Quan hệ Trung Quốc Myanmar thêm xấu do… lâm tặc
Bắc Kinh vừa phản đối chính quyền Myanmar bỏ tù 153 công dân Trung Quốc khai thác gỗ trái phépở Myanmar, điều sẽ khiến quan hệ giữa hai nước thêm xấu đi sau một thời gian căng thẳng biên giới gần đây
Ngày 22.7, một tòa án ở Myanmar phạt tù chung thân đối với 151 công dân Trung Quốc về tội khai thác gỗ bất hợp pháp tại bang Kachin. Riêng 2 người vị thành niên trong số 153 công dân Trung Quốc nói trên bị kết án 10 năm tù.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Lục Khảng cho biết kể từ khi các công dân Trung Quốc bị bắt giữ ở Myanmar hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã “gửi nhiều công hàm với cấp độ khác nhau và thông qua các kênh khác nhau” liên quan đến vụ việc này”.
Bắc Kinh cũng đã cử quan chức ngoại giao đến bang Kachin hồi tháng 1.2015 để điều tra vụ bắt giữ hơn 100 công dân Trung Quốc khai thác gỗ bất hợp pháp. Số lâm tặc người Trung Quốc này đã bị quân đội Myanmar bắt giữ hồi đầu tháng 1.2015, cùng với một số công dân Myanmar đang khai thác gỗ trái phép trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, Bắc Kinh muốn Myanmar “xem xét hoàn cảnh cụ thể” của các công dân Trung Quốc bị bắt giữ. Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar cho rằng những người này đã bị “lừa” tham gia các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp ở Myanmar.
Video đang HOT
Ông Lục Khảng nói thêm rằng Myanmar nên “xử lý vụ việc này một cách hợp pháp, có tình có lý” và trao trả những công dân Trung Quốc nói trên cho Bắc Kinh “càng sớm càng tốt”.
Án tù chung thân được tuyên đối với lâm tặc người Trung Quốc khiến cho yêu cầu trao trả đám lâm tặc này “càng sớm càng tốt” của Bắc Kinh khó trở thành hiện thực.
Ông Lục cho biết Trung Quốc “rất quan tâm” đến phán quyết nói trên của tòa án Myanmar và đã gửi công hàm khiếu nại. Ông này yêu cầu phía Myanmar “nghiêm túc xem xét” khiếu nại của phía Trung Quốc
Chính quyền Myanmar đang phải cân bằng áp lực từ Bắc Kinh với làn sóng biểu tình cáo buộc chính quyền quá nhu nhược trước Trung Quốc. Kể từ khi Myanmar bắt đầu mở cửa, những người biểu tình đã công khai phản đối một số dự án của Trung Quốc ở Myanmar, trong đó có dự án khai thác đồng ở Letpadaung và dự án đập thủy điện Myitsone gây tranh cãi trên sông Irrawaddy.
Đồng thời, người dân Trung Quốc cũng đang hối thúc chính phủ Bắc Kinh có lập trường cứng rắn hơn đối với Myanmar, sau vụ máy bay Myanmar tham gia diệt phiến quân tại biên giới nhưng “ném bom nhầm” vào tỉnh Vân Nam, giết chết 4 công dân Trung Quốc hồi tháng 3.2015.
Myanmar là nước đang phải chống lại vấn đề cực kỳ nghiêm trọng là khai thác gỗ bất hợp pháp, theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2000-2013 nước này đã bị khai thác trộm tới 5,7 tỉ USD gỗ và chủ yếu số gỗ này được tuồn sang Trung Quốc.
Nạn lâm tặc đang tàn phá nghiêm trọng môi trường ở Myanmar. Ngoài việc mất hàng tỉ USD doanh thu, khai thác gỗ bất hợp pháp quy mô lớn “đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các cộng đồng sinh sống nhờ rừng”.
Một vấn đề khiến Chính phủ Myanmar đau đầu là số tiền buôn bán gỗ lậu lại chui vào túi các nhóm phiến quân chống chính phủ ở bang Kachin. Chính quyền Myanmar tố cáo nhóm phiến quân “Quân đội Kachin độc lập” thông đồng với các đối tác Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp.
Chính vì thế nên khi Myanmar xử những tên lâm tặc người Trung Quốc thì, quan hệ Trung Quốc Myanmar thêm xấu đi là điều dễ hiểu.
Theo Tri Thức
Lâm tặc hối lộ kiểm lâm 5 triệu đồng mỗi chuyến gỗ lậu
Chiều 12.7, Công an TP.Đà Nẵng cho biết liên quan đến vụ phá rừng lớn nhất Đà Nẵng trong năm 2014 tại rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam 14 bị can.
Lâm tặc hối lộ kiểm lâm 5 triệu đồng mỗi chuyến gỗ lậu - Ảnh: NN
Mới đây nhất, chiều 10.7, phụ trách Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông Hồ Tấn Hai và nhân viên Thủy Ngọc Trọng bị bắt về hành vi nhận hối lộ. Ngoài ra, sau khi bị bắt tạm giam, Trưởng trạm Cà Nhông Phạm Phú Cường và nhân viên Nguyễn Văn Ấn Cơ còn bị cơ quan CSĐT chuyển tội danh từ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng sang nhận hối lộ.
Theo điều tra, từ giữa năm 2014, mỗi chuyến gỗ lậu, ông trùm - kẻ chủ mưu trong vụ phá rừng này là Vũ Văn Tam chung chi cho lực lượng trạm Cà Nhông 5 triệu đồng. Tam cũng đã bị bắt về hành vi vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và đưa hối lộ.
Do đó, dù con đường duy nhất đưa gỗ ra khỏi rừng đi ngang qua trạm và gỗ lậu tập kết có điểm chỉ cách trạm Cà Nhông chưa đầy 1 km nhưng vụ phá rừng này đến tháng 10.2014 mới bị phát hiện. Sau khi hối lộ, Tam ngang nhiên thuê xe tải, phu gỗ tập kết và vận chuyển gỗ về xuôi tiêu thụ. Hậu quả, hơn 155 m3 gỗ kiền kiền bị triệt hạ với giá trị hơn 4,2 tỉ đồng.
Tại kỳ họp HĐND vừa qua, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Trần Thọ chỉ đạo phải đưa vụ án thành án điểm, "xử tột khung" lâm tặc, đặc biệt là kiểm lâm liên quan để răn đe.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Phát hiện một xe chở gỗ không rõ nguồn gốc Ngày 4.7, Hạt Kiểm lâm Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã xác minh, kiểm tra nguồn gốc của 9 m3 gỗ được chở trên xe tải mang BKS 70H-9519 do một tài xế trú ở Long An điểu khiển. 9m3 gỗ đang được giữ tại Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu để điều tra, làm rõ - Ảnh: Bảo Nguyên Trước đó, ngày 3.7, Hạt...