“Quan hệ” nhầm: Cô gái 18 thành bé 12 (?!)
Hắn bị tòa xử phạt do đã “quan hệ” với người yêu chưa đủ 13 tuổi (Hình minh họa)
12 năm sau khi chia tay với bạn gái, Cường bị tòa xử phạt do đã “quan hệ” với người yêu chưa đủ 13 tuổi.
Vừa qua, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Cường tám năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Ngay sau phiên xử, bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hiện vụ án đang chờ xử phúc thẩm.
Quanh chuyện của Cường, các chuyên gia pháp luật cho rằng đây là vụ yêu nhầm trẻ em mà việc xử lý hình sự là quá nặng. Bởi về bản chất, hành vi phạm tội của bị cáo là do nhận thức kém, sự việc xảy ra 12 năm trước nên không còn nguy hiểm cho xã hội…
Ra tòa vì yêu nhầm trẻ con
Theo hồ sơ, đầu tháng 9-1998, Cường làm thuê cho một lò bánh mì tại thị trấn An Lạc (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Sau đó, Cường nảy sinh tình cảm với cô C. đang làm công nhân may ở nhà trọ kế bên. Thấy cô gái phổng phao, cao lớn, sinh năm 1980 (theo giấy chứng minh), Cường không chút nghi ngờ rằng cô vẫn chưa đủ 18 tuổi…
Sau nhiều lần “quan hệ”, cuối năm 1998, Cường dẫn bạn gái về gia đình, bàn tính chuyện cưới xin. Tuy nhiên, dì của cô gái phản đối quyết liệt. Tiếp đó, bà làm đơn tố giác Cường với cơ quan chức năng vì đã yêu đương với đứa cháu mới 12 tuổi của mình. Bà còn bảo cái giấy chứng minh mà Cường nhìn thấy là của người khác chứ không phải của cháu bà.
Cường đã bị công an huyện mời đến làm việc rồi cho về. Cũng từ đó, Cường và cô gái bặt tin nhau. Cường đến tỉnh Bình Dương cưới vợ sinh con, mở lò làm bánh mì sinh sống qua ngày mà không hề biết đã bị công an khởi tố và phát lệnh truy nã. 12 năm sau, vào cuối tháng 4-2010, Cường bị bắt.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Cường bật khóc nói rằng mình không cố tình phạm tội mà nghĩ C. đã trưởng thành và khi ấy hai người cũng thương nhau thực sự. Thế mà không ngờ kết thúc một tình yêu lại là việc bị cáo phải vướng vòng lao lý…
Video đang HOT
Xử sơ thẩm ngày 22-9, TAND TP.HCM nhận định dựa vào giấy khai sinh và lời khai của dì người bị hại đủ cơ sở kết luận người bị hại chưa đủ 13 tuổi. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em. Hành vi của Cường là nguy hiểm, thuộc trường hợp có tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra cũng như tại tòa, Cường thành khẩn khai báo, nhân thân tốt nên tòa xử phạt bị cáo tám năm tù, mức án dưới khung hình phạt của khoản 4 Điều 112 BLHS (có mức án từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình)…
Không nên nặng tay!
Luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi vi phạm của Cường là do nhận thức pháp luật kém chứ không phải lỗi cố tình. Cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật nhưng sau đó nên miễn trách nhiệm hình sự cho bị can vì tình hình thay đổi, hành vi không còn nguy hiểm…
Luật sư Cao Minh Triết (Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang) cho biết thêm thực tế đã có nhiều vụ án tương tự và nhiều nơi đã miễn trách nhiệm hình sự cho bị can như trường hợp của anh Thuận ở Tây Ninh… Theo luật sư Triết, nếu người phạm tội cố tình “yêu” trẻ em để thỏa mãn dục vọng, gây ra hậu quả như có con nhưng từ bỏ trách nhiệm thì phải xử lý nghiêm khắc. Còn nếu họ phạm tội do nhận thức pháp luật kém (như trường hợp của Cường), phạm tội do lạc hậu, bản thân chưa có tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo hoặc họ đã tổ chức cưới hỏi, sống chung hạnh phúc, lương thiện, có con với nhau thì nên tha miễn cho họ để thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.
