Quan hệ tình dục sớm, các bé gái phải đối mặt với nguy cơ bị căn bệnh ung thư này và hệ lụy đi kèm đáng tiếc
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung nhận định, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Trẻ vị thành niên mắc ung thư cổ tử cung sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Quan hệ tình dục sớm khiến trẻ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn
Ngày nay, chuyện quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên dường như là câu chuyện không còn gì lấy làm mới mẻ. Điều đáng nói là vài năm trở lại đây, trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm đang có xu hướng trẻ hóa, thực sự rất đáng báo động.
Theo số liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội), tại một số trường ở nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh từng quan hệ tình dục, tính đến hết lớp 12, con số này là 39%. Thậm chí, 10% học sinh THPT cho biết, từng quan hệ với từ 3 người trở lên. Không ít những trẻ vị thành niên thản nhiên tuyên bố yêu đường mà không lên giường thì không phải là yêu, đến tầm 20 tuổi mà vẫn còn trinh thì thực sự là người “có vấn đề”…
Đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh từng quan hệ tình dục, tính đến hết lớp 12, con số này là 39%.
Việc thiếu kiến thức, nền tảng về giới tính, sức khỏe sinh sản, trong khi lại buông thả trong chuyện “yêu” có thể đến những hậu quả đáng tiếc. Trong câu chuyện quan hệ tình dục sớm, các em gái sẽ phải chịu thiệt thòi lớn hơn cả. Trong đó, căn bệnh nguy hiểm đầu tiên dễ dàng tìm đến các em chính là ung thư cổ tử cung.
Theo thông tin từ Viện Sức khỏe Sinh sản năm 2015, mỗi ngày tại Việt Nam có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp bị bệnh ung thư này, trong 20 người ấy trung bình có 11 người sẽ tử vong.
Video đang HOT
Cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp bị ung thư cổ tử cung, trong 20 người ấy trung bình có 11 người sẽ tử vong vì mắc phải căn bệnh đáng sợ này.
Ung thư cổ tử cung do quan hệ tình dục sớm đáng sợ thế nào?
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh tử thần này. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều có chứa virus này.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm, thường là giai đoạn trước 18 tuổi, kết hợp hành vi quan hệ tình dục với nhiều đối tượng rất dễ bị lây nhiễm HPV, có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cực cao
Theo GS Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương), ung thư cổ tử cung có thể di căn vào hạch bạch huyết khác như phổi, gan, xương, não. Tùy thuộc mức độ xâm lấn xung quanh và tình trạng di căn, ung thư cổ tử cung được xếp theo 4 mức độ khác nhau.
Vị chuyên gia này khẳng định, trong cuộc đời của người phụ nữ bị nhiễm virus HPV là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không phải tất cả đều sẽ bị ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra khi nhiễm những loại HPV có động lực cao, tái phát nhiều lần, gây tổn thương ở mức độ 2 trở lên. Có khoảng 14 typ HPV nguy cơ cao, trong đó HPV16 và HPV18 đã được xác định là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu.
Trẻ nữ cần được tiêm phòng HPV ở giai đoạn 9-26 tuổi.
GS Nguyễn Bá Đức
Điều quan trọng là bạn cần giữ lối sống lành mạnh và không nên quan hệ tình dục sớm để tránh bệnh ung thư nguy hiểm. Trẻ nữ cần được tiêm phòng HPV ở giai đoạn 9-26 tuổi. Vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa khi tiêm ở độ tuổi này và chưa từng quan hệ tình dục
“Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nếu bạn từng quan hệ tình dục rồi thì vắc-xin sẽ không có tác dụng nữa. Bạn hoàn toàn vẫn có thể tiến hành tiêm phòng HPV khi đã từng quan hệ tình dục, thậm chí là nạo, hút thai… miễn là vẫn còn trong độ tuổi tiêm phòng 9-26 tuổi”, BS Dung khẳng định.
