Quan hệ quân sự mật thiết của Ấn Độ với Nga – Mỹ đang “bóp nghẹt” Trung Quốc?
Giới chuyên gia nhận định, mối quan hệ quân sự ngày càng mật thiết của Ấn Độ với 2 cường quốc Nga – Mỹ được xem đang “bóp nghẹt” chiến lược bá chủ khu vực của Trung Quốc.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong năm nay, Ấn Độ đã tiến hành tập trận chung với cả 2 cường quốc quân sự là Mỹ và Nga. Ngoài ra, vào ngày 11/12, quân đội Ấn Độ còn tham gia cuộc diễn tập mang tên “Tay trong tay 2018″ với Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố của hai nước.
Binh sĩ Trung Quốc – Ấn Độ tham gia tập trận chung “Tay trong tay 2018″.
Cuộc diễn tập kéo dài 14 ngày này diễn ra ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Cuộc tập trận chung giữa Trung – Ấn được triển khai từ năm 2013. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, chương trình diễn tập bị hoãn do tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở cao nguyên Doklam nằm trên dãy núi Himalaya.
Ngoài tập trận chung với Trung Quốc, Ấn Độ còn đang tiến hành diễn tập với không quân và hải quân Nga. Giai đoạn đầu của cuộc tập trận Avia Indra diễn ra ở Lipetsk của Nga hồi tháng Chín. Giai đoạn diễn tập thứ hai diễn ra ở Jodhpur vào ngày 10/12 và kết thúc vào 21/12.
Ấn Độ cũng đã tập trận chung với Mỹ trong sự kiện Cope 18 kéo dài 11 ngày ở phía Tây Bengal. Cuộc tập trận này đã kết thúc vào ngày 14/12.
Trung Quốc không khỏi “hoang mang”
Video đang HOT
Chuyên gia Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định, việc Ấn Độ mở rộng quan hệ quân sự khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng.
“Những thỏa thuận an ninh và quốc phòng được Ấn Độ ký kết với các cường quốc dường như tăng khả năng phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Ấn Độ với các đối tác nước ngoài. Động thái này đang làm ảnh hưởng lớn tới chiến lược quân sự của Trung Quốc đặc biệt là trong thời bình”, SCMP dẫn lời ông Koh.
Tàu hải quân Mỹ – Nhật – Ấn tham gia diễn tập chung.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mối quan hệ chính trị – quân sự giữa Mỹ – Ấn cũng như hoạt động mua bán vũ khí giữa hai nước đang tăng mạnh. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 10 năm qua, Mỹ đã bán cho Ấn Độ lô vũ khí trị giá 15 tỷ USD.
Chính những thương vụ mua bán vũ khí này đã giúp mối quan hệ Mỹ – Ấn thêm phần gắn bó đồng thời đưa Ấn Độ cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia tham gia vào các cuộc thảo luận về tự do hàng hải, chống khủng bố và an ninh đường biển ở châu Á tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra hồi tháng 11 ở Singapore.
Sự góp mặt của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ được xem như sự hiện diện của “Bộ tứ Kim cương” để thảo luận về tầm ảnh hưởng quân sự và kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Nhà nghiên cứu Ấn Độ Abhijit Singh nhận định, tham vọng đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác quân sự của Ấn Độ xuất phát từ mong muốn duy trì tầm ảnh hưởng trong khu vực.
“Trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách tái thiết các mối quan hệ chính trị với Trung Quốc, nhiều chính trị gia và chuyên gia Ấn Độ cho rằng Bắc Kinh vẫn đang cố gắng đưa chính phủ Ấn Độ vào trong phạm vi tầm ảnh hưởng”, ông Singh nói.
Còn theo chuyên gia Debasis Dash tại Đại học Malaya ở Kuala Lumpur, Malaysia, “Trung Quốc thực sự cảm thấy băn khoăn về những tính toán chiến lược của Ấn Độ nhất là đối với những động thái mạnh mẽ của quốc gia này ở phía đông và trên Ấn Độ Dương”.
Ông Dash cho rằng so với Trung Quốc, Ấn Độ xem Nga là một người bạn đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, mối quan hệ đối tác ngày càng lớn mạnh giữa Mỹ – Ấn ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương còn giúp mở rộng phạm vi hợp tác giữa hai nước.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã tìm cách vận động Nga và Mỹ để quốc gia này gia nhập “Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân” vốn có 48 nước thành viên chuyên mua bán công nghệ và nguyên liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại cực lực phản đối Ấn Độ trở thành thành viên của tổ chức khi cho rằng, New Delhi chưa tham gia ký kết Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân.
Nhà nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturvedy tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học quốc gia Singapore cho rằng, chính cú huých của Ấn Độ trong việc đa dạng hóa quan hệ đối tác quân sự có thể tạo ra thế cân bằng trong khu vực giữa lúc Mỹ và Trung Quốc chạy đua giành ưu thế quân sự.
Theo Infornet
Cảnh báo sự thất bại của Hải quân Mỹ trong cuộc chiến với Nga
Hải quân Mỹ có nguy cơ thất thế trong cuộc xung đột trên biển với Nga hoặc Trung Quốc nếu cường quốc quân sự đứng đầu thế giới không nâng cấp các phi đội máy bay chiến đấu và tàu sân bay.
Tạp chí The National Interest dẫn báo cáo từ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) cho biết, nếu Mỹ không hiện đại hóa đội tàu sân bay của nước này, thì Lầu Năm góc cần xem xét nghiêm túc việc đầu tư tài chính nhằm nâng cấp các máy bay chiến đấu tác chiến trên tàu sân bay.
Theo báo cáo của CSBA, sau năm 1991, khả năng chiến đấu của các hạm đội Mỹ suy giảm đáng kể. Máy bay chiến đấu Grumman F-14 Tomcat, máy bay săn ngầm Lockheed S-3 Viking đã bị loại khỏi biên chế, thay thế bằng máy bay tiêm kích ném bom F/A-18 Hornet và F/A-18E/F Super Hornet. Tuy nhiên, những thay đổi này đã tác động tiêu cực đến phạm vi hoạt động của máy bay tác chiến trên tàu sân bay, và trong thời điểm hiện nay, rất khó để đánh bại quân đội Nga và Trung Quốc.
"Năm 2018, phạm vi bay của máy bay tác chiến tàu sân bay là 1,3 nghìn dặm. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang phát triển tên lửa chống hạm tầm xa và những vũ khí khác, đặt ra mối đe dọa cho tàu sân bay và các phi đội máy bay chiến đấu của Nga", The National Interest phân tích.
"Các hạm đội tác chiến tàu sân bay Mỹ thiếu tầm hoạt động, sức bền, sức chịu đựng và tính chuyên nghiệp hóa để sẵn sàng đương đầu với những chiến dịch quân sự với Nga, Trung Quốc", The National Interest kết luận.
TÙNG DƯƠNG
Theo TPO/Sputnik News
Ấn Độ tin không bị Mỹ trừng phạt khi mua S-400 của Nga Ấn Độ tin tưởng rằng Mỹ sẽ miễn trừ trừng phạt và sẽ thông báo cho chính quyền Tổng thống Donald Trump khi hợp đồng mua S-400 của Nga hoàn tất. Hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra thông báo miễn trừ cho Ấn Độ theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua...