Quan hệ Mỹ – Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu
Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới”, cựu Thủ tướng Singapore đã đưa ra các kiến giải về vấn đề địa chính trị nổi bật của thế giới vào lúc này: đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Ông Lý cho rằng thay vì tìm cách cản trở sự vươn lên của Trung Quốc trở thành siêu cường toàn cầu, Mỹ nên tìm cách làm việc một cách tích cực với Trung Quốc để định hình nên một trận tự thế giới mới.
Dưới đây là trích lược bài phỏng vấn của nhiều chuyên gia với cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.
- Ông hình dung thế nào về mâu thuẫn chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc?
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu: Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. Đây không phải là Chiến tranh Lạnh. Liên Xô cạnh tranh với Mỹ vì vị thế tối ưu toàn cầu. Còn Trung Quốc chỉ hành động đơn thuần vì lợi ích của nước họ. Họ không quan tâm tới việc thay đổi thế giới.
Sẽ có một cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng [giữa Mỹ và Trung Quốc]. Tôi nghĩ nó sẽ dịu dần vì Trung Quốc cần Mỹ, cần các thị trường của Mỹ, công nghệ Mỹ và sinh viên của họ cần tới Mỹ để học các cách thức và phương tiện để học kinh doanh, từ đó cải thiện vận mệnh của mình. (…)
Không như quan hệ Mỹ – Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh, ở đây không có xung đột về mặt ý thức hệ đến mức không thể nhân nhượng giữa Mỹ và một nước Trung Quốc nhiệt tình theo đuỏi thị trường. Quan hệ Trung – Mỹ bao gồm cả hợp tác và cạnh tranh. Cạnh tranh giữa họ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. (…)
Nguy cơ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ rất thấp. Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng vị thế độc tôn của Mỹ là áp đảo và sẽ còn như vậy trong vài thập kỷ tới. Họ sẽ hiện đại hóa lực lượng của mình không phải để thách thức với Mỹ mà là nếu cần, thì có thể gây sức ép với Đài Loan bằng cách phong tỏa hoặc cách khác là gây bất ổn kinh tế.
Việc Trung Quốc tăng cường quân sự đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ rằng Trung Quốc rất nghiêm túc về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, họ không muốn đụng độ với bất kỳ ai – ít nhất là trong 15-20 năm tới.
Trung Quốc tự tin rằng trong 30 năm tới thì quân đội của họ sẽ chủ yếu bắt kịp với quân đội Mỹ về mức độ tinh vi. Còn về lâu dài, họ không coi mình bất lợi trong cuộc chiến này.
Trung Quốc sẽ không để cho phiên tòa quốc tế nào phân xử tranh cãi biển đảo ở biển Đông, nên sự hiện diện của hỏa lực Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là cần thiết nếu như Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc không chiếm ưu thế.
- (Cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố về tư tưởng cân bằng quyền lực lỗi thời trong thế kỷ 21 như sau: “Cả hai [Mỹ và Trung Quốc] đều không thể tiếp tục nhìn thế giới bằng lăng kính cũ nữa, cho dù đó là di sản của chủ nghĩa đế quốc, Chiến tranh Lạnh, hay là thuyết cân bằng quyền lực. Lối nghĩ một mất một còn sẽ chỉ dẫn đến các kết cục tiêu cực”. Vậy theo ông thì việc cân bằng quyền lực sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược của Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc?
Lối nghĩ thận trọng cho thấy nên có một sự cân bằng về quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này phản ánh trong một sự đồng thuận rộng rãi rằng nên duy trì sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.
Video đang HOT
Hiện diện quân sự không phải lúc nào cũng hữu ích. Sự hiện diện của Mỹ mang lại một điều khác biệt và vì hòa bình, ổn định của khu vực. Còn sự ổn định này lại vì lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả của Trung Quốc. (…)
Thế giới phát triển chính vì sự ổn định mà Mỹ thiết lập. Nếu như sự ổn định đó bị lung lay, chúng ta sẽ có một bối cảnh khác.
Trong vòng 20-30 năm tới thì phần còn lại của châu Á – kể cả Nhật và Ấn Độ – cũng không thể sánh ngang Trung Quốc về trách nhiệm cũng như công suất. Do đó chúng ta cần Mỹ để tạo ra thế cân bằng.
Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể tiếp tục vai trò là người chơi then chốt về mặt an ninh và kinh tế tại Thái Bình Dương hay không. Nếu có, tương lai của Đông Á sáng lạn. Nhưng nếu kinh tế Mỹ không khôi phục khả năng cạnh tranh thì đó sẽ là rắc rối.
Tổng thống Nixon là một nhà chiến lược thực dụng. Ông chủ trương làm việc với Trung Quốc chứ không kiềm chế, nhưng ông cũng có thể lặng lẽ tạo dựng cho mình một thế cờ nếu như Trung Quốc không chơi theo luật như một công dân toàn cầu tử tế.
Trong bối cảnh đó, với các quốc gia sẽ buộc phải lựa chọn về phe một nào đó, ông sẽ thu xếp để lôi kéo Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga về phe của mình.
- Theo ông, các lãnh đạo Trung Quốc có suy nghĩ nghiêm túc về việc thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một tại châu Á và trên thế giới không?
Tất nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Bằng phép thần kỳ kinh tế, họ đã chuyển biến một xã hội nghèo nàn giờ đây thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – mà như Goldman Sachs đã dự đoán, họ sẽ còn trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Họ đã theo chân Mỹ đưa người vào không gian, và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Những gì họ có là một nền văn hóa hơn 4000 năm cùng với 1,3 tỉ dân và với nguồn vốn khổng lồ và rất nhiều tài năng để sử dụng. Vậy thì làm sao họ lại không mong muốn trở thành số một ở châu Á và cả thế giới?
Ngày nay, Trung Quốc đang tăng trưởng với tỉ lệ mà 50 năm trước không thể tưởng tượng ra, một sự chuyển mình mạnh mẽ tới mức không ai dự đoán nổi. Người dân Trung Quốc cũng nâng cao các kỳ vọng và tham vọng của mình. Mỗi người Trung Quốc đều muốn có một nước Trung Quốc giàu và mạnh, một quốc gia thịnh vượng, tân tiến và công nghệ cao như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh về vận mệnh chính là một sức mạnh không thể cưỡng lại được.
Không giống như các quốc gia đang nổi khác, Trung Quốc muốn trở thành chính Trung Quốc và được chấp nhận với tư cách như vậy chứ không phải là thành viên danh dự của phương Tây. Trung Quốc sẽ muốn chia sẻ thế kỷ này với Mỹ một cách ngang bằng.
- Vậy Mỹ cần điều chỉnh chính sách và hành động như thế nào để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?
Đối với Mỹ, về mặt cảm xúc thì họ không thể nào chấp nhận việc để cho một người châu Á hất cẳng mình khỏi tây Thái Bình Dương, chứ không phải toàn thế giới, nhất là khi người đó từ lâu đã coi thường và xua đuổi họ với một sự miệt thị như là kẻ suy đồi, bạc nhược, bê tha và lạc lõng.
Ý thức về tính siêu việt của văn hóa của Mỹ sẽ khiến cho sự điều chỉnh này trở nên khó khăn nhất. Người Mỹ tin rằng các tư tưởng của họ là phổ quát – tính siêu việt của việc thể hiện cá nhân, tự do và giải phóng. Nhưng thực tế thì họ không phải và cũng chưa bao giờ như vậy.
Xã hội Mỹ quá thành công trong một thời gian dài như vậy không phải nhờ các tư tưởng và nguyên tắc trên, mà bởi vì một số may mắn về mặt địa chính trị: một nguồn tài nguyên dồi dào và năng lượng từ người nhập cư, dòng vốn và công nghệ rất lớn đổ về từ châu Âu, và hai đại dương rộng lớn ngăn các xung đột trên thế giới không lan tới đất Mỹ.
Mỹ không ngăn được Trung Quốc trỗi dậy. Họ buộc phải chung sống với một Trung Quốc lớn hơn và điều này hoàn toàn lạ lẫm đối với Mỹ vì chưa từng có quốc gia nào đủ lớn để thách thức vị thế của Mỹ. Trung Quốc sẽ có thể làm được điều này trong vòng 20-30 năm tới. Rốt cuộc, Mỹ buộc phải chia sẻ vị thế vượt trội của mình với Trung Quốc.
