“Quan huyện”ở Đồng Nai nuôi heo gây ô nhiễm, dân khổ kêu trời
Trại nuôi heo của “quan huyện” ở Đồng Nai bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống, gây bức xúc cho người dân.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân sinh sống tại ấp Bàu Mây, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú (Đồng Nai) thì thời gian qua những người dân này đã phải chịu cảnh khổ vì hứng chịu mùi hôi thối từ trại heo có số lượng hàng ngàn con của 1 ông “quan huyện”.
Nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường. Ảnh: Nguyễn Nhâm
Trại heo của “quan huyện” làm khổ dân
Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin trại heo này là của ông Nguyễn Văn Ph., cán bộ của huyện Tân Phú (Đồng Nai). Trại heo có quy mô khá lớn và nuôi khoảng gần 2000 con heo mỗi lứa. Thế nhưng thời gian qua trại heo này không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra bên ngoài bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khiến họ bức xúc.
Theo người dân thì với số lượng heo lớn như vậy đáng lẽ ông Ph. phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng ngược lại trại heo nhà ông Ph. lại cho xả thải trực tiếp ra môi trường. Điều đó khiến cho người dân sống cạnh đó chịu ảnh hưởng không nhỏ, thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần.
Người dân bức xúc vì ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Nhâm
Một người dân tên V., có nhà cách trại heo chừng hơn trăm mét thở dài “Trại heo của ông Ph. nay đã hoạt động được chừng ba năm. Nhưng khoảng từ năm 2014 đến nay thì gây ô nhiễm, hôi thối nghiêm trọng. Chúng tôi đã phản ánh lên xã đề nghị xã can thiệp buộc trại heo của ông Ph. phải khắc phục ô nhiễm nhưng thực trạng trên vẫn không được cải thiện. Mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ nên đến nay bà con chúng tôi vẫn đang phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Nhà thì phải đóng cửa suốt ngày để hạn chế mùi hôi từ trại heo bay vào, thế nhưng vẫn không đỡ hơn, nhất là khi mưa thì hứng đủ”.
Video đang HOT
Cũng chịu cảnh tương tự anh V. thì chị T. cũng ngán ngẩm “Nhà tôi có ruộng sát bên trại heo ông Ph. Ngày trước thu hoa màu, lúa từ cái ruộng cũng nhiều lắm, mỗi mùa thu hàng chục triệu. Từ khi ông Ph. nuôi heo thì không thể trồng trọt được nữa vì phân heo và nước thải từ trại heo này xả ra gây ô nhiễm nên đành bỏ hoang thế là gia đình tôi mất thu nhập.Rơi vào cái cảnh có ruộng mà không thể làm lại phải dắt nhau đi làm thuê làm mướn”. Tương tự, anh H. gần đó cũng than thở “Xưa nay tôi làm ăn theo mô hình VA (vườn ao) nên cũng thu nhập cả trăm triệu mỗi mùa. Thế nhưng thất thu vì nước thải từ trại heo gây chết hoa màu, lúa, cá,…Thấy xót của qúa nên tôi đề nghị chủ trại heo đền bù nhưng họ im luôn đến giờ vẫn không thấy nói gì”.
Chưa xây hầm vì chưa có tiền
Để tìm hiểu, chúng tôi có gặp ông Nguyễn Văn Ph. (chủ trại heo) thì ông này cho biết “Trại heo của tôi chưa xây dựng hầm biogas vì xây dựng thì cần số tiền lớn nhưng tôi chưa có tiền. Vì vậy nước thải được xả ra hai hồ lộ thiên nằm trên đất của tôi và lâu lâu mưa xuống thì nước có tràn ra ruộng và hồ cuả dân. Tuy nhiên, trại heo của tôi nằm trong khu quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh. Hiện tôi đang tiến hành xây dựng hàng rào xung quanh trại heo và sau khi xuất heo hết thì sẽ tiến hành xây dựng hầm biogas và cam kết sẽ thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường”.
