Quan hệ Mỹ – Cuba sẽ đi đến đâu?
Trong mấy tháng nay có hàng triệu, triệu người trên thế giới tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba.
Người ta vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa đặt ra nhiều câu hỏi vì sao có sự cải thiện quan hệ này mà theo đó ý đồ của mỗi bên ra sao và đưa ra nhiều phỏng đoán đa dạng, khác nhau về triển vọng phát triển của mối quan hệ này.
I. Trước hết, vì sao có sự kiện nói trên?
Các nhà nghiên cứu tình hình quốc tế đã đi vào phân tích về từng phía để rút ra những nhận xét sát hợp.
Về phía Mỹ, họ đưa ra mấy kết luận sau:
- Rõ ràng đây là một thất bại của gần 10 đời Tổng thống Mỹ (từ John F. Kennedy, Lyndon B. Jonhson, Richard Nixon, G. Ford, Bush cha, Roland Reagan, Bush con, B. Clinton đến B. Obama) sau 54 năm dùng mọi biện pháp và thủ đoạn hòng bóp chết cách mạng Cuba nhưng không thành.
Trong hơn nửa thế kỷ đó, các nhà cầm quyền ở Washington hết dùng lực lượng quân sự lớn gồm 15.000 lính đánh thuê để xâm lược Cuba ở bãi biển Giron năm 1961, lại lợi dụng vụ”tên lửa của Liên Xô ở Caribe” năm 1962 để định can thiệp vào Cuba, đến các âm mưu đầu độc hoặc ám hại lãnh tụ Cuba Fidel Castro, kích động sự chống đối và hoạt động lật đổ rồi bao vây, cấm vận, chặn hết mọi ngả đường ra vào Cuba… để gây ra muôn vàn khó khăn cùng cực chồng chất lên nhân dân Cuba.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ kể từ năm 1958 tại cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Washington ngày 20/7. (Ảnh:AFP/TTXVN)
- Mỹ đã kích động hoặc phối hợp với các nước đồng minh và chư hầu ở khắp nơi và tại cả những vùng láng giềng với Cuba để o ép và quấy phá Cuba cả về chính trị, đối ngoại, kinh tế, quân sự, văn hóa, thương mại, tài chính,… nhưng đều thất bại.
- Mỹ đã lợi dụng những diễn biến lớn trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước; sự phá sản của Chiến tranh Lạnh dẫn đến tình hình thế giới hình như chỉ còn một cực, một siêu cường, để gây sức ép mạnh với Cuba trong hoàn cảnh nước này không còn nhận được sự chi viện và giúp đỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa nữa để khuất phục Cuba. Bất chấp việc Đại hội đồng Liên hợp quốc từ năm 1992 năm nào cũng thông qua quyết định yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba nhưng Washington phớt lờ yêu cầu hợp lý này.
- Nhưng trong những năm gần đây, chính bản thân nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn: Mỹ hầu như đã sa lầy ở Afganistan, Iraq, Trung Đông dù Mỹ đã đổ nhiều tỷ USD, vũ khí, khí tài và mất hàng nghìn binh lính tại những nơi này. Gần đây Mỹ và các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là khối xâm lược Bắc Đại Tây dương (NATO) vấp phải tình hình khó xử ở Ukraine khi Liên bang Nga đòi lại bán đảo Crimea từ Ukraine để sát nhập vào Liên bang Nga, khiến Mỹ và đồng minh lúng túng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa quyết liệt điện Kremlin nhưng không có hiệu quả. Khó khăn này cộng với nhu cầu Mỹ phải xoay trục mạnh sang khu vực châu Á – Thái Bình dương để tái cân bằng lực lượng với các cường quốc khác khiến chính quyền của ông Obama cũng phải “chịu nhún” một chút để ổn định “sân sau” của mình ở Mỹ La tinh.
Video đang HOT
Về phía Cuba, các nhà phân tích gần như thống nhất nhận định rằng:
- Việc Mỹ phải tính tới cải thiện quan hệ với Cuba là một thắng lợi bước đầu của cách mạng Cuba sau hơn nửa thế kỷ nước này kiên cường phấn đấu để tập hợp và tổ chức lực lượng về mọi mặt, gồm cả những cố gắng về kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự – an ninh – tình báo hùng mạnh, công tác giáo dục chính trị tư tưởng kiên nhẫn, liên tục và dẻo dai đến việc nâng cao ý thức tự lực, tự cường thường xuyên của nhân dân ở trên một hòn đảo nhỏ bé, đơn độc giữa vùng biển Caribe chỉ cách bang Florida to lớn của Mỹ chưa đến 100 hải lý.
- Ngoài việc tự lực tự cường vươn lên, Cuba đã có đường lối đối ngoại khôn khéo để tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác, giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn, đồng chí, kể cả các lực lượng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh, để tăng thêm sức mạnh cho mình đủ sức đương đầu với một kẻ thù hung bạo ở ngay sát nách. Với đường lối khôn khéo này, Cuba còn biết tận dụng sức mạnh của quốc tế để phát triển những lĩnh vực mà nước này vốn có khả năng và sở trường như công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ nói chung để tạo thành các mũi nhọn phát triển và đem trao đổi, giúp đỡ bạn bè ở các nơi. Chính vì vậy mà không chỉ những năm trước Cuba đã “vượt trùng dương đi cứu bạn” khi các chiến sỹ Cuba sang giúp cách mạng Angola, Mozambique hoặc Ethiopia trong những năm 80 mà cả gần đây các “chiến sỹ áo trắng” Cuba còn sang cả Tây Phi để cứu giúp nhân dân ở khu vực đó chống lại đại dịch Ebola.
- Cuba đã biết tranh thủ xu thế đối thoại, hòa bình – hợp tác, hội nhập và đa dạng hóa quan hệ quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ, kể cả các nhân sĩ, trí thức, các nghị sỹ Quốc hội và nhân dân Mỹ, đứng về phía mình.
Về phía quốc tế, đáng kể là:
- Trong những năm gần đây, xu thế đối ngoại, hòa bình – hợp tác và hội nhập quốc tế đã thức tỉnh nhân dân nhiều nước, kể cả nhân dân Mỹ, khiến người ta không ưa thích gì chiến tranh và những hành động tội ác mà chỉ muốn thế giới hòa bình, hợp tác để phát triển.
- Nhiều nước và nhân vật nổi tiếng thế giới, kể cả Đức Giáo hoàng ở Vantican, cũng phản đối đường lối bao vây cấm vận dã man của Washington đối với nhân dân Cuba. Ngoài việc nhiều nước tự tách mình ra để làm ăn riêng với Cuba, họ còn mạnh dạn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Cuba.
II.Vậy quan hệ Mỹ – Cuba sẽ đi đến đâu?
Tuy nhiên, con đường tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chưa phải đã “thuận chèo, mát mái” ngay và còn không ít trắc trở. Các nhà phân tích thường nêu ra mấy vấn đề lớn sau đây:
Mỹ phải tính toán và bồi thường sòng phẳng những tổn thất mà nước này đã gây ra cho Cuba sau 54 năm bao vây, cấm vận (riêng Cuba đã có lần đưa ra con số tổn thất mà Mỹ đã gây ra cho họ tới hàng ngàn tỷ USD).
Washington phải trả lại cho Cuba căn cứ Guantanamo mà Mỹ đã thuê và sử dụng nhiều năm nay để giam cầm những người tù mà Mỹ căm ghét và dùng làm nơi đóng quân Mỹ trên đất Cuba.
Mỹ phải bồi thường danh dự cho Cuba sau bao nhiêu năm vu cáo nước này là “kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố”.
Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc xúi giục lật đổ, phá hoại, nuôi dưỡng cái gọi là “các lực lượng dân chủ” nhằm tiến hành “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu” chống Cuba. Chấm dứt việc nuôi dưỡng lực lượng Cuba lưu vong hiện đang tập trung phần lớn tại Miami, bang Florida để chống cách mạng Cuba và trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ số này đã mang lại hàng triệu phiếu cho những người cầm quyền ở Washington.
Mỹ phải đối xử bình đẳng và tôn trọng Cuba trên tất cả các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Phải tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Cuba. Không được sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng nước thứ ba chống phá và gây khó khăn cho Cuba.
Điều cuối cùng và có ý nghĩa quyết định là Mỹ phải chấm dứt ngay, hoàn toàn và vô điều kiện việc bao vây, cấm vận, phong tỏa tài sản và cản trở các nước, các tổ chức và các cá nhân trên thế giới quan hệ và làm ăn với Cuba.
Các nhà lãnh đạo và nhân dân Cuba đã từng dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách và kiên trì chờ đợi hơn nửa thế kỷ qua. Đối với họ những đức tính đó không còn phải nghi ngờ và đừng ai thách đố nữa. Nhưng ngược lại khó khăn về nhiều mặt lại đang đặt ra trước các nhà cầm quyền ở Washington nhiều thách đố, áp lực và cả lòng kiên nhẫn. Chúng ta hãy chờ xem: nhân dân Cuba nhất định thắng.
Theo Hồ Đức Minh
baotintuc.vn
Biển Đông: Trung Quốc bắt đầu hoang mang?
Chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tuần trước đã chứng kiến việc Trung Quốc phải đón nhận những lời cảnh báo thẳng thừng nhất, nghiêm khắc nhất từ siêu cường số 1 thế giới.
Ngoại trưởng Kerry tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia hôm 6/8
Một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự của chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ hồi tuần trước chính là việc phát đi thông điệp kiên quyết và cứng rắn về Biển Đông đến Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh của ASEAN ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh đến tầm quan trọng sống còn của sự tự do hàng hải ở Biển Đông. "Hãy để tôi làm rõ một điều rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hạn chế nào trong quyền tự do hàng hải và bay qua lại trên bầu trời khu vực cũng như các quyền hợp pháp khác trong việc sử dụng vùng biển này".
Ông Kerry bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" về tình trạng căng thẳng leo thang vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Theo nhà ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ, "chính sách kiềm chế" là cần thiết để một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa có thể ra đời và được thực thi nghiêm túc ở khu vực biển đang nóng bỏng bởi các cuộc đối đầu, tranh chấp nói trên.
Mỹ đang tích cực kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông chấm dứt hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng ở Biển Đông đồng thời tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp trong khu vực.
Trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm đến Đông Nam Á, Bắc Kinh bất ngờ thông báo ngừng các hoạt động cải tạo, bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Không rõ quyết định này được đưa ra có phải là do Trung Quốc bắt đầu "sợ" dư luận quốc tế hay là vì Bắc Kinh muốn tìm cách "giảm nhiệt" tình hình khi đối mặt với hội nghị thượng đỉnh ASEAN - nơi vấn đề Biển Đông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các cuộc hội đàm, thảo luận.
Trước đó, trong một thời gian dài, Trung Quốc gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng khi ngang nhiên tiến hành bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Điều đáng chú ý là các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo trái phép nói trên có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Trung Quốc đang có tranh chấp ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippines , Brunei , Malaysia, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng có tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Khi Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng ở Biển Đông thì Mỹ cũng ngày càng cứng rắn, công khai đối đầu với Trung Quốc hơn. Washington đang ngày một thể hiện rõ hơn quyết tâm của nước này trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyến công du của Ngoại trưởng Kerry đã phát đi thông điệp Biển Đông khiến Bắc Kinh không khỏi lo ngại. Không chỉ thể hiện thông điệp thông qua lời nói, Mỹ còn có nhiều hành động đủ để Bắc Kinh cảm thấy "chùn tay" trước khi định tiến thêm bất kỳ bước nào trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đến Đông Nam Á còn vì mục tiêu thúc đẩy Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Mỹ với Châu Á cũng như mối liên quan giữa sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ và các nước Châu Á.
Chặng dừng chân đầu tiên của ông Kerry ở Đông Nam Á là Singapore - nơi ông này có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long và các quan chức cấp cao khác của Singapore với nội dung tập trung vào thoả thuận thương mại TPP.
TPP cũng được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ khi đến tham dự diễn đàn khu vực của ASEAN.
Sở dĩ Mỹ coi trọng TPP như vậy bởi đây là một phần trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Washington đang đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ với khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Diễn biến này cũng là lý do khiến Trung Quốc phải "đứng ngồi không yên" vì cảm giác bất an, lo sợ.
Việc Nam là chặng dừng chân cuối cùng nhưng là điểm nhấn trong chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ. Ông Kerry đã ở thăm Việt Nam trong 2 ngày, bắt đầu từ ngày 6/8. Tại đây, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra ngay sau chuyến công du thành công hồi tháng trước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ. Những sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau chặng đường 20 năm. Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Việt Nam và hai bên đã tập trung thảo luận về cách thức để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế và an ninh, quốc phòng.
Theo Vnmedia
Ông Kerry nghi Nga, Trung Quốc đọc trộm email Trong bản tin tối 11/8 của đài CBS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Trung Quốc và Nga "rất có thể" đã đọc trộm thư điện tử của ông, đồng thời cho biết Mỹ đã và sẽ tiếp tục thảo luận với Trung Quốc về các vụ tấn công mạng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Khi được hỏi về khả năng Nga...