Quan hệ Mỹ – Ai Cập: Vượt qua sóng gió
Trong bối cảnh Yemen đang nhanh chóng nổi lên thành điểm nóng mới tại Trung Đông, mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo dỡ bỏ lệnh phong tỏa viện trợ vũ khí đối với Ai Cập vốn bị đóng băng kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền tại nước này gần hai năm trước.
Đây được xem là một nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm làm sống dậy các mối quan hệ chặt chẽ với đất nước Kim tự tháp, đồng minh lâu năm nhất của Mỹ và cũng là một quốc gia có ảnh hưởng tại Trung Đông. Theo quyết định trên, Mỹ sẽ bắt đầu nối lại các chuyến hàng viện trợ máy bay tiêm kích F-16, tên lửa Harpoon và các bộ phận xe tăng hạng nặng M1A1 Abrams cho quốc gia Bắc Phi này. Tổng thống B.Obama khẳng định Washington sẽ tiếp tục khoản viện trợ quân sự hằng năm trị giá 1,3 tỷ USD cho Chính phủ Ai Cập.
Máy bay tiêm kích F-16 là một trong những vũ khí Mỹ viện trợ cho Ai Cập.
Quan hệ Mỹ – Ai Cập gặp sóng gió sau khi Nhà Trắng quyết định ngừng các khoản viện trợ hằng năm cho Cairo, nhằm thể hiện thái độ không hài lòng trước làn sóng bạo lực năm 2013 và Tổng thống lên nắm quyền Abdel Fattah al-Sisi vốn xuất phát từ quân đội. Quyết định đưa ra đúng thời điểm Ai Cập gặp khó khăn chồng chất và việc Mỹ lơi tay khiến đồng minh lâu năm này không khỏi chạnh lòng. Một khoảng trống đã lộ ra và một số quốc gia muốn “thế chân” Mỹ nhằm thay đổi cán cân quyền lực tại Trung ông.
Trong khi đó, nằm ở khu vực Bắc Phi và là quốc gia Arab đông dân, có quân đội mạnh, Ai Cập đang đứng dậy sau giai đoạn đầy biến động trong nước và bị cuốn vào những cuộc xung đột trong khu vực như tại Libya, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Cairo cũng tích cực tham gia vào liên minh các quốc gia Arab, do Saudi Arabia dẫn đầu nhằm tiến hành các chiến dịch quân sự truy quét phiến quân Hồi giáo Houthi tại Yemen.
Trong hội nghị quốc tế tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Ai Cập Sharm El Sheikh diễn ra hồi tháng 3, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Kuwait đã hứa sẽ trợ giúp 12 tỷ USD cho xứ sở Kim tự tháp, hiện đã trở thành một thành trì chống khủng bố trong khu vực. Sự hiện diện của đại diện 100 quốc gia từ khắp các châu lục tại hội nghị cũng là thành công đối với chính quyền của Tổng thống A.Al-Sisi. Đây là sự kiện ngoại giao đặc biệt nhằm khẳng định vị thế của Ai Cập cũng như khả năng thu hút đầu tư nước ngoài sau 4 năm xáo động chính trị.
Các nhà phân tích cho rằng, cho dù thực hiện một chính sách mạnh tay với các phe phái đối lập, đặc biệt là tổ chức Anh em Hồi giáo, chính quyền của cựu tướng A.Al-Sissi vẫn là một đồng minh Arab không thể thay thế với phương Tây, đặc biệt là Mỹ trong bối cảnh tổ chức IS tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại nhiều quốc gia trong khu vực sau khi chiếm được nhiều vùng rộng lớn tại Iraq và Syria. Thế nên, không quá bất ngờ khi Mỹ khẳng định quyết định việc nối lại viện trợ vũ khí cho quốc gia Bắc Phi này là vì lợi ích an ninh quốc gia của cường quốc số 1 thế giới.
Nhà Trắng cho rằng những bước đi như thế sẽ giúp tăng hiệu quả của quan hệ quân sự trong ứng phó với những thách thức chung mà Mỹ và Ai Cập cùng phải đối mặt tại khu vực đầy bất ổn, cũng như phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược truyền thống giữa hai nước. Mỹ cần Ai Cập trong việc bảo đảm an ninh ở bán đảo Sinai, khu vực hiểm yếu đối với Israel.