Trong cán cân thế giới, Trung Quốc sẽ chiếm một quy mô rất lớn, đến mức thế giới buộc phải tìm ra một cán cân mới. Không thể nào giả bộ rằng đây chỉ là một người chơi lớn khác. Đây thực sự là người chơi lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Quốc hội Mỹ đang phản đối bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mới nào. Nếu như Quốc hội mới tiếp tục phản đối FTA, họ sẽ lãng phí thời gian quý báu và có thể sẽ là quá muộn để làm lại. Quốc hội Mỹ phải nhận thức được mức độ rủi ro tới mức nào, và viễn cảnh cho một mối quan hệ cân bằng và vô tư giữa Mỹ và các thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên ngặt nghèo.
Mỗi năm, Trung Quốc thu hút xuất nhập khẩu từ các nước láng giềng nhiều hơn những gì Mỹ làm từ cả khu vực này. Nếu không có FTA, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia ASEAN sẽ hòa nhập vào với nền kinh tế Trung Quốc – đó là một kết cục không thể tránh khỏi.
- Theo ông Mỹ nên tránh các chính sách và hành động gì khi đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc?
Đừng coi Trung Quốc là kẻ thù. Nếu không họ sẽ phát triển một chiến lược chống đối để đánh đổ Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Thực tế, họ cũng đang thảo luận về một chiến lược như vậy. Đua tranh giữa hai quốc gia để tìm thế độc tôn ở tây Thái Bình Dương là điều không tránh khỏi, nhưng không nhất thiết dẫn tới xung đột.
Các nhóm nhân quyền Mỹ moi móc Trung Quốc mà phớt lờ các khác biệt về văn hóa, giá trị và lịch sử, coi các cân nhắc chiến lược trong quan hệ Mỹ – Trung còn không quan trọng bằng một nghị trình đối nội của Mỹ. Cách tiếp cận bừa bãi này có nguy cơ biến Trung Quốc trở thành kẻ thù truyền kiếp của Mỹ. Hiểu thực tế văn hóa Trung Quốc hơn sẽ có thể tạo ra mối quan hệ ít đối đầu hơn. (…)
Chính Mỹ chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác có thể khiến Trung Quốc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhưng việc Mỹ bày tỏ mong muốn khiến Trung Quốc dân chủ hơn đã khiến khó khăn nảy sinh. Trung Quốc bực bội và phản kháng, coi điều này là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ.
Các cường quốc bên ngoài không thể nhào nặn lại Trung Quốc theo đúng hình ảnh của họ. Xã hội Mỹ quá đa nguyên, lợi ích của họ quá đa dạng để có thể có một quan điểm duy nhất hoặc đồng nhất về Trung Quốc. Đôi khi, câu chữ trong lối nói ở Mỹ khiến cho Trung Quốc ngờ ngợ rằng khi Mỹ nói &’tham gia’ thì đó không phải là tham gia vào một cuộc chiến. Trung Quốc cần phải tin rằng Mỹ không muốn cắt đứt với Trung Quốc trước khi họ sẵn sàng thảo luận các vấn đề về an ninh và ổn định của thế giới.
Theo Lê Thu/Atlantic
Vietnamnet
Lãnh đạo thế giới chia buồn với Singapore
Lãnh đạo các nước trên thế giới hôm nay đã gửi lời chia buồn tới Singapore sau khi cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, người có công lớn biến Singapore trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, qua đời.
Thủ tướng Cameron và cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. (Ảnh: AFP)
Thông qua tài khoản chính thức trên trang xã hội Twitter, Nhà Trắng ngày 22/3 dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng thế giới đã mất đi "một nhà lãnh đạo tài năng và có tầm nhìn vĩ đại".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết "ông sẽ cùng cả thế giới tôn vinh cuộc đời của cựu Thủ tướng Lỹ Quang Diệu, người đã đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia năng động nhất trên thế giới hiện nay".
Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ G. W. Bush đã gừi lời chia buồn tới Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng gia đình sau sự ra đi của ông Lý Quang Diệu.
Trong thư chia buồn, cựu Tổng thống Mỹ chia sẻ: "Tôi và Laura (vợ của cựu Tổng thống Bush) cảm thấy buồn trước thông tin ông Lý Quang Diệu qua đời. Ông chính là cha đẻ của đất nước Singapore ngày này, người đã thay đổi cả đất nước và là người đã thúc đẩy đưa khu vực ASEAN trở thành một khu vực năng động phát triển trong kỷ nguyên hiện đại. Đất nước Singapore mà ông xây dựng đang trở thành một lực lượng giúp duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực và thế giới".
Từ Anh, Thủ tướng David Cameron cũng bày tỏ sự tiếc thương sau khi ông Lý Quang Diệu qua đời. Trong thông báo được Văn phòng Thủ tướng Anh công bố, ông Cameron đã ca ngợi cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu là người đã "biến Singapore trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất trong lịch sử thế giới hiện đại".
Thủ tướng Cameron khẳng định: "Ông Lý Quang Diệu là một người bạn của nước Anh. Nhiều nhà lãnh đạo Anh, trong đó có tôi, đã được hưởng lợi từ những lời cố vấn của ông Lý Quang Diệu". Ngoài ra, Thủ tướng Cameron còn dẫn lời "bà đầm thép" Margaret Thatcher từng nói với ông rằng "không có vị thủ tướng nào trên thế giới mà bà ngưỡng mộ hơn ông Lý Quang Diệu".
Tại Úc, Thủ tướng Tony Abbott nhấn mạnh "hôm nay, thế giới sẽ tưởng nhớ tới sự ra đi của một người khổng lồ". Ông nói: "Cách đây 50 năm, ông Lý Quang Diệu đã đưa đất nước Singapore phát triển theo hướng độc lập. Ngày nay, nhờ tầm nhìn và sự quyết tâm của ông, Singapore đã trở thành một trong những nước phát triển nhất trên thế giới. Đúng như những gì ông từng nói, chuyến du hành đáng nhớ của Singapore chính là "từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất".
Nhờ sự lãnh đạo của ông, Singapore đang là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, một trung tâm tài chính của khu vực và thế giới và là một trong những nơi được giới kinh doanh yêu thích nhất. Đất nước Úc xin gửi lời chia buồn tới Singapore".
Thủ tướng John Key của New Zealand cũng bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của ông Lý Quang Diệu. Trong một thông báo, Thủ tướng Key khẳng định: "Tôi từng có vinh dự gặp ông vào năm 2007 trong chuyến thăm cuối cùng của ông tới New Zealand. Ông là một người được biết đến với tầm nhìn xa và con mắt chiến lược sắc bén. Nhờ vậy, những gì ông làm được đã và đang mang tới thành công cho Singapore".
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm nay đã gửi lời chia buồn đến Thủ tướng Lý Hiển Long về sự qua đời của cha ông, Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. "Ông Lý Quang Diệu là một chính trị gia sở hữu sức ảnh hưởng đặc biệt tại châu Á. Ông cũng là một nhà chiến lược thấm đẫm các giá trị phương Đông và có tầm nhìn thế giới", điện chia buồn viết.
Ngoại trưởng Vương Nghị nhận định: "Ông Lý Quang Diệu là người kiến tạo và đặt nền móng đầu tiên cho quan hệ Trung Quốc - Singapore, đồng thời thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai đất nước, và có những đóng góp mang tính lịch sử cho sự phát triển của mối quan hệ này".
"Trung Quốc bày tỏ sự thương tiếc và chia buồn sâu sắc tới đất nước, nhân dân Singapore và gia đình cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu", bức điện viết.
Ngọc Anh- Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo dantri
Lý Quang Diệu đã xây dựng Singapore như thế nào? Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có công lớn đưa Singapore từ một nước thế giới thứ ba trở thành trung tâm tài chính bậc nhất châu Á và thế giới. Những ngày gần đây, tình hình sức khỏe của ông là mối quan tâm hàng đầu của người dân nước này. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu Trong hơn nửa thế...