Quan hệ Việt Nam – Azerbaijan dưới góc nhìn lịch sử
Đại sứ Imanov cho rằng Azerbaijan và Việt Nam tương đồng về mặt lịch sử đấu tranh giành độc lập, trân trọng sự tự do và chủ quyền, đặc biệt tương đồng về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc.
Đại sứ Azerbaijan Annar Imanov (Ảnh: Đức Hoàng)
Ngày 19/4, Đại sứ quán Azerbaijan đã tổ chức buổi hội thảo mang tên: “ Nhà nước Azerbaijan và nhà nước Việt Nam: Hình thành và phát triển”. Đây là sự kiện nhằm ôn lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử của 2 quốc gia, cũng như là dịp để nhắc lại mối quan hệ ngoại giao song phương bền chặt và khăng khít. Đặc biệt, hội thảo này được tổ chức trước thềm sự kiện 100 năm quốc khánh Cộng hòa Azerbaijan (28/5).
Buổi hội thảo có sự góp mặt của Đại sứ Azerbaijan Annar Imanov; ông Nguyễn Mạnh Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Trưởng nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Azerbaijan; cùng nhiều quan chức cấp cao, nhà nghiên cứu, các đại biểu đến từ 2 nước.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Imanov đã giới thiệu những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển của Azerbaijan. Ông Imanov đã nhắc tới ngày 28/5/1918, dấu mốc lịch sử ra đời nhà nước Azerbaijan Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhà nước chỉ có tuổi đời khoảng 2 năm, trước khi sáp nhập vào Liên Xô, nhưng nó có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử.
Ông Imanov cho biết trong lịch sử Azerbaijan phải nằm giữa nhiều đế chế hùng mạnh nên người dân Azerbaijan luôn trân trọng giá trị của chủ quyền. Đến ngày nay khi Azerbaijan có nền quốc phòng vững mạnh, nhưng vẫn là nước chủ trương đi theo đường lối hòa bình vì mỗi người dân nơi đây đều ý thức được giá trị của cuộc sống bình yên không chiến tranh loạn lạc.
Video đang HOT
Đại sứ Imanov cho rằng Azerbaijan và Việt Nam tương đồng về mặt lịch sử đấu tranh giành độc lập, trân trọng sự tự do và chủ quyền, đặc biệt tương đồng về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc.
Buổi hội thảo có sự góp mặt của các nhà ngoại giao, đại biểu, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu (Ảnh: Đức Hoàng)
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường đã gửi lời chúc mừng tới toàn thể đất nước và nhân dân Azerbaijan nhân dịp ngày lễ trọng đại của dân tộc. Ông gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Azerbaijan vì luôn đồng hành và giúp đỡ Việt Nam cũng như mong muốn tình hữu nghị giữa 2 quốc gia sẽ phát triển bền vững.
Hai nước Việt Nam Azerbaijan có 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng trên thực tế 2 nước đã có quan hệ gắn kết bền chặt từ thời Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ. Từ những tháng năm Việt Nam đang trải qua cuộc kháng chiến chống xâm lược, cho tới khi thống nhất đất nước và bắt đầu kiến thiết tổ quốc, Azerbaijan đã là người bạn, người anh em cùng đồng hành và giúp đỡ hết mình. Các đại biểu đã nhắc lại sự trợ giúp của Azerbaijan trong ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, hay Azerbaijan là cái nôi đào tạo ra những cán bộ ưu tú, đã và đang nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong chính phủ Việt Nam.
Nhằm hướng tới những mục tiêu hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai, các nhà ngoại giao, đại biểu, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, các nhà nghiên cứu đã cùng đề xuất và tham vấn những hướng hợp tác mới của 2 nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa để hướng tới những thành công mới trong tương lai.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết
Việt Nam đề cập tới vấn đề Biển Đông trong hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 Phong trào Không liên kết (KLK) với chủ đề "Thúc đẩy hoà bình và ổn định vì sự phát triển bền vững" diễn ra ngày 5-6.4, tại thủ đô Baku, Azerbaijan.
Toàn cảnh hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 Phong trào Không liên kết. Ảnh: BNG.
Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elmar Mammadyarov chủ trì, có tham dự của đại diện 69 nước thành viên và đại diện các quan sát viên của KLK.
Trong phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý - Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh, để phát huy vai trò trong thời gian tới, KLK cần đi đầu trong việc thúc đẩy đảm bảo hòa bình và an ninh dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế - điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững.
Để tránh các nguy cơ xung đột, chiến tranh, cần thúc đẩy giải quyết hoà bình các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
KLK cần đóng vai trò chủ động và tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế như Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cải tổ hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm, sáng tạo nhằm bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển.
Các nước thành viên KLK phải tăng cường hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và kiên trì các nguyên tắc cơ bản để Phong trào có thể đứng vững trước những thách thức của thế kỷ 21.
Thứ trưởng Đặng Đình Quý khẳng định, cùng với các nước ASEAN, Việt Nam luôn tuân thủ và nêu cao các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Tôn trọng các tiến trình ngoại giao, pháp lý, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm đạt được Bộ Quy tắc ràng buộc và có hiệu lực về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Hội nghị đã thông qua Văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng, trong đó nêu rõ lập trường, nguyên tắc chung của KLK về các vấn đề toàn cầu, khu vực. Khẳng định cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý.
Ghi nhận những nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
Phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương, kêu gọi chấm dứt cấm vận đối với Cuba, ủng hộ các quyền chính đáng của người Palestine.... Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố Baku, Tuyên bố về vấn đề Palestine, Tuyên bố đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nelson Mandela.
H.LIÊN
Theo Laodong
Vẻ đẹp kỳ ảo của hồ nước cổ nhất thế giới Hồ Baikal được biết tới là hồ nước cổ nhất, sâu nhất và nước trong nhất thế giới. Vào mùa đông khi mặt hồ đóng băng hoàn toàn, vẻ đẹp ấn tượng của cảnh sắc tự nhiên tại đây là đã thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan. Được biết tới là hồ nước ngọt có trữ lượng lớn nhất thế...