Theo Hiệp ước an ninh ký giữa Israel và Ai Cập năm 1979, Mỹ cung cấp các khoản viện trợ cho Ai Cập hằng năm lên tới 1,5 tỷ USD, trong đó quân đội được nhận khoảng 1,3 tỷ USD, chủ yếu dưới dạng khí tài quân sự và huấn luyện, đào tạo. Khoản viện trợ này nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ và được xem là khoản đầu tư khôn ngoan, nhằm đổi lấy sự bảo đảm cho Hiệp ước hòa bình với Israel, một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực, cũng như sự ủng hộ ngoại giao gần như tuyệt đối của Cairo dành cho Washington tại khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, Washington còn nhận được sự bảo đảm an toàn cho tuyến đường vận chuyển quân và hàng hóa của Mỹ qua kênh đào Suez, điểm trung chuyển của 4% tổng lượng dầu trên toàn thế giới và 8% tổng lượng hàng hóa vận tải qua đường biển. Bất kỳ trục trặc nào xảy ra tại kênh đào này cũng có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ, chưa kể ảnh hưởng đến hoạt động của tàu quân sự Mỹ.
Vì vậy, việc nối lại viện trợ quân sự được xem như đã xóa bỏ ranh giới ngăn cách vô hình, giúp Mỹ và Ai Cập xích lại gần nhau và đưa mối quan hệ đối tác thân cận giữa hai bên trở về quỹ đạo vốn có. Động thái này cũng sẽ củng cố vai trò của Mỹ trong khu vực và tạo thêm nguồn lực cần thiết để tăng cường sức mạnh cho một quốc gia quan trọng bậc nhất trong thế giới Arab nhằm chống lại những bất ổn ở khu vực Trung Đông.
Theo Thùy Dương
Hà Nội mới
Video đang HOT
Đàm phán Ukraine: Nga-EU chung mục tiêu, Mỹ một mình một cửa?
Vì sao Mỹ chưa viện trợ vũ khí cho Ukraine? Vì sao gánh nặng giải quyết khủng hoảng đè lên vài EU? Thực chất của đàm phán bốn bên là gì?
"Minsk 1" có được tôn trọng?
Những ngày qua, người ta nói nhiều về lộ trình hòa bình cho Ukraine do Pháp và Đức đề xuất, sẽ được đưa ra bàn bạc tại Minsk (Belarus) với Nga và Ukraine. Tuy nhiên, khi các bên ngồi vào bàn đàm phán về "Minsk 2" thì Minsk 1 hiện đang ra sao?
Chiến sự giữa hai bên chưa hề giảm nhiệt một ngày nào. Quân ly khai tuyên bố đã bao vây hoàn toàn Debaltsevo, giam hãm 10.000 quân của Ukraine trong chảo lửa này, bất chấp mọi nỗ lực giải vây của quân đội Kiev.
Trong khi đó, sở chỉ huy tác chiến của Ukraine ở miền Đông đã bị trúng rocket. Đồng thời Kiev đã huy động thêm nhiều chiến dịch không kích, và các cuộc pháo kích giữa hai bên vẫn diễn ra đều đều.
Ngoài mặt trận Debaltsevo, ly khai còn mở các cuộc tấn công vào thành phố cảng Mariupol với nỗ lực mở rộng phạm vi kiểm soát của mình. Trong khi đó Kiev cũng tổ chức các chiến dịch phòng thủ, tấn công đáp trả các đòn đánh của lực lượng ly khai.
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad khai hỏa ở chiến trường miền Đông
Sự ăn miếng trả miếng, bên nào cũng cố giành ưu thế trên thực địa chiến trường, cố mở rộng thêm vùng kiểm soát, cố tạo ra những chiến thắng để gây thanh thế...đã cho thỏa thuận ngừng bắn Minsk 1 mà các bên đạt được hồi tháng 9/2014 không hề được tôn trọng. Thậm chí, Ukraine còn đang trong cảnh bi thảm khi ly khai càng đánh càng mạnh.Trong khi đó, Đức và Pháp mang vào cuộc đàm phán vào ngày 11/2 này một lộ trình mà theo đó, phải có sự ngừng bắn ngay lập tức.
Điều này khiến người ta hoài nghi về việc nếu có một Minsk 2, liệu nó có chịu chung số phận với phiên bản trước hay không? Và câu trả lời sẽ không nằm ở thiện chí mà các bên mang vào bàn đàm phán.
