội một số nước khác”, nguồn tin nói với Nikkei Asia Review.
Thái Lan được xem là một trong những quốc gia có nhiều tướng nhất thế giới. Ảnh: AFP.
Việc phân bổ cấp bậc chỉ huy không phù hợp đã dẫn đến các vấn đề về giao thức ngoại giao vào cuối những năm 1980 và đầu 1990, khi căng thẳng gia tăng giữa quân đội Thái Lan và Myanmar dọc theo biên giới hai nước.
Quân đội Myanmar được xây dựng theo mô hình quân đội Hoàng gia Anh nên có cơ cấu tổ chức hợp lý. Các sĩ quan được cử đến cuộc họp với tướng lĩnh Thái Lan đôi khi chỉ là chuyên gia hoặc cấp bậc đại tá.
Mức lương dựa trên cấp bậc của quân đội Hoàng gia Thái Lan không cao, chỉ khoảng 60.000 baht (khoảng 2.000 USD) mỗi tháng cho vị tướng 2 sao. Các tướng lĩnh cấp cao đảm nhận vị trí chỉ huy có thu nhập cao hơn, họ nhận được phụ cấp chức vụ và được sắp xếp thăng cấp.
Các tướng lĩnh không đảm nhận vị trí chỉ huy thực tế, hoặc không thường xuyên có thể dẫn đến thu nhập rất thấp. Rất nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội Thái Lan thiếu việc làm và thường trở thành “chuyên gia” hoặc “cố vấn”.
Một vấn đề khiến số tướng lĩnh của Thái Lan rất nhiều là vì họ không thuộc đối tượng áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi 60. Họ có toàn thời gian để tìm kiếm công việc thứ 2 trong khi đang phục vụ quân đội.
Video đang HOT
Rất nhiều tướng lĩnh “ngồi mát ăn bát vàng” ở 50 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm hãng hàng không quốc gia Thai Airways International. Quân đội kiểm soát nhiều đất đai hơn bất kỳ tổ chức nào khác trong chính phủ và sở hữu nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đài truyền hình, đài phát thanh với lý do an ninh quốc gia.
Những người lính cày ruộng
Theo hiến pháp, lực lượng vũ trang được xây dựng để bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế và toàn vẹn chủ quyền quốc gia, tương tự quân đội nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan theo truyền thống đã được giao vai trò bổ sung, quy định trong Điều 52 của hiến pháp, rằng “lực lượng vũ trang sẽ được triển khai cho mục đích phát triển đất nước”.
Chỉ khoảng 25% tướng lĩnh Thái Lan đảm nhận vị trí chỉ huy thực tế. Ảnh: Manit Sriwanichpoom/Nikkei Asia Review.
Các bộ phận phát triển trong quân đội tiếp tục đảm nhận vai trò mà ở nhiều nước đã chuyển giao cho chính quyền địa phương từ rất lâu, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng công trình công cộng và cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, thậm chí là trường học.
“Người Thái có những người lính dành hết thời gian quân ngũ để canh tác. Điều đó mang lại cho họ dấu chân trên khắp đất nước”, một nhà quan sát quân sự nói với Nikkei Asia Review.
Saiyud Kerdphol, 98 tuổi, vị tướng lâu đời nhất ở Thái Lan, nghỉ hưu vào năm 1983 với tư cách là chỉ huy tối cao, cho rằng số tướng lĩnh trong quân đội chủ yếu dựa vào số lượng binh sĩ và sĩ quan dưới quyền.
“Họ là những con trai của tôi, nhưng tôi không cảm thấy vui. Nếu chúng ta có thể giúp quân đội tránh xa chính trị, đó là việc đầu tiên cần làm. Bên cạnh đó, mọi người đều là tướng là điều không thể chấp nhận được, các tướng lĩnh không có vị trí và công việc phải làm”, ông Kerdphol nói.
Theo news.zing.vn
Sức mạnh đáng gờm của quân đội quốc gia Đông Nam Á cực thân với Mỹ
Trong khu vực Đông Nam Á, Quân đội Thái Lan có mối quan hệ quân sự mật thiết nhất với nước Mỹ. Trong biên chế Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan có đa dạng các vũ khí, khí tài hiện đại, ấn tượng cả về số lượng lẫn số lượng.
Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan là tên gọi chính thức của Quân đội Hoàng gia Thái Lan là một trong những lực lượng quân sự lâu đời nhất và cũng là lực lượng hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay, có mối quan hệ mật thiết với nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki
Quân đội Thái Lan được thành lập vào năm 1852 với ngày truyền thống 18/1 hàng năm. Theo hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, việc phục vụ trong quân đội là nghĩa vụ đối với mọi công dân nam từ độ tuổi 21, những ai chưa trải qua một khóa đào tạo phải tham gia phục vụ trong quân đội. Những người tình nguyện phải tham gia từ 6 đến 18 tháng phục vụ trong quân đội tùy thuộc vào trình độ giáo dục của họ, trong khi đó những đối tượng như vậy nếu bị gọi một cách ngẫu nhiên sẽ phải phục vụ 24 tháng trong quân đội. Nguồn ảnh: Wiki
Tại khu vực Đông Nam Á thì Quân đội Thái Lan có mối quan hệ quân sự mật thiết nhất với nước Mỹ. Đáng lưu ý, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Thái Lan từng đưa một số đơn vị sang tham chiến bên cạnh đồng minh Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki
Quân đội Thái Lan hiện có ba quân chủng chính gồm: Lục quân Hoàng gia; Hải quân Hoàng gia và Không quân Hoàng gia. Trong đó, Quân chủng Lục quân là thành tố lớn nhất và lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang hoàng gia với 142 năm tuổi - thành lập ngày 8/5/1874. Quân số hiện nay ước tính 190.000 binh sĩ thường trực, được tổ chức thành 4 quân đoàn chủ lực với chừng 15 sư đoàn bộ binh, kỵ binh...Nguồn ảnh: Wiki
Binh chủng tăng - thiết giáp của Quân đội Thái Lan được biên chế khoảng 700 xe tăng, tuy nhiên chiếm đa số là tăng hệ cũ như M41 Bulldog, M48/60 Patton. Từ năm 2010 đến nay Quân đội Thái Lan nỗ lực hiện đại hóa với việc mua mấy chục chiếc tăng mới T-84 Oplot-T và VT-4. Nguồn ảnh: Wiki
Số lượng xe thiết giáp thì lớn gấp 2-3 lần với khoảng 2.400 chiếc gồm các dòng xe bọc thép xuất xứ từ Mỹ, Ukraine và Trung Quốc. Trong đó, loại hiện đại nhất là BTR-3E1 được mua từ Ukraine với số lượng khoảng 223 chiếc. Loại này hứa hẹn sẽ là "xương sống" lực lượng thiết giáp Thái Lan khi mà Bangkok đã mua giấy phép sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: Wiki
Lực lượng pháo binh hoàng gia ở mức trung bình trong khu vực với khoảng 600 khẩu, dù cho có nhiều loại pháo hiện đại, tầm bắn xa nhưng số lượng rất ít ỏi. Nguồn ảnh: Wiki
Đáng chú ý, Lục quân Thái Lan cũng được tổ chức riêng lực lượng không quân với quy mô một sư đoàn biên chế hầu hết là các máy bay trực thăng tấn công - vận tải, số lượng ước tính 200 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki
Trang bị súng ống tiêu chuẩn dành cho 190.000 binh sĩ Lục quân Thái Lan là khẩu M16 của Mỹ. Ngoài ra, các đơn vị tinh nhuệ được trang bị thêm khẩu IMI TAR-21 hiện đại của Israel. Nguồn ảnh: Wiki
Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng là lực lượng lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam Á với tuổi đời 132 năm (được thành lập ngày 8/4/1887). Quân số thường trực của hải quân hoàng gia lên tới 71.000 người gồm 18.000 lính thủy đánh bộ. Và được trang bị lực lượng tàu chiến rất mạnh lên tới 130 chiếc gồm nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, tàu tấn công nhanh, tàu đổ bộ lớn...Nguồn ảnh: Wiki
Đáng chú ý, Hải quân Hoàng gia Thái Lan hiện là lực lượng duy nhất ở khu vực Đông Nam Á được trang bị tàu sân bay. Đó là chiếc HTMS Charki Naruebet - tàu sân bay nhỏ nhất thế giới có lượng giãn nước chỉ hơn 10.000 tấn. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế không tốt mà kể từ khi đưa vào hoạt động năm 1997 tới nay, hoạt động của HTMS Charki Naruebet là không ổn định. Nguồn ảnh: Wiki
Có lượng giãn nước lớn thứ 2 trong số các tàu chiến Thái Lan là tàu đổ bộ đa năng HTMS Angthong (7.600 tấn) nhập khẩu từ Singapore. Con tàu này cũng là sự hỗ trợ lớn cho lực lượng lính thủy đánh bộ Thái Lan vốn có quân số đông đảo - đến 18.000 người. Nguồn ảnh: Wiki
Thủy quân Lục chiến Thái Lan hiện được tổ chức một Bộ tư lệnh cấp sư đoàn, 3 trung đoàn lính thủy với 9 tiểu đoàn; một trung đoàn pháo binh với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất và một tiểu pháo phòng không; một tiểu đoàn đột kích và một tiểu đoàn trinh sát. Trang bị có khoảng 100 xe bọc thép lội nước, gần 100 khẩu pháo...Nguồn ảnh: Wiki
Không quân Hoàng gia Thái Lan cũng là lực lượng lâu đời nhất Đông Nam Á, được thành lập ngày 2/11/1913 (102 năm) với quân số hiện tại là 45.000 người, trang bị 288 máy bay, được tổ chức thành 11 không đoàn và 3 liên đội bay thuộc trường sĩ quan không quân. Nguồn ảnh: Wiki
Trang bị máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Thái Lan gồm 87 máy bay các loại, nòng cốt là 30 tiêm kích F-5E và 53 tiêm kích đa năng F-16. Loại tiêm kích hiện đại nhất là JAS-39 Gripen chỉ có 8 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki
Không quân vận tải Thái Lan ở mức trung bình với tầm 50 chiếc, nòng cốt là 12 máy bay vận tải C-130H. Nguồn ảnh: Wiki
PV
Theo kienthuc
Tấn công ở miền nam Thái Lan, 15 người chết Ít nhất 15 người thiệt mạng, bốn người bị thương ngày 5/11 tại Thái Lan trong vụ tấn công nghi của các phiến quân Hồi giáo miền Nam nước này. Các phiến quân đã tấn công hai trạm kiểm soát ở tỉnh Yala giữa lúc một nhóm dân làng đứng đó nói chuyện, phát ngôn viên quân đội Thái Lan Pramote Prom-in nói...