Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – EU: Việc riêng và việc chung
Bất chấp sự phản đối và dọa dẫm của Thổ Nhĩ Kỳ, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết chính thức coi việc quân đội của Đế chế Ottoman tàn sát người Armenia cách đây một thế kỷ là hành động diệt chủng.
Người gốc Thổ biểu tình phản đối việc Quốc hội Đức thông qua nghị quyết coi việc Đế chế Ottoman tàn sát người Armenia là hành động diệt chủng. REUTERS
Đế chế này đã tan vỡ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là nhà nước kế thừa về phương diện pháp lý quốc tế.
Cho tới nay, phía Thổ luôn coi vụ tàn sát 1,5 triệu người Armenia khi xưa chỉ là sự việc bình thường xảy ra trong chiến tranh. Trên thế giới đã có quốc hội và chính phủ của 25 quốc gia bác bỏ quan điểm của Thổ và coi vụ việc này là diệt chủng, trong đó có cả Quốc hội Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu.
Thật ra, nghị quyết trên chỉ là chuyện riêng của nước Đức, nhưng lại có tác động mạnh mẽ cùng nhiều hệ lụy khó lường hết tới chuyện chung khác của cả EU. Nó có ý nghĩa sâu sắc vừa về pháp lý và đạo lý lại vừa về chính trị châu lục.
Video đang HOT
Chuyện chung ấy là vấn đề tị nạn đối với EU. Trong tình cảnh bị cuộc khủng hoảng này xô đẩy đến tận chân tường, EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải lụy Thổ để đổi lấy sự giúp đỡ của Ankara. Bây giờ, EU bị phụ thuộc vào Thổ đến mức giải pháp cho vấn đề tị nạn được thực hiện thành công hay thất bại là do Thổ chứ không phải do EU quyết định.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là tác giả chính của ý tưởng giải pháp này. Vì thế, cả bản thân giải pháp lẫn chuyện tàn sát hay diệt chủng người Armenia khi xưa đều rất nhạy cảm đối với nước Đức và bà Merkel.
Sau quyết định nói trên của Quốc hội Đức, Thổ sẽ lại khống chế EU và đòi EU nhượng bộ thêm để bù vào việc không ngăn cản nổi Quốc hội Đức thông qua nghị quyết kia.
Chuyện vấn đề người tị nạn lẫn việc tàn sát hay diệt chủng người Armenia đều rất nhạy cảm đối với nước Đức và bà Merkel. REUTERS
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Đạt Lai Lạt Ma: Châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn
Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma cho rằng châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn và đó không phải là giải pháp lâu dài.
Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma nói về việc tiếp nhận người tị nạnREUTERS
Trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) tại Ấn Độ ngày 31.5, nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma cho rằng các nước châu Âu đã nhận quá nhiều người tị nạn và đó không phải là giải pháp lâu dài giải quyết cuộc khủng hoảng này, theo RT.
Nhà sư Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: "Khi nhìn vào khuôn mặt của từng người tị nạn, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, chúng ta đều cảm thấy thương cảm. Những người may mắn hơn có nghĩa vụ giúp đỡ họ. Mặc dù vậy, lúc này việc tiếp nhận họ là quá nhiều".
Theo nhà sư Tây Tạng, nhiều người tị nạn không thể hòa nhập với xã hội châu Âu. "Châu Âu, ví dụ như Đức không thể trở thành một đất nước Hồi giáo. Đức là Đức. Việc tiếp nhận quá nhiều người như vậy trên thực tế sẽ tạo ra những khó khăn", Đạt Lai Lạt Ma nói.
Người tị nạn ở Trung Đông, Bắc Phi đang chọn châu Âu làm điểm đến, bất chấp nguy hiểm tính mạng trên đường đi REUTERS
Vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng tị nạn trở nên trầm trọng, Đạt Lai Lạt Ma đã hoan nghênh các nước châu Âu như Đức, Áo vì tiếp nhận người tị nạn. Nhưng thời điểm đó, nhà sư Tây Tạng cũng nhấn mạnh mỗi nước chỉ nên tiếp nhận một số lượng hạn chế người tị nạn mà thôi.
Theo nhà sư này, việc đến trời Âu sinh sống chỉ nên là lựa chọn tạm thời của những người tị nạn, họ cần phải trở về và giúp sức tái thiết đất nước của mình sau khi các cuộc xung đột được giải quyết.
Làn sóng người tị nạn ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ về châu Âu đã ở mức lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phần nhiều trong số họ mất nhà cửa vì những cuộc xung đột và khủng hoảng tại quê nhà.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Gần 2.000 người biểu tình đòi thủ tướng Đức từ chức Đám đông tuần hành ở Berlin hôm qua yêu cầu bà Angela Merkel rời ghế do đã cho phép hơn một triệu người di cư từ Trung Đông đến nước này trong năm ngoái. Đám đông tuần hành phản đối chính sách nhập cư của Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: Reuters Với khẩu hiệu "Bà Merkel phải ra đi", "Người Hồi giáo không...