“Mong sớm về với vợ con…” Ngày 1-12, qua nhiều bước làm thủ tục theo diện người nhà vào thăm nuôi, chúng tôi gặp được Cường trong trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM). Bà Khích, mẹ của Cường, với vẻ mặt khắc khổ, nghèo khó, đi cùng chúng tôi bật khóc rưng rức. Cứ đều đặn một tháng hai lần, bà lại khăn gói nhờ con rể chở từ Bình Dương lên Chí Hòa thăm Cường. Lần nào ra về bà cũng nước mắt ngắn dài vì thương con. Khi gặp chúng tôi, Cường bảo bảy tháng qua trong nhà giam với mình đã như một bản án dài vô tận. Cường kể: “Sau ngày biệt tin với C., tôi chỉ làm thuê khắp nơi trong thành phố để mưu sinh và thường xuyên về nhà. Thậm chí năm 2001, tôi còn làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân tại Công an huyện Củ Chi chứ đâu có nghĩ mình bị truy nã…”. Với trình độ lớp 2, công việc tại lò bánh mì lại bấp bênh nên Cường đã nghèo lại hoàn nghèo. Năm 2002, Cường tổ chức đám cưới với một cô gái ở huyện Gò Công (Tiền Giang). Sau đó, hai vợ chồng có một thằng con trai kháu khỉnh. Gần đây, Cường dành dụm được một ít tiền rồi vay mượn thêm để mở một lò bánh mì nhỏ ở huyện Dĩ An (Bình Dương). Thế nhưng vừa khai trương được hai tháng thì bi kịch ập đến… “Lần nào gặp vợ con, tôi cũng tủi hổ vì lỗi lầm của mình từ hơn 10 năm trước. Coi như mình xui rủi nhưng thấy người thân buồn vì những lời gièm pha của hàng xóm, tôi rất xót xa. Tôi lúc nào cũng mong sớm được trở về làm lụng, chăm sóc mẹ con cổ…” – Cường tâm sự. Khi được hỏi về người bạn gái năm xưa, Cường bảo chưa một lần gặp lại, chỉ nghe người ta nói C. đã có chồng và hai con sống yên ổn ở quận Gò Vấp (TP.HCM). Cường cũng rất mong được gặp C. để nhờ làm đơn bãi nại xin giảm nhẹ hình phạt cho mình nhưng không được vì không biết địa chỉ. Gửi vội bịch nylon có vài ổ bánh mì, ít dưa muối và vài thứ đồ dùng cá nhân vì hết giờ thăm nuôi, bà mẹ nhìn theo Cường dặn con ráng giữ sức khỏe. Hình ảnh của mẹ con Cường khiến tôi rưng rưng
Theo Pháp Luật TP. HCM
Đề nghị tăng án cô giáo giết 3 người
Nguyễn Thị Thuận tại phiên tòa phúc thẩm
Phán quyết của Tòa án Quân sự Trung ương đã được đưa ra nhưng gia đình bị hại vẫn kiên trì kiếm tìm công lý với hy vọng, Hội đồng thẩm phán TAND TC sẽ xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đồng loạt kêu oan sau khi tiếp xúc với luật sư
Thuận, Hà, Tiệp đổ cho CQĐT đã bức cung, ép cung mình. Tuy nhiên, cả ba đều không có chứng cứ. Các luật sư Trần Đình Triển, Lê Quốc Đạt cho rằng, có dấu hiệu của tội "Vu khống". Ông Đạt nói, theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, căn cứ để khởi tố vụ án hình sự là có đơn tố giác của công dân; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở vụ án, các bị cáo đã "tố" cán bộ điều tra tại tòa và điều này được ghi vào biên bản phiên tòa; ngoài ra, cơ quan báo chí cũng đã đăng tải thông tin.
Luật sư Trần Đình Triển tranh luận với các luật sư của bị cáo
Ông Triển đặt câu hỏi, tại sao Thuận, Hà, Tiệp đồng loạt kêu oan vào ngày 4-6-2010 (ngày tiếp xúc với luật sư của bị cáo)? Trong khi đó, có bản cung với sự tham gia của các luật sư bào chữa, các bị cáo khai, không bị đánh đập, ép buộc; thậm chí, Thuận còn đồng ý bồi thường cho bị hại thay cả phần của Hà, Tiệp.
Vậy, có hay không việc bức cung? Luật sư Phạm Thanh Tùng (Văn phòng luật sư Phạm Hoàng, bào chữa chỉ định cho Hà, Tiệp trong giai đoạn điều tra) cho hay, ngày 28-1-2009, ông chính thức tham gia tố tụng (quá trình điều tra tại Công an TP Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu và VKS Quân khu Thủ đô - Bộ Quốc phòng).
