Quan hệ Nga-Mỹ có thực sự tốt đẹp thời Trump?
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sớm gửi lời chúc mừng tới Donald Trump sau khi tỷ phú Mỹ chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Lời chúc mừng nồng ấm từ ông chủ Điện Kremlin là tín hiệu cho thấy quan hệ sẽ trở nên thân thiện giữa Nga và Mỹ, hoặc ít nhất là giữa ông Putin và ông Trump.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Sun
Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng song phương vẫn nghiêm trọng trước khi Trump chính thức nhậm chức, Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama vừa triển khai một lực lượng đặc nhiệm dọc biên giới Lithuania giáp Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Asta Galdikaite của Lithuania cho biết, Mỹ đã đồng ý hỗ trợ thêm về quân sự sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm ở miền đông Ukraina. Báo Anh Express dẫn lời nữ quan chức này mô tả sự hiện diện của Lực lượng Chiến dịch Đặc biệt Mỹ ở Lithuania là một trong những lá chắn chống lại cái gọi là “mối đe dọa quân sự từ Nga”.
Mỹ và các đồng minh NATO cũng sẽ cử các tiểu đoàn với quân số lên tới 1.200 lính tới mỗi một trong 3 quốc gia vùng Baltic – gồm Lithuania, Latvia, Estonia – và cả Ba Lan vào mùa xuân năm 2017.
Quan hệ giữa chính quyền Obama sắp mãn nhiệm và Nga tiếp tục băng giá sau cáo buộc Tổng thống Putin ra lệnh tấn công mạng lấy cắp email khiến ứng viên Tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ thất cử.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Với tình trạng đó, liệu quan hệ giữa hai bên có cải thiện khi ông Trump lên nắm quyền?
Sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump, Điện Kremlin cho biết, trong thông điệp gửi tới tỷ phú Mỹ, Tổng thống Putin đã bày tỏ “hy vọng sẽ cùng nhau hợp tác để đưa mối quan hệ Nga – Mỹ ra khỏi tình trạng khủng hoảng”.
Quan hệ song phương vốn đã rơi vào băng giá thời gian gần đây, với việc Mỹ tạm dừng đối thoại với Nga về thực thi thỏa thuận ngừng bắn (ở Syria) và cáo buộc Moscow không giữ đúng cam kết. Nhiều nhân vật gạo cội trên chính trường Mỹ, trong đó có cả Tổng thống Obama, chỉ trích đích danh ông Putin.
Tuy nhiên, khi chiếc gậy Tổng tư lệnh nước Mỹ về tay Donald Trump, mọi thứ có thể sẽ khác đi.
Tổng thống đắc cử từng bày tỏ sự ngưỡng mộ Putin bởi “sự kiểm soát rất mạnh mẽ” của ông đối với nước Nga. Phía nhà lãnh đạo Nga cũng ca ngợi Trump “tài giỏi” và không tiếc lời khen ông trùm bất động sản.
Trump nói rằng, ông không thích hệ thống cách thức nước Nga đang được vận hành, nhưng ông tin chắc ông Putin là nhà lãnh đạo giỏi hơn Tổng thống Obama. Trump còn nói rằng, ông cảm thấy hai người sẽ hòa hợp, và dường như ông Putin cũng cảm nhận tương tự.
Sau cuộc bầu cử Mỹ, Putin tuyên bố Nga cần phải tăng cường năng lực quân sự. Ngay sau đó, Trump lên Twitter khẳng định, Mỹ cần “tăng cường và mở rộng” năng lực hạt nhân của mình. Hành động của hai người đã làm dấy lên lo ngại về một thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới.
Tuy nhiên, những phát biểu “bênh Putin” của Trump trên Twitter cho thấy, Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ hàn gắn quan hệ song phương với Nga.
Tại sao Putin thích Trump? Hồi tháng 4, khi được hỏi giữa Hillary Clinton và Donald Trump thì ai sẽ xấu hơn đối với Nga, Putin trả lời rằng ông đang tìm kiếm những người tốt hơn cho nước Nga. Ông cũng nhấn mạnh mong muốn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, nói rằng Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện sẵn sàng phục hồi quan hệ song phương.
Truyền thông Nga nói chung cũng thiện cảm hơn với Trump, và mô tả Hillary Clinton như một kẻ thù lạnh lùng.
Vadim Tyulpanov, một thành viên Thượng viện Nga, bình luận với báo Moscow’s Life News rằng người Mỹ đã quá mệt với những nhà lãnh đạo hung hăng quá mức, và chiến thắng của Trump có thể dẫn tới sự hợp tác giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.
(Theo Vietnamnet)
Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân
Thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" của những kẻ khủng bố
Giáo hoàng Francis đã có hành động ý nghĩa khi tiến hành nghi thức rửa và hôn chân những người tị nạn theo đạo Hồi, Hindu và Công giáo giữa lúc làn sóng kỳ thị chống Hồi giáo đang lên cao sau vụ tấn công khủng bố Brussels.
Giáo hoàng làm nghi lễ rửa chân cho người tị nạn - Ảnh: AP
Trong số những người tị nạn tham gia có ba người Hồi giáo đến từ Mali, Syria và Pakistan, một người theo đạo Hindu đến từ Ấn Độ.
Theo AP, Đức giáo hoàng cũng lên án vụ tấn công khủng bố ở Brussels như là "hành động của chiến tranh" được thực hiện bởi những kẻ khát máu.
Địa điểm mà Giáo hoàng thực hiện nghi lễ rửa và hôn chân diễn ra tại một trại tị nạn ở Castelnuovo di Porto, thuộc ngoại thành Rome và nhân dịp Tuần thánh lễ Phục sinh.
Nghi thức ngày thứ Năm linh thiêng (Holy Thursday) vốn nhằm diễn lại việc Chúa Jesus đã có hành động rửa chân cho các tông đồ trước khi chịu khổ hình đóng trên thập giá, việc làm này nhằm truyền tải thông điệp tận hiến và phục vụ cho muôn người.
Khi thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" được những kẻ khủng bố thực hiện, đồng thời chỉ ra hành động khủng bố là nhằm làm mất tình đoàn kết anh em giữa những người di dân.
"Chúng ta đến từ những nền văn hóa và có niềm tin tôn giáo khác nhau: Hồi giáo, Hindi, Công giáo, Thiên chúa giáo cổ Ai Cập (Copts), Phúc âm (Evangelical), nhưng sau hết chúng ta vẫn là những người anh em trước đấng Thượng đế, và chúng ta cùng có niềm khao khát được sống trong yên bình như nhau", trích trong bài giảng của Giáo hoàng Francis.
Nhiều người di cư tị nạn đã khóc khi Giáo hoàng Francis quỳ trước mặt họ, đổ nước thánh từ một bình bằng đồng lên đôi chân của họ, lau chúng sạch sẽ và rồi hôn lên chúng.../.
Theo Tuổi trẻ
Theo_VOV
Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ tại Na Uy Hội Người Việt Quê hương tại Na Uy đã tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu nhằm tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nguồn tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Na Uy cho biết nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, Hội Người Việt Quê hương tại Na Uy đã tổ chức...