Quan hệ Nga – Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, mối quan hệ này có tiềm năng định hình lại trật tự khu vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một động thái đáng chú ý trên bàn cờ địa chính trị thế giới, Tổng thống Iran Massoud Pezeshkian sẽ có chuyến thăm chính thức tới Moskva vào ngày 17/1 để ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sự kiện này đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia, Đài Sputnik (Nga) ngày 16/1 đưa tin.
Nền tảng của mối quan hệ đối tác
Theo Phó Giáo sư Foad Izadi thuộc Khoa Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Tehran, việc ký kết hiệp ước hợp tác sắp tới giữa Nga và Iran nêu bật thực tế rằng hai quốc gia này có nhiều điểm chung về địa lý và lợi ích chiến lược. Hai nước cùng chung Biển Caspi và có mối quan hệ lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ.
Ông Izadi lưu ý thái độ thù địch của Mỹ và một số quốc gia châu Âu đối với Nga và Iran cũng đòi hỏi “nhiều sự hợp tác hơn giữa hai nước” và nói thêm rằng “để đảm bảo rằng chúng ta sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, các quốc gia có cùng lợi ích và mục tiêu nên hợp tác với nhau”.
Về phần mình, chuyên gia quân sự Nga Yuri Lyamin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cho rằng hiệp ước hợp tác giữa hai nước được kí kết năm 2001 đã không còn đáp ứng được nhu cầu hợp tác hiện tại. Ông Lyamin nhấn mạnh rằng trong thỏa thuận mới, hợp tác an ninh sẽ giữ một “vị trí đặc biệt”.
Video đang HOT
Các lĩnh vực hợp tác chủ chốt
Thứ nhất, hợp tác kinh tế và thương mại. Trong bối cảnh cả hai nước đều đang chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây, việc tăng cường quan hệ kinh tế là điều tất yếu. Chuyên gia Izadi chỉ ra rằng Iran có thể cung cấp nhiều mặt hàng mà Nga trước đây nhập khẩu từ châu Âu. “Nga từng mua rất nhiều hàng hóa từ châu Âu trước cuộc xung đột ở Ukraine và một số hàng hóa đó có sẵn ở Iran. Vì vậy, các công ty Iran sẽ vui vẻ cung cấp một số sản phẩm không đến Nga từ châu Âu,” ông nói.
Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh. Lĩnh vực này được xem là “một phần không thể thiếu trong quan hệ Iran – Nga trong nhiều thập kỷ qua”. “Iran sở hữu một số năng lực trong các lĩnh vực này mà Nga muốn khai thác và sử dụng. Ngược lại, Nga cũng có những tiềm lực mà Iran quan tâm. Vì vậy, giống như bất kỳ mối quan hệ nào khác, hai bên đều có sự trao đổi ‘cho và nhận’”, chuyên gia Izadi nhận xét.
Thứ ba, hợp tác không gian. Chuyên gia Izadi nhấn mạnh triển vọng hợp tác trong lĩnh vực không gian, nơi Nga có “công nghệ tiên tiến hơn Iran”. Về phần mình, chuyên gia Lyamin bổ sung rằng Iran đặc biệt quan tâm đến “kinh nghiệm to lớn” của Nga trong việc phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Về ý nghĩa chính trị, hiệp ước được ký kết trong bối cảnh địa chính trị phức tạp tại Trung Đông, đặc biệt sau sự sụp đổ của chính quyền Assad ở Syria – một đồng minh quan trọng của cả Nga và Iran. Ngoài việc ký kết hiệp ước, hai nhà lãnh đạo Nga và Iran dự kiến sẽ thảo luận về việc mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, vận tải, hậu cần và nhân đạo.
“Hiệp ước sẽ khẳng định mong muốn của các bên về sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng và tương tác vì lợi ích của hòa bình và an ninh ở cấp độ khu vực và toàn cầu”, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tuyên bố.
Séc đán.h giá cao tiềm năng hợp tác kinh tế với Việt Nam
CH Séc và Việt Nam có tiềm năng hợp tác kinh tế lớn và CH Séc luôn coi trọng cũng như mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên Đối tác Chiến lược.
Tập đoàn Mega của CH Séc mong muốn hợp tác với Việt Nam. Ảnh: Ngọc Biên - P/v TTXVN tại CH Séc
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại CH Séc, bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã gặp bà Katerina Sequensova, Tổng Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Séc, phụ trách các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) và hợp tác kinh tế phát triển, cùng dự có Đại sứ Việt Nam tại CH Séc Dương Hoài Nam.