Nhận thấy đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo đã tước đi sinh mạng của ba người (trong đó có trẻ em) và hủy hoại toàn bộ tài sản của gia đình anh Hưng nên ông Tùng đã nỗ lực cùng CQĐT tìm ra chứng cứ gỡ tội cũng như buộc tội để bảo đảm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Chỉ riêng tội "Giết người" (khoản 1 Điều 93 BLHS), Thuận, Hà, Tiệp đã có thể bị tuyên mức án cao nhất (tử hình).
Giám định viên được triệu tập
Việc Hà, Tiệp chuyển đổi nhận thức (từ nhận tội ở giai đoạn điều tra sang chối tội ở giai đoạn xét xử) là hết sức bình thường, đây là quyền của các bị cáo. Với tư cách là một luật sư bào chữa, luật sư Tùng đã giải thích để Hà, Tiệp thấy được quyền và nghĩa vụ của mình, thấy được lợi - hại khi nhận tội hoặc chối tội. Nhưng hai bị cáo này đã bỏ ngoài tai và họ nói: "Không tin luật sư". Chính bởi thái độ ấy, ông Tùng không tiếp tục bào chữa cho họ trong giai đoạn xét xử.
"Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, anh Hưng là sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cho nên việc điều tra truy tố đã được CQĐT - Công an TP Hà Nội, CQĐT - Bộ Tổng tham mưu và VKS Quân khu Thủ đô - Bộ Quốc phòng - điều tra một cách cẩn trọng; khi có sự chứng kiến của tôi, các bị cáo không bị bức cung. Các bị cáo chối tội bằng cách phản cung, theo tôi đó không phải là suy nghĩ đúng đắn; đây là tình tiết tăng nặng hình phạt" - luật sư Tùng nói.
Tuy nhiên, Tòa án Quân sự Trung ương nhận định, không đủ căn cứ xem xét các bị cáo về tội này (?).
Nhận định của giám định viên
Luật sư bào chữa và cả luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại đều bác hai can xăng và chiếc thước nhôm được trưng bày tại tòa. Đại diện VKS Quân sự Trung ương khẳng định, đây chỉ là vật dụng tương tự, mang tính minh họa. Nhưng viện vào đó, Hà, Tiệp cho rằng, không tìm ra vật chứng thì không thể kết tội họ. Được tòa triệu tập, giám định viên Nguyễn Viết Nội khẳng định, hiện trường cháy có một chiếc thước nhôm (ngắn hơn chiếc được trưng bày tại tòa và bị cong). Lúc đó, trong nhà có nhiều vật liệu xây dựng nên cán bộ chuyên môn không biết hung thủ sử dụng chiếc thước nhôm để rót xăng và đã không thu giữ. Nhưng trong bản ảnh có chụp lại.
Cũng theo ông Nội, án cháy là án khó so với các loại án khác; thậm chí, tội phạm còn dùng đám cháy hòng xóa dấu vết. Khi ông Nội đến hiện trường, buồng ngoài của tầng một nhà anh Hưng đã cháy hoàn toàn; phía đông có bệ sứ vệ sinh, bát đĩa. Luật sư của bị cáo cho rằng, kết luận giám định và biên bản hiện trường mâu thuẫn (điểm phát cháy ở ngoài cửa nhưng cơ quan giám định kết luận, phát cháy ở góc trong nhà) nhưng theo giám định viên, điều này lô gíc bởi lẽ:
Cháy do xăng khác với chất cháy bình thường. Điểm phát cháy không phải là một điểm mà là vết loang. Hiện trường cho thấy, lượng xăng được sử dụng từ ba đến năm lít và xăng đọng nhiều ở góc nhà, giáp cửa ra vào. Có lửa, đám cháy lan rộng. Lúc này, cửa chỉ có tác dụng ngăn người ra vào chứ không thể ngăn xăng. Phía trong cửa có rèm vải pha nylon dầy nên lửa bắt rất nhanh. Có thể thấy, điểm phát cháy trong nhà là do động tác rót xăng từ ngoài vào. Nếu kết luận, điểm phát cháy ở ngoài cửa thì không thể hiện được thủ đoạn, phương thức của tội phạm.
