Quan hệ Nga – Mỹ lại “dậy sóng” những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
Chính quyền Tổng thống Trump những ngày qua đã liên tiếp chĩa mũi nhọn vào Nga từ việc tố cáo Nga đứng đằng sau các vụ tấn công mạng “nghiêm trọng” đến việc đóng cửa hai lãnh sự quán cuối cùng tại nước này.
Đáng chú ý, quan hệ với Nga lâu nay không phải là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo này cũng còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc. Điều này một lần nữa cho thấy, mối quan hệ Nga- Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden chắc chắn cũng sẽ không “êm xuôi”.
Với quyết định hồi cuối tuần qua đóng cửa 2 lãnh sự quán tại Vladivostok và Yekaterinburg, Mỹ hiện chỉ duy trì một cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất tại Nga là Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow. Lý do đưa ra là nhằm tối ưu hóa công việc của phái bộ ngoại giao tại Nga. Tuy nhiên, kênh truyền hình CNN dẫn bức thư của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới Quốc hội khẳng định, Washington muốn giải quyết những vấn đề về nhân sự thường trực của phái bộ ngoại giao tại Moscow theo mức trần mà Nga đặt ra năm 2017, cũng như những bế tắc giữa hai nước liên quan tới thị thực ngoại giao.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ có dấu hiệu ngày một tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức. Trước đó hôm 18/12, Mỹ cáo buộc Nga đứng đằng sau chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ, bất chấp việc Đại sứ quán Nga tại Washington tuyên bố “không liên can tới các hành vi tấn công trên không gian mạng”. Theo các chuyên gia an ninh, chiến dịch tấn công này cho phép tin tặc truy cập vào các hệ thống tin học đầu não và hệ thống điện quốc gia.
Ông Yohannes Abraham, người đứng đầu nhóm chuyển giao của ông Joe Biden đã khẳng định, vụ tấn công là một “mối lo ngại lớn” và chính quyền sắp tới của Mỹ sẽ buộc thủ phạm phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump dù sau đó đã lên tiếng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công mạng cũng như vai trò tình nghi của Nga, song việc Mỹ liên tiếp chĩa mũi nhọn vào Nga đã dự báo về một mối quan hệ không êm ả dưới thời người kế nhiệm Joe Biden.
Tại cuộc họp báo thường niên hôm 17/12, khi đề cập quan hệ với Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa chỉ trích việc quan hệ hai nước bị biến thành “con tin” cho các chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ hi vọng, Tổng thống đắc cử giàu kinh nghiệm của Mỹ Joe Biden sẽ tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến hai nước.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng tổng thống mới đắc cử của Mỹ sẽ hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ông ấy là người có kinh nghiệm trong các vấn đề về đối nội và đối ngoại. Chúng tôi hy vọng, tất cả các vấn đề nảy sinh, hoặc ít nhất một số trong các vấn đề phát sinh trong quan hệ song phương sẽ được giải quyết dưới thời chính quyền mới của Mỹ”, Tổng thống Putin nhận định.
Chỉ chúc mừng ông Joe Biden sau khi đại cử tri đoàn bỏ phiếu khẳng định chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ, rõ ràng bản thân Tổng thống Vladimir Putin và nước Nga nói chung đều có nhiều lý do để không kỳ vọng vào khả năng quan hệ với Mỹ được khởi động lại hay cải thiện rõ nét dưới thời ông Joe Biden. Thực tế là suốt 8 năm làm Phó Tổng thống Mỹ và ngay cả đến nay, ông Joe Biden nhiều lần công khai nhìn nhận Nga là “mối đe dọa lớn nhất” đối với Mỹ. Chính vì thế nhiều nhà quan sát cho rằng, không phải Nga, mà là việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và các đồng minh ở NATO có lẽ mới là những ưu tiên ngoại giao lớn nhất đối với Tổng thống đắc cử Mỹ khi ông bước chân vào Nhà Trắng ngày 20/1 tới./.
Mối lo Trump làm lộ bí mật quốc gia sau khi rời Nhà Trắng
Trump từng nhiều lần vô tình tiết lộ thông tin mật cho truyền thông và cả lãnh đạo nước ngoài, điều khiến giới tình báo, an ninh không khỏi lo lắng.
Khi David Priess còn là một sĩ quan Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông đã phải bay tới Houston để cập nhật cho cựu tổng thống George H.W. Bush về những diễn biến mới ở Trung Đông và tham vấn ông. Những thông tin này đều là tuyệt mật. Đây là một phần truyền thống lâu đời khi các cựu tổng thống Mỹ thường được hỏi ý kiến và có quyền truy cập vào một số bí mật của quốc gia.
Song Priess và các cựu quan chức tình báo khác cho rằng tổng thống đắc cử Joe Biden tốt nhất là không nên giữ truyền thống đó trong trường hợp của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters .
Đế chế bất động sản của Trump đang đối mặt nhiều áp lực tài chính và thương hiệu của ông đang bị tổn thương, điều làm giới chức tình báo lo ngại rằng Tổng thống có thể lợi dụng những bí mật quốc gia để thu về lợi ích riêng.
Theo tài liệu do New York Times đăng tải, hồ sơ thuế của Trump cho thấy ông dường như đang đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Ông đã đích thân đảm bảo cho một khoản nợ trị giá hơn 400 triệu USD của các công ty do ông đứng tên giữa lúc đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo ngành du lịch, khách sạn, lĩnh vực chủ đạo trong đế chế kinh doanh Trump.
Trump nhiều lần khẳng định tình hình tài chính của ông hoàn toàn ổn và các khoản nợ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản ông nắm giữ. Tuy nhiên, nhìn chung, những khoản nợ ngân hàng nước ngoài lớn thường là yếu tố khiến một người bị hủy quyền tiếp cận thông tin mật. Chủ nợ lớn nhất của Trump được cho là Ngân hàng Deutsche, ngân hàng Đức có mối liên kết với Nga.
Các cựu tổng thống Mỹ sau khi rời Nhà Trắng thường kiếm tiền bằng việc viết sách và diễn thuyết nhưng không cựu tổng thống nào có mối liên hệ kinh doanh quốc tế chằng chịt như Trump. Ông có lợi ích kinh doanh và các mối quan hệ làm ăn ở cả Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác của Mỹ, những nước luôn thèm khát các bí mật an ninh quốc gia Mỹ dù là nhỏ nhất.
"Trump đã cho thấy ông là một tổng thống không coi trọng việc giữ bí mật", Jack Goldsmith, quan chức cấp cao Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush, nhận xét. "Ông ấy có xu hướng không coi trọng các quy tắc liên quan đến an ninh quốc gia. Và ông ấy khuynh hướng thích bán đi những thứ mang lại giá trị cho bản thân".
Goldsmith và các chuyên gia khác lưu ý rằng Tổng thống Trump từng nhiều lần bất cẩn tiết lộ thông tin mật. Ông từng chia sẻ với Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Nga hồi năm 2017 về thông tin đe dọa khủng bố cực kỳ nhạy cảm mà Mỹ được một đồng minh cung cấp. Năm ngoái, ông đăng lên Twitter một bức ảnh vệ tinh bí mật về cơ sở hạt nhân của Iran.
Trong các cuộc phỏng vấn với nhà báo Bob Woodward để lấy tư liệu cho một cuốn sách mới xuất bản hồi mùa thu, Trump đã khoe về hệ thống vũ khí hạt nhân bí mật mà cả Nga và Trung Quốc đều không biết.
Theo Washington Post, các nguồn tin của Woodward "về sau xác nhận rằng quân đội Mỹ có một hệ thống vũ khí bí mật mới nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết". Họ còn thấy "bất ngờ" vì Tổng thống Trump lại tiết lộ nó.
Khi Trump thông báo với công chúng về cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al Baghdadi, ông cũng tiết lộ những thông tin mật và nhạy cảm về cuộc tấn công như có một con chó nghiệp vụ bị thương, 8 trực thăng đã được điều động đưa đặc nhiệm Mỹ tới địa điểm hành động và họ đã thực hiện sứ mệnh trong khoảng hai tiếng.
Năm 2017, Trump đã tiết lộ vị trí của hai tàu ngầm hạt nhân Mỹ gần Triều Tiên cho Tổng thống Philippines.
Năm 2018, New York Times đưa tin Trump thường xuyên dùng điện thoại không bảo mật gọi cho bạn bè, tạo lỗ hổng để gián điệp nước ngoài nghe lén.
Doug Wise, cựu sĩ quan CIA tuần qua đăng một bài viết trên trang tin Just Security cảnh báo rằng việc Trump có quyền tiếp cận các thông tin tuyệt mật sau khi rời Nhà Trắng sẽ tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Các khoản nợ lớn của Trump là "rủi ro phản gián rõ ràng và đáng báo động", Wise viết.
Cựu giám đốc CIA John Brennan cho rằng chính quyền Biden cần cẩn trọng khi cân nhắc liệu có nên giữ truyền thống để Trump tiếp cận với các thông tin mật trong tương lai hay không.
"Chính quyền mới cần được tham vấn và lập tức tiến hành đánh giá nhằm xác định xem liệu Tổng thống Donald Trump có nên tiếp tục được truy cập thông tin mật không dựa trên những hành động trong quá khứ và mối quan ngại sâu sắc về những gì ông ấy có thể làm trong tương lai", Brennan nói.
Ông Trump có thể rải 'đá tảng' trên đường ông Biden vào Nhà Trắng Dù chỉ còn chưa đầy 2 tháng ngồi lại văn phòng, Tổng thống Trump vẫn có thể "ngáng đường" chính quyền kế nhiệm. Cách đây vài ngày, chính quyền Trump cho phép nhóm của ông Biden bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực. Tập trung theo đuổi kiện tụng, nhà lãnh đạo Mỹ rất hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Các...