Quan hệ tình dục đồng giới nam là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hải – Phó Trưởng phòng điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho hay, thời gian gần đây, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được cảnh báo là nhóm chính nhiễm HIV/AIDS hiện nay.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hải chia sẻ: “Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã thực hiện giám sát và xét nghiệm nhóm có nguy cơ cao. Nhóm MSM được đưa vào nhóm có quần thể nguy cơ cao. Theo số liệu giám sát giai đoạn 2011 – 2012, tỉ lệ lây nhiễm ở nhóm MSM chỉ khoảng gần 3%, tuy nhiên đến thời điểm năm 2016, đặc biệt năm 2018, tỉ lệ lây nhiễm ở trong nhóm MSM trên 10%. Gấp gần 3 – 4 lần so với thời điểm gần 10 năm trước đây”.
Theo nghiên cứu sơ bộ, tỉ lệ nhiễm mới ở trong nhóm MSM cao hơn rất nhiều so với người tiêm chích ma tuý. Kết quả giám sát trọng điểm lần thứ nhất tỉ lệ nhiễm mới trong nhóm MSM khoảng 1,7%/100.000 người.
“Ngoài ra cũng có nghiên cứu đánh giá hành vi, nguy cơ ở trong nhóm MSM, nguy cơ lây nhiễm HIV đa dạng và phổ biến do quan hệ tình dục ở nam giới nhóm MSM. Trong đó không chỉ có quan hệ tình dục với nam mà còn quan hệ tình dục với cả nữ, đồng thời đi kèm với hành vi quan hệ tình dục còn có sử dụng rượu bia, ma tuý, chất kích thích… điều đó đã góp phần làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm MSM và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng” – bác sĩ Hải nói.
Năm 2014, đơn vị phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS có thực hiện chương trình trên khoảng 500 MSM tại Hà Nội thì có đến 42,4% MSM có quan hệ từ 2 – 5 bạn tình trong vòng 1 tháng. Trong các yếu tố có nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM thì hành vi quan hệ tình dục không an toàn được xem là nguy cơ chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng. Tỉ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong cộng đồng MSM chỉ dao động từ 40 – 60%.
“Chúng tôi thực hiện ước tính ở các nhóm có quần thể nguy cơ khác nhau, trong mô hình ước tính đó cũng cảnh báo MSM là 1 trong các nhóm quần thể chiếm tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trong số những người nhiễm HIV trong các giai đoạn sắp tới” – Bác sĩ Hải khẳng định.
TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV-Cục phòng chống HIV/AIDS chia sẻ: Trong năm 2020, chỉ số báo cáo nhiễm HIV của người tiêm chích ma tuý chỉ khoảng 9%, trong cộng đồng MSM, nhóm chuyển giới nữ thì là 47% (chiếm gần số ca báo cáo nhiễm HIV). Qua nghiên cứu của trường ĐH Y Hà Nội là 7% MSM nhiễm mới mỗi năm.
Cộng đồng MSM Việt Nam khoảng 170.000 người, nhu cầu quan hệ tình dục rất cao, họ sử dụng các app hẹn hò để tìm bạn tình. App này đến thời điểm cao nhất kích hoạt lên đến 300.000 lượt. Theo ước tính từ 2 – 15% nam giới dưới 49 tuổi trong cộng đồng MSM.
Những biện pháp sử dụng cho quan hệ đồng giới để tranh lây nhiễm HIV, chỉ có 2 biện pháp chính: sử dụng bao cao su và điều trị dự phòng trước lây nhiễm bằng kháng thuốc ARV.
Video đang HOT
Biện pháp điều trị dự phòng trước lây nhiễm bằng kháng thuốc ARV có từ lâu nhưng tỉ lệ sử dụng không cao, cộng đồng MSM sử dụng ma túy để giúp quan hệ hứng phấn và kéo dài. Tình trạng này khá phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc sử dụng ma tuý tổng hợp không kiểm soát được hành vi đã làm cho tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng này tăng lên rất nhanh.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành 2 chương trình về giáo dục giới tính và sức khoẻ cho các em cấp 2, cấp 3 tuy nhiên mới chỉ là tài liệu đào tạo chưa chính thức được giảng dạy ở các trường. Tôi hy vọng năm 2021 trở đi khi có những tài liệu chính thức về giảng dạy cho các em thì cũng là công cụ để giúp các em nâng cao kiến thức – Bác sĩ Tâm bày tỏ.
TS Hoàng Đình Cảnh: Tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới nữ vẫn ở mức cao
Việt Nam là một số ít quốc gia trên thế giới triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút ngay từ năm 2017 và sau thí điểm đã mở rộng ra 26 tỉnh, thành phố.
Với kết quả ban đầu, trong thời gian tới Bộ Y tế có kế hoạch mở rộng dịch vụ PrEP ra tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để hiểu rõ hơn về biên pháp dự phòng này, phóng viên Báo điện tử Tổ quốc đã có cuộc phỏng vấn với TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
PV: Thưa TS. Hoàng Đình Cảnh, tại sao Việt Nam lại mong muốn triển khai biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV?