Mặt khác, thực hiện khám nghiệm hiện trường thì sơ đồ, biên bản, tang vật là ba yếu tố đi liền với nhau. Để hiểu rõ vụ cháy phải xem xét kỹ các yếu tố này. "Tôi khẳng định, kết luận giám định và hồ sơ giám định hiện trường không có mâu thuẫn. Cửa đã khóa chặt thì tội phạm không thể vào nhà đốt, người trong nhà thì không ai tự đốt; chỉ có người rót xăng từ ngoài vào. Cũng là con người, nhìn thấy vong linh thác oan, chúng tôi phải có trách nhiệm làm rõ đến cùng hung thủ gây ra vụ án. Khi đối tượng khai, dùng thước nhôm rót xăng vào nhà rồi châm lửa, tôi thấy nhẹ lòng vì đã làm tròn trách nhiệm" - ông Nội chia sẻ.
Trước sự ra đi của những người thân trong gia đình đồng đội, ông Nguyễn Hoàng Hà (chỉ huy trực tiếp của anh Nguyễn Chí Hưng) giãi bày, từ khi xảy ra vụ án, không có ngày nào ông không theo dõi diễn biến của vụ án. Gần ba năm trôi qua nhưng mọi người đều thấy vụ án như mới xảy ra. Bản án của toà sơ thẩm sẽ đúng nếu sau vụ án xảy ra, các bị cáo ra đầu thú, ăn năn hối cải, thành tâm xin lỗi gia đình bị hại cầu xin gia đình bị hại tha thứ. Nhưng, trong vụ án này, chúng ta không thấy được điều đó. Ông Hà đã đề nghị HĐXX - Tòa án Quân sự Trung ương cân nhắc, sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với Thuận, Hà, Tiệp. Tiếc rằng, phán quyết không như mong muốn...
Chiếc thước nhôm ở hiện trường vụ cháy
Đã năm ngày trôi qua kể từ khi Tòa án Quân sự Trung ương tuyên y án sơ thẩm với Thuận về tội "Giết người", "Hủy hoại tài sản" mà sự phẫn nộ vẫn chưa nguôi ngoai trong gia đình anh Nguyễn Chí Tuấn. Ông Lực (bố của nạn nhân Bùi Thu Hà) ngậm ngùi vì đã nỗ lực mà tòa phúc thẩm không xem xét thấu đáo vụ án. "Từ khi xảy ra vụ án cho đến nay, gia đình Thuận chưa một lần đặt chân đến gia đình tôi để thắp nén nhang trước vong hồn người đã mất hoặc nói lời xin lỗi. Tại tòa, các bị cáo lại phủ nhận sạch trơn mọi tội lỗi mình gây ra. Hậu quả là tang thương mà Thuận và đồng bọn vẫn thề thốt mình không phạm tội.
Tôi nghe hàng xóm kể lại, trong đám tang các con mình (lúc đó, sự thật về vụ án còn chìm trong bóng tối) mọi người đã phải đuổi Thuận ra ngoài vì chị ta tỏ ra vui mừng quá mức, liên tục cười nói, điện thoại như không phải đang lo việc tang lễ..." - ông Lực cất giọng chua chát. Còn bà Hoàng Thị Huỳnh (mẹ của nạn nhân Nguyễn Chí Hưng) cũng không thiết ăn uống vì nghĩ các con không thể "ngậm cười nơi chín suối". Nhìn mẹ già héo hon, anh Tuấn giận mình vì đã chọn lầm vợ. Phán quyết của Tòa án Quân sự có hiệu lực pháp luật nhưng không vì thế mà gia đình bị hại dừng bước đi đòi công lý.
Theo quy định, nếu thấy việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử thì Viện trưởng VKS Quân sự Trung ương hoặc Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương sẽ kháng nghị. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có căn cứ, bản án phúc thẩm này sẽ được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
"Sau phiên tòa phúc thẩm, một người dân sinh sống ở TP HCM đã liên lạc với gia đình ông Lực xin số tài khoản và chuyển năm triệu đồng để hỗ trợ gia đình tiếp tục theo đuổi vụ án. Chúng tôi rất xúc động và cảm thấy được chia sẻ" - anh Tuấn cho hay. Đó cũng là lý do, gia đình bị hại vẫn luôn vững tin công lý sẽ làm sáng tỏ vụ án!
Theo Pháp luật & Xã hội
Bi kịch khi yêu nhầm trẻ em Bị cáo Nguyễn Như Tuấn "Chồng à! Vợ xin lỗi vì đã làm cho chồng khổ vì vợ như thế. Vợ cũng đau khổ lắm nhưng không làm được gì cho chồng bây giờ, vì bố mẹ vợ bắt vợ phải làm chồng khổ, vợ cũng khổ lắm..."- Đó là những dòng chữ nguệch ngoạc, ngắn ngủi của cô gái chưa đầy 13...