Nước thải từ trại heo gây ô nhiễm nên ruộng của hộ dân đành bỏ hoang. Ảnh: Nguyễn Nhâm
Về vấn đề này, tin tức từ ông Lê Quang Trinh, tổ trưởng tổ 8, ấp Bàu Mây, xã Phú Thanh cho biết “Theo quy định thì các trại heo phải xây dựng hầm biogas để xử lý nước thải. Thế nhưng trại heo của ông Ph. không xây dựng hầm biogas. Mà toàn bộ nước thải được xả xuống hồ lộ thiên nên khi trời mưa thì nước thải từ hồ này tràn ra ruộng và hồ của những người dân xung quanh gây ảnh hưởng đến người dân. Tôi đã đại diện cho người dân làm đơn kêu cứu gửi lên xã. Xã có mời chủ trang trại heo ra làm việc nhưng không có kết quả nên tôi làm đơn gửi lên huyện thì cán bộ huyện bảo cứ về đi sẽ gọi điện cho xã. Thế nhưng đã gần một năm trôi qua, tình hình không có gì thay đổi. Mong sớm giải quyết cho dân bớt khổ, bớt chịu ô nhiễm chứ cứ mãi thế này khó sống”.
Tin nhanh từ ông Lê Mạnh Cường, Phó phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Phú cho biết “Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhận được đơn phản ánh của dân về trại heo gây ô nhiễm. Phòng đã kết hợp với với Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm thú y xuống kiểm tra thực trạng trại heo của trại heo nói trên. Sau khi ghi nhận thực tế Phòng Tài nguyên và Môi trường đã gửi giấy mời lần thứ nhất đề nghị ông Ph. lên làm việc để giải quyết nhưng ông Ph. chưa lên. Hiện chúng tôi đã gửi giấy mời lần thứ hai. Sau khi làm việc với ông Ph., vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó”.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Đà Nẵng đậy sông ô nhiễm: Quản lý nói ngược khoa học
Dự án xây sàn bê tông lấp sông Phú Lộc bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học, gây ảnh hưởng đến cảnh quan.
Quá nhiều sai sót?
Chia sẻ với Đất Việt, về dự án " Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc", ôngTô Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng cho biết: "Dự án này không thể chấp nhận được bởi nó bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học mà chắc chắn rằng nếu hiện thức hóa thì hậu quả rất nghiêm trọng".
Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ rõ: " Thứ nhất ngay từ tên gọi, dự án "Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc" là hoàn toàn sai, bởi từ xưa đến nay bất kỳ người dân Đà Nẵng nào cũng điều biết đây là sông Phú Lộc. Việc dự án tự ý đổi tên sông thành kênh đã là sự xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử.
Ngay cả nếu thật sự Phú Lộc là kênh cũng không thể ứng xử với nó một cách thô bạo như vậy. Bài học từ việc cải tạo Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của TPHCM, được xã hội hoan nghênh, từ một con kênh ô nhiễm trầm trọng nay đã có thể nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lội.
Hay dự cải tạo suối Cheonggyecheon, nguyên tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã xóa bỏ con đường cao tốc được xây dựng ngay trên dòng suối Cheonggyecheon trước đây bị ô nhiễm, dự án gây nhiều tranh cải, tiêu tốn 900 triệu đô và là một trong những thành công giúp thị trưởng Seoul Lee Myung-bak trở thành tổng thống. Ngày nay, suối Cheonggyecheon đã được khôi phục, trở thành kỳ quan của thủ đô Seoul là bài học đắt giá cho mọi quốc gia phát triển.
Thứ hai, dự án cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do 2 nguyên nhân: nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sông Phú Lộc và tình trạng gây mất vệ sinh do chính người dân sinh sống dọc 2 bên bờ của dòng sông. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang triển khai dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải sông Phú Lộc cùng với hệ thống kè chắn sóng tại vị trí cửa sông.