Tại cuộc gặp, Tổng Vụ trưởng Katerina Sequensova ghi nhận tiềm năng hợp tác kinh tế của hai bên còn rất lớn, trong đó hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau.
Tổng Vụ trưởng Katerina Sequensova chào mừng Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng có chuyến thăm làm việc tại CH Séc, nhấn mạnh CH Séc coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc và sớm nâng tầm quan hệ hai bên lên Đối tác Chiến lược.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định quan hệ hai nước đang ở giai đoạn rất tốt đẹp, cảm ơn Bộ Ngoại giao Séc đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam làm tốt vai trò đầu mối thúc đẩy hợp tác hai nước.
Về chính trị, ngoại giao, hai bên ghi nhận quan hệ hai nước có nhiều bước tiến tích cực trên tất cả các lĩnh vực, duy trì trao đổi đoàn các cấp, trong đó có chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Séc (4/2023) và Phó Chủ tịch Hạ viện Séc (5/2023) và chuyến thăm Séc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (6/2023), đã góp phần củng cố sự tin cậy, gắn bó và hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Đồng thời, hai bên cũng đán.h giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương và khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc ứng cử các cơ quan của Liên hợp quốc.
Về quan hệ kinh tế và đầu tư, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ vui mừng khi Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của CH Séc trong ASEAN, thương mại song phương hai chiều đang phát triển rất mạnh mẽ, với mức tăng trưởng ấn tượng 20-30%/năm so với cùng kỳ.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh hợp tác đầu tư giữa hai nước đang đứng trước triển vọng to lớn khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVIPA) sẽ được phê chuẩn và thực thi trong thời gian tới, đặc biệt hoan nghênh và khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Séc đầu tư vào Việt Nam, trong đó sự có mặt của Tập đoàn SKODA Auto tại Việt Nam đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam là một trong những ưu tiên của Việt Nam.
Về giáo dục và lao động, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đán.h giá cao chất lượng giáo dục của Séc, các sinh viên Việt Nam được đào tạo tại Séc đều rất thành công, theo đó Thứ trưởng đề nghị thúc đẩy các nội dung tại Ý định thư về hợp tác giáo dục nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Séc (4/2023), cũng như đề nghị Chính phủ Séc tiếp tục tạo điều kiện cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, trao đổi sinh viên Việt Nam-Séc. Trên cơ sở nhu cầu cao về lao động có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, Thứ trưởng cũng đề nghị Chính phủ Séc nghiên cứu việc thúc đẩy việc đưa điều dưỡng viên của Việt Nam sang CH Séc làm việc.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh cộng đồng người Việt là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại CH Séc, là một trong những cộng đồng được công nhận là dân tộc thiểu số tại CH Séc, có đóng góp tích cực xây dựng và phát triển của sở tại và đóng góp vào quan hệ song phương Việt - Séc.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cũng cảm ơn Chính phủ Séc đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Na.m sin.h sống, làm việc, học tập thời gian qua, đề nghị tiếp tục quan tâm hỗ trợ thời gian tới, trong đó có việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho người Việt Nam, tạo điều kiện tổ chức dạy tiếng Việt trong các trường học phổ thông tại Séc...
Đáp lời Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Tổng Vụ trưởng Katerina Sequensova rất vui mừng về những thành công của cộng đồng người Việt tại CH Séc thời gian qua; ghi nhận tiềm năng hợp tác kinh tế của hai bên còn rất lớn, trong đó hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau; nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đặc biệt là thương mại song phương; tiếp tục thúc đẩy tăng cường giao lưu nhân dân, coi đây chính là nền tảng quan trọng của quan hệ hữu nghị giữa hai nước; sẽ nghiên cứu và trao đổi với các cơ quan chức năng về việc cấp học bổng, trao đổi sinh viên với Việt Nam, cũng như các lĩnh vực tiềm năng khác hai bên có thể khai thác; mong muốn được đón đoàn Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - CH Séc.
Nhân dịp này, Tổng Vụ trưởng Katerina Sequensova cũng gửi lời chia buồn sâu sắc của Chính phủ Séc tới Chính phủ Việt Nam đối với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39 Ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nhật Bản tham dự Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản thường niên lần thứ 39 tại Bangkok (Thái Lan). Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (thứ 5, từ trái sang) cùng các trưởng đoàn chụp ảnh chung....