Quan hệ Mỹ – Triều: Cần nắm lấy cơ hội lịch sử
Nga và Trung Quốc vừa đồng thời lên tiếng kêu gọi nới lỏng trừng phạt với Triều Tiên, coi đó như một tín hiệu đánh giá tích cực nhằm khuyến khích Triều Tiên trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên đã ngừng phóng thử các tên lửa đạn đạo
Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vừa diễn ra ở New York, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng HĐBA LHQ nên cân nhắc “đúng lúc” một điều khoản nhằm “giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt phù hợp với sự tuân thủ của Triều Tiên”. Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng nhấn mạnh không nên triển khai các biện pháp trừng phạt Triều Tiên theo hình thức “trừng phạt hội đồng”, và đã đến lúc gửi một tín hiệu tích cực tới Bình Nhưỡng để khuyến khích nhượng bộ.
Năm ngoái, sau các đợt thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên tiếp của Triều Tiên, HĐBA LHQ đã thông qua 3 nghị quyết trừng phạt với các biện pháp cấm vận cứng rắn nhằm cắt giảm mạnh nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu lao động và hàng dệt may cũng như nguồn cung năng lượng, xương sống của chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các con số thống kê cho thấy, chỉ riêng lệnh cấm xuất khẩu hàng dệt may đã gây thiệt hại khoảng 750 triệu USD cho nền kinh tế Triều Tiên mỗi năm.
Tuy nhiên, những diễn biến liên tiếp trong vài tháng gần đây với các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều, thượng đỉnh liên Triều cho thấy tình hình đang chuyển biến nhanh chóng theo hướng tích cực. Bình Nhưỡng đã có một loạt hành động thiện chí như đóng cửa bãi thử hạt nhân tại Punggye-ri và lên kế hoạch phá bỏ hoàn toàn một cơ sở thử tên lửa đạn đạo chính.
Video đang HOT
Chưa dừng ở đó, thông qua Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chính thức gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định Triều Tiên muốn hoàn tất việc phi hạt nhân hóa để tập trung vào phát triển kinh tế. Bình luận về động thái này của Bình Nhưỡng, ông Moon Jae-in thừa nhận: “Triều Tiên đang thực sự hướng tới con đường phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Vì vậy, các nhà lãnh đạo thế giới cần khuyến khích Bình Nhưỡng tiếp tục con đường này thông qua việc phản hồi tích cực”.
Thế nhưng, bất chấp những dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa Mỹ, Hàn Quốc với Triều Tiên, Washington vẫn tỏ thái độ khá cứng rắn. Vẫn như trước đây, Mỹ kêu gọi tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt Triều Tiên cho đến khi đạt phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng.
Ngay cả đề nghị của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên, cho dù đó chỉ là một hành động mang tính biểu tượng nhằm mang lại sự đảm bảo an ninh đối với Triều Tiên, ông Donald Trump vẫn lắc đầu. Về lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh do cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới chỉ kết thúc bằng hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình mang tính ràng buộc.
Theo lệnh cấm của HĐBA LHQ, Triều Tiên chỉ được nhập khẩu khoảng 540.000 tấn dầu thô/năm thông qua một đường ống dẫn dầu từ Trung Quốc và hơn 60.000 tấn sản phẩm dầu từ Nga và các quốc gia khác. Trong khi Nga và Trung Quốc muốn nới lỏng lệnh cấm để giảm bớt khó khăn cho người dân Triều Tiên với lý do nhân đạo, thì Mỹ vẫn tuyên bố cứng rắn: “Những biện pháp trừng phạt cần được tiếp tục thực hiện mạnh mẽ. Các thành viên của Hội đồng Bảo an, trong đó có Nga và Trung Quốc, cần trở thành ví dụ về nỗ lực đó”.
Chưa bao giờ triển vọng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên lại gần đến như vậy. Đây là một cơ hội lịch sử mà các bên liên quan phải nắm lấy, trong đó có Mỹ. Bước tiến chỉ đến khi hai phía đều có thiện chí và sự nhượng bộ.
Theo anninhthudo
Tổng thống Trump: 'Nếu tôi không đắc cử, chiến tranh Mỹ-Triều đã nổ ra'
Tổng thống Trump khẳng định Mỹ sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến với Triều Tiên nếu như ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
"Nếu tôi không đắc cử, một cuộc chiến với Triều Tiên có lẽ đã nổ ra", Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo kéo dài hơn 1 giờ hôm 26/9 bên lề phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, khẳng định chiến thắng của mình cách đây 2 năm đã mở ra triển vọng về một thỏa thuận hòa bình với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông cùng với đó ông tuyên bố cựu Tổng thống Obama đã suýt châm ngòi cho một cuộc xung đột thảm khốc với Triều Tiên.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. (Ảnh: NDTV)
"Tổng thống Obama nghĩ rằng phải đi tới chiến tranh. Bạn có biết ông ấy đã gần châm ngòi cho một cuộc chiến đến thế nào không? Không phải hàng nghìn mà là hàng triệu người sẽ thiệt mạng trong cái gọi là chiến tranh thế giới", ông Trump nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump nhắc tới người tiền nhiệm liên quan tới các vấn đề Triều Tiên. Vào tháng 6/2018, một tuần sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore, ông Trump nói rằng chỉ nên gọi người tiền nhiệm của mình là anh hùng dân tộc nếu ông Obama có thể hòa hợp với người Triều Tiên.
Cũng trong buổi họp báo hôm 26/9, Tổng thống Trump khẳng định ông đang có một mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
"Ông Kim thích tôi và tôi cũng thích ông ấy. Chúng tôi sẽ cùng thực hiện thỏa thuận", ông Trump nói.
Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 24/9, nhà lãnh đạo Mỹ ca ngợi ông Kim Jong-un đã ngừng các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, thả công dân Mỹ và hồi hương hài cốt binh sỹ Mỹ, tuy nhiên khẳng định Mỹ vẫn sẽ duy trì các lệnh trừng phạt áp đặt lên Bình Nhưỡng.
Ông cũng tiết lộ đã khiển trách Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đặt ra mốc thời gian phi hạt nhân hóa Triều Tiên. "Mất 2, 3 năm hay 5 tháng không quan trọng. Vấn đề là sẽ không còn thử nghiệm hạt nhân và tên lửa", ông Trump cho hay.
Ngoại trưởng Pompeo hôm 19/9 khẳng định Washington sẵn sàng tham gia đàm phán với Bình Nhưỡng ngay lập tức với mục tiêu hoàn thành việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên vào tháng 1/2021.
(Nguồn: CNN, NDTV)
Theo VTC
TTK LHQ kêu gọi Ấn Độ phê chuẩn hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện Trang mạng NDTV ngày 9/9 đưa tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ), Antonio Guterres đã nhắc lại lời kêu gọi Ấn Độ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT). Tổng Thư ký Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Theo TTK Guterres, mặc dù hầu hết trong số hơn 180 quốc gia ký kết đã phê chuẩn CTBT...