Nếu các công trình này được triển khai đúng với các yêu cầu và tiêu chí của dự án thì chắc chắn rằng, nguyên nhân thứ nhất sẽ được khắc phục khi nước thải ra sông đã qua xử lý và nước sông lưu thông tốt do hết tình trạng bồi lắng cửa sông.
Không nên xây dựng sàn bê tông lấp sông Phú Lộc
Thứ ba, với lý do không còn quỹ đất nên lắp mặt sông để tạo công viên phục vụ nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho người dân nơi đây thì quả là sự ngớ ngẩn đến không tưởng.
Với mức đầu tư 128 tỷ cho khuôn viên có quy mô 1,4ha như vậy liệu có thật sự kinh tế hay không? Đặc biệt khu vực này là nơi đón gió trực tiếp từ biển và là nơi chịu tác động gió bão lớn nhất hằng năm, vậy thì với hệ thống cây xanh trồng trên 1 lớp đất dày từ 0,5-1m được đổ trên lớp nền bê tông mặt sông liệu có thể tồn tại được mấy mùa mưa bão?
Thứ tư, việc lắp mặt sông sẽ là nguyên nhân hủy hoại hệ sinh thái sông Phú Lộc. Một trong những nguyên tắc cơ bản khi triển khai các dự án cảnh quan thì phải đảm bảo duy trì ổn định, đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái.
Việc ngăn chặn ánh sáng mặt trời sẽ hủy diệt toàn bộ hệ sinh vật trong nước, góp phần tạo nên mùi hôi thối từ các sinh vật chết, càng nguy hiểm hơn khi bề mặt không thông thoáng và không có quá trình đối lưu không khí.
Thứ năm, dự án sẽ làm tắc đường thông thương của con sông, ngay tại cửa sông tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng.
Cái sai lớn nhất từ dự án này chính là lối tư duy lệch lạc và thái độ ứng xử thiếu văn minh. Chính vì thế, ông Hùng đặt câu hỏi: "Liệu rằng Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống hay không khi khi không còn sông, không còn núi?
Đồng tình quan điểm, PGS. TS Trần Cát (ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng) không tán thành dự án này, bởi theo ông vấn đề bức thiết ở đây là xử lý ô nhiễm từ nước sông Phú Lộc cho người dân, nên dồn kinh phí cho trạm xử lý nước thải Phú Lộc để xử lý triệt để mùi hôi rồi hẵng tính đến việc cải tạo cảnh quan trên bề mặt sông.
Đại diện cho Hội Quy hoạch Đà Nẵng, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội cũng cho rằng, dự án này sẽ không thể mang lại hiệu quả, bởi: Vườn hoa và vui chơi trẻ em không thể phát triển bền vững ở vị trí ngay cửa sông, trực diện với vịnh Đà Nẵng và hướng thẳng góc với biển Đông, nơi đón gió, mưa bão và nắng nóng gay gắt vào mùa khô.
Trong khi đó lớp đất đổ trên mặt sàn bê tông cốt thép chỉ có độ dày 0,8 ~ 1,00 m làm sao trồng và phát triển bền vững được "cây rễ cọc, cây tán lớn, cây cổ thụ cao, thấp, lá bàn, lá kim... để tạo thành những mảng rừng chống gió bụi".
Theo_Báo Đất Việt
Gia Lai: Báo động ô nhiễm ở các trang trại bò quy mô lớn Nhiêu người dân nuôi cá thiêt hại nặng do ảnh hưởng do phân bò gây ô nhiêm từ các trại bò quy mô lớn Từ năm 2014 đến nay, tại tỉnh Gia Lai hình thành các trang trại chăn nuôi bò có quy mô lớn từ vài nghìn đến hàng hàng chục nghìn con. Đây là bước đột phá trong chăn nuôi tại...