Quan hệ Mỹ-Iran và 40 năm là “kẻ thù không đội trời chung”
Sau những căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ, Mỹ và Iran vẫn coi nhau là “kẻ thù không đội trời chung” và từ chối đối thoại để giải quyết những bất đồng.
Vào ngày này 40 năm trước (4/11/1979), hàng trăm sinh viên Hồi giáo đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở trung tâm thủ đô Tehran, Iran – khởi đầu cho mối quan hệ căng thẳng giữa 2 nước kéo dài nhiều thập kỷ qua, mà đến nay vẫn chưa thể hóa giải. Hiện Mỹ – Iran vẫn coi nhau là “kẻ thù không đội trời chung” và từ chối đối thoại với nhau để giải quyết những bất đồng.
Mỹ và Iran vẫn coi nhau là “kẻ thù không đội trời chung” và từ chối đối thoại để giải quyết những bất đồng. Ảnh: ABC News
Trong sự kiện của 40 năm trước, Iran đã bắt giữ hàng chục nhà ngoại giao Mỹ tại Tehran trong suốt thời gian 444 ngày. Hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và Washington đã áp trừng phạt lên Iran sau đó. Dù các nhà ngoại giao Mỹ bị bắt giữ đã được Iran thả với sự trung gian của 1 nhà ngoại giao Angeria, song mối quan hệ giữa 2 nước sau này vẫn không thể tốt hơn.
Tối qua (3/11), Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố, dù hàng chục năm đã trôi qua, song Mỹ vẫn không thay đổi, vẫn tiếp tục hành vi thù địch, gây hấn đối với Iran. Tuy nhiên, nước này sẽ không đầu hàng trước bất kỳ sức ép từ đối thủ truyền kiếp; đồng thời bác bỏ luôn mọi khả năng đàm phán với Washington.
Video đang HOT
“Điều quan trọng nhất là Iran đã chặn được tham vọng của Mỹ về việc gia tăng ảnh hưởng tại Cộng hòa Hồi giáo. Các cuộc đàm phán với Mỹ không được khuyến khích, bởi nó không đơn thuần chỉ là tình cảm. Iran đã chặn được sức ảnh hưởng của kẻ thù. Điều này cho thấy sức mạnh và phẩm giá của đất nước Iran”.
Nhận định thêm về việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cố gắng đứng ra làm trung gian cho 1 cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ – Iran trong tương lai, Đại giáo chủ Iran nhận định, Pháp đang “ngây thơ” khi nghĩ rằng một cuộc gặp như vậy sẽ giải quyết được vấn đề, hoặc là Paris đang đồng lõa với Mỹ, “làm màu” với Iran.
Trong vòng 40 năm qua, mối quan hệ giữa Mỹ – Iran từng có giai đoạn được cải thiện, đặc biệt là sau khi 2 nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran, qua đó Washington đã gỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Tehran, căng thẳng giữa 2 nước đã được đẩy lên 1 nấc thang mới. Đáp lại, Lãnh tụ tối cao Iran đã cấm việc tổ chức các cuộc đàm phán với Mỹ cho tới khi mọi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Những căng thẳng của mối quan hệ Mỹ – Iran cũng đã có lúc sắp bùng nổ thành xung đột quân sự khi Mỹ năm nay đã điều thêm quân cùng các khí tài quân sự tới Trung Đông, với tuyên bố để đối phó với các mối đe dọa hiện hữu từ Iran. Một vài va chạm nhỏ quân sự cũng đã xảy ra. Iran từng cảnh báo, sẽ không có 1 cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” nào giữa Mỹ và Iran, nếu có, nó sẽ là 1 cuộc chiến lan rộng.
Hôm qua, Đại diện Các lực lượng vũ trang Iran, Chuẩn tướng Abolfazl Shekarchi tái khẳng định, trong trường hợp Iran bị Mỹ và các đồng minh xâm lược, thì Tehran sẽ tấn công bất kỳ vùng lãnh thổ nào có các lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh. Theo tướng Shekarchi, nếu kẻ xâm lược phạm phải một sai lầm chiến lược, hành động của họ sẽ được đáp trả bằng vũ lực ở mức độ cao nhất, mạnh mẽ nhất và kẻ thù của Iran sẽ phải hối hận./.
Theo Đình Nam/VOV1
Tổng hợp
Mỹ miễn trừ trừng phạt liên quan tới thỏa thuận hạt nhân Iran
Mỹ có kế hoạch cho phép các công ty Nga, Trung Quốc và châu Âu tiếp tục hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Iran nhằm khiến Tehran khó phát triển vũ khí hạt nhân hơn.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai nguồn thạo tin ngày 31/10 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ban hành lệnh miễn trừ các biện pháp trừng phạt vốn cấm các công ty không thuộc Mỹ giao dịch với Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI).
Việc khôi phục lệnh miễn trừ trừng phạt này sẽ cho phép hoạt động không phổ biến vũ khí hạt nhân tiếp tục diễn ra tại lò phản ứng nghiên cứu nước nặng Arak và nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow do AEOI quản lý.
Tuy nhiên, điều này có thể cũng báo hiệu rằng Washington đang để ngỏ cánh cửa cho đàm phán ngoại giao với Iran.
Theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức), Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Các cường quốc cam kết giúp Iran phát triển năng lượng hạt nhân dân sự, đồng thời Tehran cam kết xây dựng lại lò phản ứng nước nặng tại Arak để tiến hành các nghiên cứu hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, theo đó Iran đã phá hủy lõi lò phản ứng này.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang kể từ ngày 8/5/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử trên và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran./.
Theo Phan An/TTXVN
Iran giới thiệu nhiều thiết bị quân sự tự chế tạo Quân đội Iran ngày 3/10 đã công bố nhiều thiết bị quân sự mới do nước này tự chế tạo trong một buổi lễ tổ chức tại thủ đô Tehran, với sự tham dự của giới chức cấp cao quân đội nước này. Tổng thống Iran Hassan Rouhani (giữa, phía sau) cùng các quan chức cấp cao dự lễ diễu binh của lực...