Quan hệ Saudi Arabia – Iran ‘ấm’ lên trước thềm trở lại Nhà Trắng của ông Trump
Saudi Arabia và Iran đang xích lại gần nhau, thể hiện qua các cuộc gặp gỡ cấp cao và hợp tác quân sự trong bối cảnh Trung Đông chuẩn bị ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Aref (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: IRNA
Theo hãng thông tấn Iran IRNA ngày 12/11, Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Aref đã mời Thái tử Saudi Mohammed bin Salman đến thăm Tehran, nói rằng con đường mới mở ra cho sự phát triển quan hệ Tehran – Riyadh là con đường “không thể đảo ngược”.
Phát biểu trên được ông Aref đưa ra trong cuộc họp với thái tử Saudi Arabia bên lề cuộc họp bất thường của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia).
Ông Aref nêu rõ: “Không còn nghi ngờ gì nữa, lợi ích của việc tăng cường quan hệ này không chỉ bao gồm Iran và Saudi Arabia, mà chắc chắn, xét đến đặc điểm và tác động của hai quốc gia lớn này đối với khu vực và thế giới Hồi giáo, điều này sẽ dẫn đến sự tăng cường hợp tác khu vực và đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo”.
Video đang HOT
Đài phát thanh tự do châu Âu (RFE/RL) cho rằng các động thái gần đây cho thấy mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran đang có dấu hiệu cải thiện, với việc Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Saudi Arabia, Tướng Fayyad al-Ruwaili, vừa thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Irann.
Những diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh tình hình chính trị ở Trung Đông đang thay đổi, đặc biệt là trước sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Saudi Arabia, quốc gia có đa số người Sunni, đã cắt đứt quan hệ với Iran do người Shi’a thống trị vào năm 2016 sau khi các khu liên hợp ngoại giao của nước này ở Tehran và Mashhad bị những người biểu tình tấ.n côn.g phản đối việc Riyadh hành quyết giáo sĩ Nimr al-Nimr.
Chuyến thăm của Tướng Fayyad al-Ruwaili là một tín hiệu tích cực, sau khi Saudi Arabia và Iran đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 3/2023 thông qua các cuộc đàm phán do Trung Quốc làm trung gian. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia cũng đã đến thăm Iran vào tháng 6/2023.
Nghiên cứu viên Hamidreza Azizi tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức cho rằng thời điểm của chuyến thăm này rất quan trọng, khi nhiều quốc gia đang chuẩn bị cho sự trở lại của ông Trump trên cương vị tổng thống Mỹ. Ông Azizi nhận định rằng Saudi Arabia muốn “cam kết” với tiến trình hòa bình với Iran và không muốn chiến thắng của ông Trump “gây nguy hiểm” cho mối quan hệ vừa được cải thiện.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Trump đã có mối quan hệ tốt với các quốc gia Arab vùng Vịnh và ủng hộ nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa các nước Arab với Israel – đối thủ không đội trời chung của Iran. Mặc dù Saudi Arabia chưa bình thường hóa quan hệ với Israel, con rể của ông Trump, Jared Kushner, được cho là đã thảo luận về khả năng này kể từ năm 2021.
Ngoài ra, tháng trước, Saudi Arabia cũng thông báo đã tổ chức tập trận quân sự với Iran ở Biển Oman, thêm một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên nồng ấm hơn.
Có thể nói việc cải thiện quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, hai cường quốc khu vực, sẽ có tác động đáng kể đến an ninh và ổn định của Trung Đông, đặc biệt trong bối cảnh sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump.
Iran, Iraq thảo luận về thực hiện thỏa thuận an ninh chung
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Iran cho biết Ngoại trưởng nước này Seyed Abbas Araghchi và Cố vấn an ninh quốc gia Iraq Qasim Al-Araji đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận an ninh biên giới mà 2 nước đã ký hồi tháng 3 năm ngoái.
Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi và Cố vấn an ninh quốc gia Iraq Qasim Al-Araji tại cuộc họp ở Tehran ngày 10/11/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong cuộc họp tại thủ đô Tehran, ông Araghchi đã nêu bật mối quan hệ "tốt đẹp" giữa Iran và Iraq trong mọi lĩnh vực, đồng thời cho rằng hợp tác an ninh song phương là rất quan trọng.
Ngoại trưởng Iran hy vọng rằng bằng cách thực hiện đầy đủ thỏa thuận an ninh, 2 nước sẽ đảm bảo an ninh bền vững dọc theo biên giới chung.
Về phần mình, cố vấn an ninh quốc gia Iraq Al-Araji đã trình bày báo cáo về tiến độ thực hiện thỏa thuận an ninh, khẳng định quyết tâm của chính phủ nước này trong việc thực hiện thỏa thuận một cách đầy đủ. Ông Al-Araji tuyên bố Iraq và Iran là 2 quốc gia Hồi giáo anh em và láng giềng, có mối quan hệ song phương "rất tốt đẹp", nhờ đảm bảo an ninh và ổn định dọc theo biên giới chung.
Cũng tại cuộc họp trên, hai bên đã thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Dải Gaza và Liban, kêu gọi các quốc gia Hồi giáo nỗ lực hơn nữa và có sự phối hợp chặt chẽ hơn để chấm dứt các hoạt động quân sự của Israel ở khu vực Tây Á sớm nhất có thể và viện trợ nhân đạo cho những người Palestine cũng như Liban phải di dời do xung đột.
Hồi tháng 3/2023, tại thủ đô Baghdad của Iraq, Iran và Iraq đã ký thỏa thuận an ninh, trong đó sự phối hợp trong việc bảo vệ biên giới giữa hai nước. Thỏa thuận này chủ yếu nhằm chống lại các phe phái người Kurd hoạt động trong khu vực tự trị người Kurd ở Iraq, bao gồm các biện pháp đảm bảo việc không có nhóm vũ trang nào có thể tấ.n côn.g Iran từ lãnh thổ Iraq, việc di dời các nhóm này đến các trại "khó tiếp cận" ở khu vực người Kurd ở Iraq.
Quốc gia BRICS kết nối mạng lưới liên ngân hàng với Iran Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Iran trong mạng lưới ATM của Nga. Ảnh minh họa: RIA Novosti Bước đi quan trọng này nhằm mục đích đơn giản hóa các giao dịch tài...