Quan hệ tình dục bừa bãi khiến nhiều người Việt mắc căn bệnh này
Hiện vẫn còn nhiều trường hợp không tuân thủ điều trị nên đã có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy gan cấp, xơ gan cổ chướng, ung thư gan.
Trường hợp sản phụ ở Hải Dương là điển hình.
Dù phát hiện viêm gan B đã 10 năm nay nhưng không điều trị, khi mang thai ở tuần thứ 25, bà bầu Ng.T.Nh 39 tuổi (Tứ Kỳ, Hải Dương) xuất hiện vàng da, vàng mắt, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi và được chẩn đoán suy gan cấp, đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con.
Theo lời người nhà, bà bầu biết mình mắc viêm gan B ở lần đầu sinh con nhưng không có điều kiện lại vừa chủ quan nghĩ bệnh không nghiêm trọng nên chị cứ mải miết làm ăn mà không theo dõi và điều trị bệnh.
Lần này chị mang thai con thứ 3, đến tuần thai thứ 25 thì xuất hiện các dấu hiệu vàng da, vàng mắt, chán ăn và khó tiêu, mệt mỏi.
Chị đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương được chẩn đoán suy gan cấp, đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con nên đã được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai.
Ảnh minh hoạ
Theo thống kê, hiện nay toàn cầu có hơn 300 triệu người mắc viêm gan B, con số này không ngừng tăng lên từ 3 đến 4 triệu người mỗi năm.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ước tính 8-10% dân số, nghĩa là có 8 đến 10 triệu người dân mang trong mình căn bệnh này.PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm gan B là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm, gây ra cái chết cho hơn 600.000 người mỗi năm trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Có 3 con đường lây truyền viêm gan B gồm:
Truyền từ mẹ sang con. Đây là con đường lây chủ yếu HBV ở Việt Nam. Khi thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi là rất cao, tăng dần từ lúc mang thai cho đến khi sinh.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời. Khoảng 50% số trẻ này có thể bị Viêm gan B mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Lây truyền qua đường tình dục. Virus HBV có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Chính vì vậy không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng các dụng cụ tình dục không được vệ sinh sạch sẽ.
Lây truyền qua đường máu. Các sự cố y khoa như truyền máu có chứa virus viêm gan B, sử dụng các dụng cụ y tế không được vệ sinh, tiệt trùng, có chứa virus gây bệnh: chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,… dịch vụ thẩm mỹ, làm nail, xăm hình….
Các bác sĩ cũng lưu ý, viêm gan B thường ít có những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu khiến cho người bệnh chủ quan và bỏ qua. Các triệu chứng viêm gan B xuất hiện rõ rệt khi bệnh đã tiến triển được qua một thời gian dài.
Khoảng 30- 50% người bệnh Viêm gan B có các triệu chứng biểu hiện như sau: Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng; Đau nhức xương khớp; Thường xuyên buồn nôn, nôn; Nước tiểu có màu vàng sẫm; Đau bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải; Rối loạn tiêu hóa; Vàng da, vàng mắt; Có hiện tượng xuất huyết, bầm tím dưới da; Bụng cổ chướng hoặc phù nhẹ mắt cá chân (xơ gan).
Đáng ngại là hiện vẫn còn nhiều trường hợp không tuân thủ điều trị nên đã có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy gan cấp, xơ gan cổ chướng, ung thư gan. Trường hợp sản phụ ở Hải Dương là điển hình.
Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, tiêm vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và nên tiêm càng sớm càng tốt.
Theo đó, cần tiêm cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu nồng độ kháng thể trong máu thấp(
Ngoài ra cần quan hệ tình dục thủy chung, an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B. Nên tránh uống rượu bia, khi dùng bất cứ thuốc gì cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tổn thương thêm cho gan
Biến chứng của viêm gan B
Suy gan: Hoạt động của tế bào gan bị phá hủy từ trong tế bào, dẫn đến tổn thương gan. Khi này, các chức năng của gan như bài tiết mật, thải độc, chuyển hóa chất,… đều bị suy giảm. Trường hợp nặng có thể đi vào hôn mê và tử vong.
Biến chứng xơ gan: Viêm gan B nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan trong vòng 20 năm hoặc có thể sớm hơn.
Biến chứng Ung thư gan: Virus Viêm gan B làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến Viêm gan cho đến Xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.
Nốt ban của đậu mùa khỉ có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục và miệng
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần gũi, gồm tiếp xúc tình dục.
Nốt ban của bệnh đôi khi tìm thấy ở bộ phận sinh dục và miệng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có thể được lây truyền qua đường tình dục hay không (ví dụ, thông qua tinh dịch hay dịch âm đạo), nhưng việc tiếp xúc trực tiếp da với da bị tổn thương trong hoạt động tình dục có thể làm lây truyền virus.
Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ đôi khi được tìm thấy ở bộ phận sinh dục và miệng, có nhiều khả năng góp phần cho sự lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục. Tiếp xúc miệng với da, vì vậy, cũng có thể gây lây truyền bệnh trong trường hợp có tổn thương da hoặc miệng.
Bộ Y tế và WHO hướng dẫn về phòng ngừa lây bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh BỘ Y TẾ
Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ có thể giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm bệnh do virus herpes và bệnh giang mai. Điều này có thể giải thích tại sao một số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch hiện nay đã được phát hiện ở nam giới đến khám tại các phòng khám sức khỏe tình dục.
"Nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không hạn chế ở người có quan hệ tình dục hoặc người quan hệ tình dục đồng giới nam. Bất cứ ai có tiếp xúc "vật lý" gần gũi với người có nguy cơ lây nhiễm đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Bất cứ ai có triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ cần tìm kiếm lời khuyên của cán bộ y tế ngay", WHO khuyến cáo.
Những "con đường" lây nhiễm
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 - 4 tuần).
Một người có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm.
Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.
Bệnh đậu mùa khỉ thông thường không được coi là có tính truyền nhiễm cao vì phải có tiếp xúc vật lý gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm (ví dụ, tiếp xúc da) để gây lây nhiễm giữa người với người.
Nguy cơ đối với toàn cộng đồng là thấp.
WHO hiện đang ứng phó với dịch bệnh này với mức độ ưu tiên cao nhằm tránh tiếp tục lây lan; trong nhiều năm nay, WHO đã coi bệnh đậu mùa khỉ là một mầm bệnh quan trọng.
Trầm cảm trong gia đình Con người ngày càng bị nhiều áp lực, trong công việc, học hành, những rủi ro do dịch bệnh, mối quan hệ thân cận bị căng thẳng... Và stress, trầm cảm là hệ lụy khó tránh. Nhưng sẽ không bất ngờ nếu chúng ta biết rằng nguyên nhân trầm cảm có thể đến từ chính gia đình. Về điều này, ThS tâm lý...