TS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
TS. Hoàng Đình Cảnh: Như chúng ta đã biết, dịch HIV ở Việt Nam đã có những thay đổi trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong người nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm giảm thì tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và chuyển giới nữ (TGW) vẫn ở mức cao, đang gia tăng, nhất ở các khu vực đô thị lớn, nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tình dục không an toàn trong nhóm này.
Trong bối cảnh hiện chưa có vắc xin để phòng ngừa, phương pháp dự phòng bằng thuốc ARV được coi là một giải pháp hữu hiệu. PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao.
PrEP là một phương án dự phòng và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc xin HIV nhưng là một cách đơn giản nhất, có thể giảm tới hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.
Từ hiệu quả dự phòng HIV của PrEP và lợi ích dài hạn của sử dụng ARV để dự phòng cho người chưa nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đã triển khai thí điểm cung cấp PrEP cho MSM và TGW trong gói dự phòng HIV kết hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. Thí điểm này sẽ đưa ra các bằng chứng và cung cấp thông tin về tính khả thi của việc triển khai PrEP tại Việt Nam. Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng ra 26 tỉnh, thành phố và tiến tới tất cả các tỉnh, thành phố sẽ triển khai can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm cho các nhóm nguy cơ cao nhằm tiến tới kiểm soát và kết thúc dịch HIV tại Việt Nam.
PV: Ông có thể giải thích rõ hơn vậy PrEP là gì?
TS Hoàng Đình Cảnh: PrEP viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Pre-Exposure prophylaxis ), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Nó cũng có có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, nếu sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) mỗi ngày, sẽ dự phòng không bị nhiễm HIV.
Thuốc PrEP là các thuốc có chứa Tenofovir, ở Việt Nam thuốc PrEP đang được các chương trình, dự án cấp miễn phí là sự kết hợp 2 loại thuốc ARV là Tenofovir và Emtricitabine (TDF/FTC).
Khi dùng thuốc hàng ngày, nồng độ thuốc ARV trong máu có thể ngăn chặn không cho virút HIV xâm nhập và nếu chẳng may xâm nhập cũng không nhân lên trong cơ thể. Từ đó dự phòng được lây nhiễm HIV.
PV: Vậy lợi ích của PrEP chính là để dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người chưa bị nhiễm HIV?
TS Hoàng Đình Cảnh: Đúng vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra PrEP có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV nếu dùng mỗi ngày. Khi sử dụng PrEP mỗi ngày, PrEP có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%.
Tuy nhiên, nếu không tuân thủ dùng thuốc đều đặn hằng ngày, sẽ không thể dự phòng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả.
PV: Vậy những ai có thể sử dụng PrEP thưa ông?
TS Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các đối tượng sau nên dùng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể là: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyển giới nữ; Người bán dâm; Người tiêm chích ma túy; Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu).
PV: Vậy khi một người muốn dùng PrEP cần phải làm gì thưa ông?
TS Hoàng Đình Cảnh: Khi một người thường có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) và tiêm chích không an toàn (sử dụng chung bơm kim tiêm), hãy đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
Tại cơ sở cung cấp dịch vụ, bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi để biết khách hàng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV hay không. Các khách hàng yên tâm là tất cả thông tin cá nhân của khách hàng được bảo mật.
Nếu khách hàng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ:
- Xét nghiêm HIV. Nếu khách hàng đã nhiễm HIV thì không dùng PrEP mà cần điều trị HIV/AIDS.
- Xét nghiêm viêm gan B, viêm gan C. Nếu khách hàng bị viêm gan B hoặc viêm gan C thì khách hàng cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa về viêm gan để tư vấn, điều trị và theo dõi.
- Kiểm tra chức năng của thận (xét nghiệm), vì thận có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP. Xét nghiêm các bênh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Nếu khách hàng có thể dùng được PrEP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, giải thich và hướng dẫn việc sử PrEP.
PV: Liệu có phản ứng nào xảy ra với người dùng PrEP không?
TS Hoàng Đình Cảnh: Hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng.
Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, chán ăn...Thông thường, các phản ưng phụ này châm dưt sau một đến hai tuần. Cần gọi điện và đến gặp bác sĩ ngay nếu những biểu hiện này kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt của khách hàng.
Với những người dùng PrEP trong một thời gian dài có thể gây loãng xương (rất ít gặp) hoặc ảnh hưởng đến thận, vì vậy điêu quan trọng là người sử dụng PrEP cần đươc kiểm tra và xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Xin cảm ơn ông!
Người mắc HIV/AIDS được điều trị có tuổi thọ bao nhiêu? Nếu tuân thủ điều trị đúng phác đồ, người mắc HIV/AIDS có thể sống thêm 40 đến 60 năm. Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: Tính từ thời điểm ghi...