Quan hệ ngoại giao Albania-Hy Lạp tiếp tục leo thang căng thẳng
Ngày 1/11, Albania đã triệu Đại sứ Hy Lạp tại Albania sau khi xảy ra làn sóng biểu tình phản đối vụ cảnh sát Albania bắn chết một người thiểu số gốc Hy Lạp trên lãnh thổ Albania.
Chiếc xe cứu thương chở xác của ông Kostandinos Kacifa ở Tirana ngày 20/10. (Nguồn: LSA)
Vụ việc làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ vốn “không xuôi chèo mát mái” giữa 2 quốc gia láng giềng.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Albania cho biết đã triệu Đại sứ Eleni Surani để phản đối các cuộc biểu tình ở thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki của Hy Lạp trong những ngày qua.
Một số người biểu tình quá khích còn phóng hỏa một văn phòng du lịch của Albania tại Hy Lạp.
Các cuộc biểu tình nhằm phản đối vụ ông Konstantinos Katsifas, mang 2 quốc tịch Albania và Hy Lạp, bị cảnh sát Albania bắn chết ngày 28/10 tại làng Bularat, miền Nam Albania.
Bularat nằm ở khu vực biên giới phía Albania và là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số Hy Lạp.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra khi ông Katsifas, 35 tuổi, dùng súng tự động Kalashnikov bắn chỉ thiên tại một lễ tưởng niệm binh lính Hy Lạp tử nạn trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Ông Katsifas đã không tuân lệnh của cảnh sát yêu cầu ông này hạ vũ khí và đã nã súng vào cảnh sát, kéo theo một cuộc đấu súng dài 30 phút. Đoạn video ghi lại vụ việc đã được truyền thông Albania đăng tải.
Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền Athens đã yêu cầu Albania cung cấp thêm thông tin, trong khi Tirana cho biết đang tiến hành cuộc điều tra toàn diện.
Mối quan hệ giữa Albania và Hy Lạp vốn tồn tại nhiều tranh cãi về ngoại giao, trong đó vấn đề người thiểu số là nguồn cơn gây căng thẳng.
Hai nước cũng đang trong tiến trình đàm phán để giải quyết bất đồng dai dẳng liên quan tới vấn đề đường lãnh hải.
Theo vietnamplus
NATO "mở cửa" nghênh đón Macedonia, đẩy cao sức nóng chia rẽ trong EU
Liên minh Châu Âu bị chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không, nhưng NATO vẫn sẵn sàng chào đón Skopje.
EU chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không. Ảnh: Reuters.
Với sự ủng hộ đàm phán thành viên từ các chính phủ EU khác và Ủy ban Châu Âu, Albania và Macedonia hy vọng các bộ trưởng Châu Âu sẽ đồng ý cho phép trong cuộc họp ngày 26.6 tại Luxembourg. Điều này sẽ dẫn tới sự phê chuẩn của các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ngày 28.6.
Tuy nhiên, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch, đang phản đối và có thể tìm cách đưa thêm các điều kiện, theo các quan chức EU.
Sau khi Macedonia và Hy Lạp giải quyết vấn đề tên nước, điều vốn cản trở tiến trình gia nhập EU, các cuộc đàm phán mở sẽ đánh dấu bước đi rõ ràng nhất trong nỗ lực mở rộng khối sang 6 nước Balkan sau nhiều năm xao lãng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh có thể sẽ phê chuẩn các cuộc đàm phán thành viên với Macedonia tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới.
"Tôi mong đợi và hy vọng những người đứng đầu nhà nước, chính phủ có thể đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập", ông Stoltenberg nói.
Ông cho biết, thỏa thuận với Hy Lạp trong việc đổi tên sang Cộng hòa Bắc Macedonia là "một thỏa thuận lịch sử tạo ra một cơ hội lịch sử" cho Skopje gia nhập NATO.
Hồi tháng 4, tổng thống Pháp tuyên bố không ủng hộ việc mở rộng EU khi nội bộ chưa cải cách và lập trường này vẫn không đổi, theo các nhà ngoại giao.
Các nhà ngoại giao khác nói rằng, quan ngại về nhập cư là vấn đề cốt lõi.
"Cải cách là điều được kỳ vọng trước khi mở các cuộc đàm phán bởi chúng ta có những yêu cầu cao", một nguồn ngoại giao Pháp nói.
Hồi tháng 5, Pháp và Hà Lan đã gửi văn bản tới các chính phủ EU khác nhấn mạnh việc thiếu cải cách tư pháp, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức là lý do Albania và Macedonia chưa sẵn sàng đàm phán tư cách thành viên EU.
"Quan điểm của họ là chưa đủ điều kiện để mở ra các cuộc đàm phán gia nhập", một nhà ngoại giao EU nói.
Nhiều ngoại giao, quan chức EU nói rằng, quan ngại sâu sắc hơn của ông Emmanuel Macron là việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Albania và Macedonia sẽ đưa vào tay các chính trị gia cực hữu, những người nhận được sự ủng hộ với cam kết dân túy nhằm ngăn chặn nhập cư.
"Ông Macron cảm thấy điều này sẽ mở ra cánh cửa cho chính trị cánh hữu bởi tiếng tăm của tội phạm có tổ chức ở Albania. Họ không muốn mở ra điều này trước cuộc bầu cử Châu Âu năm sau", quan chức EU giấu tên nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ mở rộng khối vì lý do địa chính trị cũng như chống ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.
"Pháp nên nhìn theo chiều hướng chiến lược của việc đưa người Balkan phương Tây gần EU hơn. Lập luận của chúng tôi là các cuộc đàm phán mở không đồng nghĩa với kết quả là các cuộc đàm phán gia nhập", nguồn tin của chính phủ Đức nói.
H.LIÊN
Theo Laodong
NATO lập kế hoạch khắc chế tàu ngầm Nga Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nghiên cứu phát triển các phương tiện không người lái dưới biển nhằm chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm Nga. Theo đó, vào tháng 7/2018, các nước NATO đã ký kế hoạch phát triển công nghệ chung nhằm chống lại thuỷ lôi và tàu ngầm của các...