Mặc dù vậy, điều quan trọng cần được tiến hành song song nữa chính là trẻ vị thành niên cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt, tập thể dục điều độ. Không ỷ lại hoàn toàn vào vắc-xin tiêm phòng bởi chúng không có tác dụng ngăn chặn bệnh ung thư cổ tử cung 100%. Thay vì “không vẽ đường cho hươu chạy”, gia đình, nhà trường… cần phối kết hợp “vẽ đường cho hươu chạy đúng”, tiến hành phổ cập giáo dục giới tính cho trẻ, hướng dẫn quan hệ tình dục an toàn, bắt buộc phải sử dụng dụng cụ bảo vệ khi quan hệ, không quan hệ tình dục với nhiều người cùng lúc…
Theo Helino
Thiết bị thông minh có thể 'bắt giữ' tế bào khối u đang lưu thông trong máu
Thiết bị do các nhà khoa học Mỹ phát triển có khả năng 'bắt giữ' các tế bào khối u đang lưu thông trong máu, giúp bác sĩ có nhiều thông tin hơn về tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác.
Các nhà khoa học ở Đại học Georgia (Mỹ) đã phát triển được thiết bị có khả năng "bắt giữ" các tế bào khối u đang lưu thông trong dòng máu bệnh nhân.
Phát minh này được cho là sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, đồng thời chẩn đoán được khả năng tái phát và tiến triển của bệnh. Trước đó, cũng đã từng có các phương pháp phát hiện ra các loại tế bào kiểu này nhưng chỉ tìm thấy một số lượng nhỏ tế bào nên không thể cho ra phép chẩn đoán chính xác.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, các tế bào khối u lưu thông (circulating tumor cells - CTC) là các tế bào được giải phóng từ tổn thương khối u nguyên phát vào hệ thống mạch máu hoặc hệ bạch huyết của người bệnh.
Những tế bào này gây ra sự xuất hiện của tình trạng di căn (các ổ bệnh lý thứ phát). Chính vì vậy, việc sớm phát hiện ra các loại tế bào CTC sẽ góp phần điều trị kịp thời và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị mới được phát triển có kích thước nhỏ gọn và khả năng trích xuất các tế bào khối u lưu thông từ máu người bệnh bằng cách sử dụng từ trường.
Về nguyên tắc hoạt động, ở giai đoạn đầu tiên, bộ lọc của thiết bị sẽ giúp loại bỏ khỏi máu các mảnh vụn vượt quá 0,05mm. Ở giai đoạn thứ hai, các quả bóng từ tính gắn kết với bạch cầu sẽ được đánh dấu. Bước thứ ba là thiết bị sẽ tiến hành phân tách riêng biệt các tế bào khối u lưu thông và các tế bào bạch cầu đã được đánh dấu.
Theo các nhà khoa học, phương pháp này giải quyết vấn đề phân loại các tế bào khối u lưu thông khác nhau, điều mà các phương pháp trước đó đã bỏ qua. Khi xác định được các phân nhóm tế bào ung thư, các bác sĩ mới quyết định phác đồ điều trị.
Mặt khác, nhờ có sự tham gia của thiết bị thông minh mới phát triển, các bác sĩ sẽ có được nhiều thông tin hơn về khả năng tái phát và tiến triển của bệnh. Hiện tại, các chuyên gia đang tập trung vào việc cải tiến để thiết bị thuận tiện hơn khi sử dụng trong phòng khám.
Bảo Lâm
Theo Science Daily, New Medical
Phụ nữ ngoài 40 tuổi muốn khỏe mạnh, không bệnh tật cần làm được những điều này Chế độ ăn uống không khoa học, căng thẳng khi phải chăm sóc người khác hay ngủ không đủ đều là những điều phụ nữ sau 40 tuổi nên tránh. Nếu bạn muốn tránh xa các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với phụ nữ sau 40 tuổi chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer, bệnh đường...