Quan hệ Nga -Trung vụ lợi, tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc
Bắc Kinh và Moscow vốn luôn sát cánh bên nhau, đối trọng với phương Tây. Nhưng điều này có thể thay đổi trong bối cảnh một Trung Quốc trỗi dậy cần đến những hướng đi riêng.
Cuối tháng 9 vừa qua, phái đoàn Trung Quốc đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Klimkin tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để thảo luận về khả năng ủng hộ Kiev giành ghế tại Hội đồng Bảo an.
Theo Foreign Policy, đây là bước đi đánh dấu quan hệ có chiều hướng đi xuống với Nga. Trung Quốc vốn luôn lên tiếng ủng hộ các hành động của Nga ở Liên Hợp Quốc. Sự kiện này cũng gửi thông điệp rõ ràng rằng đồng minh gần gũi nhất của Moscow sẵn sàng theo đuổi hướng đi riêng, ngay cả khi đi ngược lại lợi ích của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Việc Trung Quốc duy trì sự ủng hộ đối với Nga ở Liên Hợp Quốc ngày càng gia tăng sức ép về mặt ngoại giao, đe dọa đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các đối tác thương mại ở Trung Đông hay Ukraine.
Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Ukraine, vượt qua Mỹ. Cuối cùng Ukraine đã giành được ghế trong Hội đồng Bảo an với 177 phiếu ủng hộ từ 193 nước. Tất nhiên khác với Nga hay Trung Quốc, Ukraine không có quyền phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Một quan chức Hội đồng Bảo an bình luận rằng, Bắc Kinh và Moscow vẫn tồn tại nhiều bất đồng trong các vấn đề trên thế giới. “Việc Nga sáp nhập Crimea hay cùng Iran tăng cường hỗ trợ quân sự cho Syria đều không đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Rõ ràng tồn tại khoảng cách giữa hai bên”.
Video đang HOT
Trong tương lai gần, một sự thay đổi lớn, đối lập giữa Trung Quốc và Nga sẽ chưa thể xảy ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đang dần tác động để Bắc Kinh rời xa Nga, nhằm gây sức ép chính trị, buộc Nga phải kiềm chế các hoạt động quân sự ở Ukraine hay Syria.
Liên minh Trung-Nga tại Hội đồng Bảo an từ lâu đóng vai trò đối trọng với những tham vọng của Mỹ cũng như trong rất nhiều vấn đề an ninh cấp bách toàn cầu.
Hai nước đã 4 lần cùng phủ quyết các nghị quyết buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức. Trung Quốc cũng cần Nga trong vấn đề Triều Tiên.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên không hoàn toàn còn êm thấm. Khi Nga bắt đầu không kích tại Syria cuối tháng trước, Trung Quốc không tỏ ra nhiệt tình.
Ngay cả trong những lĩnh vực mà hai bên cùng chung lập trường, Trung Quốc và Nga đã cũng có những lý do riêng. Trong vấn đề sử dụng vũ lực ở Địa Trung Hải để ngăn dòng người tị nạn, Moscow phản đối khi cho rằng điều này là quá mức cần thiết. Trong khi đó, Trung Quốc lo ngại phương Tây sẽ lợi dụng nghị quyết của Liên Hợp Quốc để tác động đến các hoạt động thương mại của nước này trong khu vực.
“Trong rất nhiều trường hợp, Bắc Kinh đang cố tạo ra khoảng cách với Moscow”, nhà phân tích chính trị tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu Richard Gowan nhận định.
Ông Gowan cho rằng, hiện chưa rõ liệu Trung Quốc chỉ bất đồng với Nga về cách vấn đề riêng lẻ hay đây là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ. Dù sao, Bắc Kinh sẽ không thể sớm rời xa trong tương lai gần bởi hai bên vẫn cần đến nhau trong các vấn đề bất đồng với phương Tây.
“Mối quan hệ Nga-Trung không đơn giản như mọi người thường nghĩ, cùng nhau chống lại các chính sách của phương Tây”, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Viện Brookings Philippe Le Corre nhận định
Ông Corre cho rằng, Tổng thống Nga Putin rất cần những người bạn và tìm cách nuôi dưỡng quan hệ tốt với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh vẫn không an tâm vì những hành động can thiệp quân sự của Nga ở Syria và Ukraine.
“Nga-Trung có cùng quan điểm về đối sách với phương Tây nhưng lại tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực”, theo ông Corre. “Nền kinh tế Nga có dấu hiệu sụt giảm và Trung Quốc không muốn bị cô lập trong cuộc đua trở thành cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới”.
Đăng Nguyễn (theo Foreign Policy)
Theo_Người Đưa Tin
Đối thoại Nga - Mỹ về Syria: vẫn bất đồng và bế tắc
Cuộc đối thoại giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ về vấn đề Syria không đạt được kết quả nào cho tương lai của quốc gia này.
Đối thoại Nga, Mỹ về Syria vẫn bất đồng và bế tắc - Ảnh minh họa: AFP
Cuộc đàm phán được trông đợi giữa các ngoại trưởng Nga, Mỹ, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria kết thúc hôm 23.10 ở thành phố Vienna, Áo mà không có kết quả gì đáng kể, AFP cho hay.
AFP mô tả không khí cuộc họp giữa các ngoại trưởng nặng nề ngay từ đầu khi cả ngoại trưởng Mỹ, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự phản đối trước mặt ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về việc Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà Mỹ và đồng minh muốn lật đổ.
Không khí băng giá kéo dài làm cuộc đối thoại giữa các ngoại trưởng muốn tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của Syria trở nên phá sản. Thay vào đó các nước tham gia đàm phán đưa ra những tuyên bố của riêng mình.
Nga có vẻ như đã tìm kiếm thêm đồng minh đứng về phía mình trong vấn đề của Syria khi cho biết chiến dịch không kích của Moscow sắp tới sẽ co thêm Jordan tham gia, theo AFP.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Mỹ muốn cuộc đối thoại mở rộng với sự tham gia của nhiều nước cùng tìm giải pháp cho vấn đề ở Syria, và ông hy vọng đối thoại đó sẽ diễn ra vào cuối tháng 10.2015.
"Điều mà chúng tôi thống nhất đạt được với nhau là thông tin những vấn đề cần thiết và đồng ý sẽ có một cuộc gặp khác, hy vọng vào thứ sáu tuần tới với cuộc họp có nhiều bên tham gia", Ngoại trưởng Kerry nói với các nhà báo.
Liên quan đến ông Assad, Ngoại trưởng Nga khẳng định cuộc đối thoại không đề cập đến việc giải quyết số phận của Tổng thống Assad như những đồn đoán trước khi cuộc đối thoại diễn ra, theo TASS. Ông Lavrov khẳng định các bên đối thoại về tương lai của Syria.
Ngoại trưởng Lavrov đồng ý nhóm đối thoại mở rộng cho nhiều nước và đề nghị Iran, Ai Cập thậm chí cả Tổng thống Assad. Moscow cho rằng vấn đề của Syria phải có sự tham gia và quyết định của người Syria.
Tuy nhiên, ông Kerry từ chối sự tham gia của Tehran và cả ông Assad vì cho rằng "ông Assad không thể tạo ra động lực cho hòa bình".
Theo Thanhnien
Nga-Mỹ tồn tại bất đồng sau điện đàm về tình hình Syria Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã không đạt được sự đồng thuận nào sau cuộc điện đàm nhằm tránh va chạm trong chiến dịch chống IS ở Syria. Truyền thông phương Tây dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei...