Quan hệ Mỹ – Cuba ấm dần, ngành du lịch Cuba hưởng lợi trước tiên
Du lịch là ngành công nghiệp chủ chốt, tạo ra nhiều việc làm và doanh thu cho nhiều nước thuộc vùng Caribe. Giờ đây, Cuba cũng sẽ có cơ hội tương tự, theo đánh giá từ truyền thông Mỹ.
Nhiều công ty Mỹ bắt đầu đầu tư vào thị trường Cuba cũng giúp cho ngành du lịch Cuba trở nên hấp dẫn hơn – Ảnh: Reuters
Hơn 50 năm qua, người Mỹ không thể đến Cuba đơn thuần chỉ để thưởng thức bãi biển đẹp hay điệu nhảy salsa vì mối quan hệ đóng băng giữa hai nước. Theo CNN, người Mỹ chỉ có thể đến Cuba khi có một lý do cụ thể nào đó như thăm gia đình, hành hương, cứu trợ hoặc thương mại.
Nhưng thời gian tới, tình hình sẽ khác khi nhiều doanh nghiệp dịch vụ du lịch Mỹ đã có kế hoạch bắt đầu kinh doanh tại Cuba, theo CNN ngày 3.4.
Trang web thuê trọ Airbnb, hoạt động tại 190 nước và 34.000 thành phố khắp thế giới, cũng vừa liệt kê Cuba vào danh sách dịch vụ. 1.000 phòng và nhà ở trên khắp Cuba nay đã có thể được đặt chỗ trước trên trang Airbnb.
Tờ The Independent và hãng tin Bloomberg ngày 2.4 nhận định mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama mới chỉ giảm các trở ngại trong giao thương với Cuba và chưa hoàn toàn dỡ bỏ cấm vận, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu len lỏi vào thị trường Cuba, trước hết là trong ngành du lịch.
CNN dẫn lời giáo sư chuyên ngành thương mại Mauro Guillen tại trường Wharton thuộc ĐH Pennsylvania cho biết: “So sánh với các nước trong vùng Caribe, Cuba rất có sức cạnh tranh và có thể trở thành thiên đường du lịch”.
Video đang HOT
Ông Guillen cũng cho biết khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba, ngành du lịch ở Cộng hòa Dominica, bán đảo Yucatan thuộc Mexico, Jamaica và nhiều đảo quốc khác gần Cuba cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Ngành du lịch hiện đang chiếm tỷ trọng cao 43% trong nền kinh tế của Bahamas, lần lượt 30% và 16% trong nền kinh tế của Jamaica và Cộng hòa Dominica. Đem ra so sánh, con số này lớn hơn nhiều so với việc du lịch chiếm tỷ trọng 8% trong nền kinh tế của Mỹ.
Tổ chức du lịch vùng Caribe cho hay trong năm ngoái, mặc dù hầu như không có du khách Mỹ nào đến Cuba, nước này vẫn đón 3 triệu lượt khách du lịch. Con số này nhiều hơn số du khách đến bất kỳ nước nào thuộc vùng Caribe, ngoại trừ Cộng hòa Dominica.
Diện tích chỉ tương đương bang Ohio của Mỹ nhưng Cuba có đến 9 điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là yếu tố chính thúc đẩy du lịch vì con số này nhiều hơn số di sản ở tất cả các nước Cộng hòa Dominica, Bahamas, Jamaica và Puerto Rico cộng lại, theo CNN.
Song, CNN cũng nhận xét rằng La Habana vẫn chưa thể có những khách sạn sang trọng hay kinh nghiệm phục vụ khách du lịch như các đảo quốc lân cận.Đơn cử, Cộng hòa Dominica có khá nhiều khách sạn 5 sao để đón khoảng 5 triệu lượt khách đến nước này vào năm ngoái.
Cuba vẫn cần cải thiện nhiều về hệ thống dịch vụ ngân hàng, internet và dịch vụ du lịch để phát triển hết tiềm năng, theo Bloomberg.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ai hưởng lợi từ đề xuất ngân sách của ông Obama?
Tổng thống Obama trình lên Quốc hội Mỹ bản đề xuất ngân sách tài khóa 2016, thể hiện tầm nhìn của Obama về việc tiền thuế nên được phân bổ như thế nào. Tờ ABC News phân tích những người hưởng lợi và thiệt hại từ dự thảo này.
Đề xuất ngân sách của ông Obama được coi là mang lại lợi ích cho người nghèo và tầng lớp trung lưu - Ảnh: Reuters
Người hưởng lợi
1. Người nghèo: Tổng thống Obama đã tạo nền tảng từ "nền kinh tế tầng lớp trung lưu". Đây cũng là chủ đề trong bài phát biểuthông điệp liên bang của ông Obama ngày 21.1, nơi mà ông đã đưa ra nhiều ý tưởng về ngân sách và được đưa vào bản đề xuất ngày hôm nay.
Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm phi đảng phái về chính sách thuế, chỉ có người nghèo mới thật sự hưởng lợi từ dự thảo về thuế của ông Obama.
Đề xuất lần này của Tổng thống Mỹ được cho là có lợi cho người Mỹ có thu nhập thấp, trong đó gồm một khoản tín dụng thuế 500 USD dành cho các hộ gia đình có 2 người có thu nhập, mở rộng vấn đề chăm sóc trẻ em và miễn 2 năm học phí cao đẳng cộng đồng.
2. Tầng lớp trung lưu: "Nền kinh tế tầng lớp trung lưu" là chủ đề trong kế hoạch tài khóa của ông Obama. Những đề xuất đáng chú ý, được coi là có lợi cho tầng lớp trung lưu Mỹ, là một mức tín dụng thuế mới dành cho trẻ em (3.000 USD/trẻ). Ngoài ra, những người lao động không có con cũng có thể hưởng lợi từ điều này.
3. Ngành công nghiệp xây dựng: Một vấn đề lớn được chú trọng trong bản đề xuất ngân sách lần này, đó là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Quốc hội đã tài trợ cho các dự án vận tải suốt từ tháng 5. Tuy nhiên, bản dự luật này của ông Obama sẽ đưa ra những giải pháp dài hạn cho chi tiêu cơ sở hạ tầng, bằng cách áp đặt một khoản thuế trên mức thu nhập ở nước ngoài của các công ty Mỹ. Phe Cộng hòa và Dân chủ đều có nhu cầu về chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, nhưng bên cạnh đó là những bất đồng về việc phải chi tiêu như thế nào. Dù vậy, giải pháp của ông Obama được cho là có lợi cho những công ty cầu đường.
4. Các bậc phụ huynh: Khoản tín dụng 3.000 USD cho mỗi đứa trẻ sẽ giúp ích cho những bậc cha mẹ.
Người giàu ở Mỹ có thể chịu ảnh hưởng từ việc tăng thuế nếu đề xuất ngân sách của ông Obama được thông qua - Ảnh: Reuters
Người chịu thiệt hại
1. Người giàu: Theo thống kê của Trung tâm chính sách thuế, có 99,6% trong top 1% người Mỹ có thu nhập cao nhất (từ 663.000 USD trở lên) sẽ phải chịu gánh nặng từ việc tăng thuế. Bên cạnh đó, những người trong top 0,1% (kiếm được ít nhất 3,4 triệu USD/năm) sẽ mất khoảng 2,6% (trung bình khoảng 168.000 USD) thu nhập sau thuế.
2. Các doanh nghiệp kiếm tiền từ nước ngoài: Lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty là một vấn đề đối với cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trước đây, đảng Cộng hòa từng đưa ra đề xuất nhằm cho phép các công ty Mỹ có doanh thu ở nước ngoài có thể chuyển tiền về nước mà không phải trả bất kỳ khoản thuế nào. Tổng thống Obama thì chỉ trích các công ty này vì đã giữ doanh thu lại ở nước ngoài thay vì trả thuế cho nước Mỹ. Trong bản đề xuất ngân sách lần này, ông Obama đặt ra một mức "thuế chuyển tiếp" 14% đối với dòng tiền từ nước ngoài.
3. Những người đề xuất việc tiêm chủng: Mặc cho dịch sởi tại Mỹ gần đây, đề xuất ngân sách của ông Obama sẽ cắt giảm 50 triệu USD từ chương trình tiêm chủng của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
4. Người phản đối thâm hụt chi tiêu: Trong đề xuất ngân sách năm 2016, Tổng thống Obama đưa ra một khoản thâm hụt 474 tỉ USD, tính tổng cộng các mức thâm hụt từ năm 2016 cho đến 10 năm tiếp theo. Nhà Trắng đã nhấn mạnh rằng mức thâm hụt trên chỉ chiếm dưới 3% GDP dự kiến từng năm trong 10 năm tới, và có thể giúp cơ cấu lại thâm hụt toàn liên bang. Dù vậy, đây có thể là một đòn đau đối với phe Cộng hòa và những người thận trọng về tài chính, từng chỉ trích việc thâm hụt chi tiêu.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Giá dầu giảm mạnh, ai hưởng lợi lớn Giới phân tích cho rằng giá dầu thế giới giảm mạnh giúp Mỹ giành thế thượng phong trước một loạt quốc gia đối đầu như Nga, Venezuela và Iran, trong khi không cần tốn quá nhiều công sức. Từ tháng 5 đến nay, giá dầu thế giới giảm 50%, tác động mạnh đến trật tự kinh tế, chính trị thế giới. Theo giới...