Tương quan lực lượng bốn bên
Trước khi bước vào bàn đàm phán gồm bốn bên Đức, Pháp, Nga, Ukraine, đã mang vào phòng nghị sự những gì? Với Nga, họ có thế thượng phong trên chiến trường. Và xin nhắc lại, kết quả trên bàn đàm phán dựa vào những gì diễn ra ở thực địa. Có thể nói, Nga là người tự tin ra giá nhất khi đến Minsk lần này.
Còn Đức, Pháp, hai đại diện của phương Tây. Họ đang trong tâm trạng "kiên quyết một cách...ngập ngừng". Lợi thế của hai quốc gia này là những sức ép mà họ còn chưa dùng đến. Theo đó thì châu Âu vẫn đang để ngỏ khả năng gia tăng các lệnh trừng phạt kinh tế nếu Tổng thống Nga không chịu chấp nhận lộ trình của họ. Và vẫn còn đó nguy cơ Mỹ sẽ viện trợ quân sự hạng nặng cho Ukraine.
Đây là quân bài nặng ký nhất của EU lúc này. Nhưng Moscow thừa hiểu bản chất của EU khi tham gia và chịu tác động trực tiếp ra sao trước cục diện cuộc khủng hoảng Ukraine.
Moscow đã từng nhấn mạnh việc gia tăng trừng phạt kinh tế Nga sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì cho EU, thậm chí còn là hành động tự vác đá ghè chân mình của liên minh châu Âu. Tại cuộc họp các Ngoại trưởng EU ngày 9/2, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo thông báo về sự thiệt hại của EU ước chừng 21 tỷ USD, trong đó nặng nề nhất là nông nghiệp và du lịch.
Cũng trong cuộc họp đó, Ngoại trưởng Đức, Áo thừa nhận rằng trừng phạt Nga chắc chắn EU sẽ hứng chịu "tác động ngược". Và các quốc gia này cho rằng họ đã sai lầm khi quyết định cấm vận Nga hồi tháng 7/2014.
Đức và Mỹ không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề viện trợ vũ khí và gia tăng trừng phạt
Trong khi đó, mắt xích xung yếu Hy Lạp vẫn là một nút thắt mà bản thân EU chưa thể tháo gỡ. Athens là con nợ lớn của các chủ nợ phương Tây. Tuy nhiên, chính phủ mới lên nắm quyền ở Athens vẫn kiên quyết bảo lưu ý định đàm phán giảm nợ và không chấp nhận EU áp đặt chính sách thắt lưng buộc bụng.
Bản thân EU đang tự mâu thuẫn và chia thành ba quan điểm: gia tăng trừng phạt Nga, giữ nguyên các hình thức trừng phạt, và quan điểm cuối cùng là gỡ luôn các biện pháp này. Điều đó để thấy, những gì mà EU mang vào bàn đàm phán chỉ là sự mâu thuẫn rối ren, còn các quân bài chiến lược của họ đều đã bị Nga đọc vị.
Tuy nhiên trước khi đến Minsk để bàn về một lộ trình hòa bình cho Ukraine, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến Nhà Trắng để bàn công chuyện với Tổng thống Mỹ Obama. Từ đó để thấy, trước khi đến gặp Nga, Đức đã phải đại diện cho châu Âu để nghe ngóng tâm tư nguyện vọng của Mỹ, và từ đó nhận trách nhiệm đứng mũi chịu sào sao cho đẹp cả lòng Mỹ.
Ukraine thì không cần phải nhắc đến. Vào thời điểm này, Kiev chỉ là một cái bóng mờ nhạt không hơn không kém.
Nhìn vào tương quan lực lượng các bên như vậy, có thể hiểu được rằng Nga và EU dễ tìm được tiếng nói chung hơn, dễ đồng cảm với nhau về quyền lợi hơn, tuy nhiên, việc hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine sao cho Mỹ không phản ứng tức thì lại là điểm khó gỡ cho cả Nga lẫn EU.
EU-Nga đang có mục đích chung
Trước khi cuộc đàm phán diễn ra, Mỹ đã có cuộc gặp gỡ với Đức. Tại đây, Tổng thống Mỹ đã trao trách nhiệm cao cả cho châu Âu: Washington tạm thời không viện trợ vũ khí, nhưng nếu đàm phán thất bại, châu Âu sẽ phải theo Mỹ thực hiện các biện pháp khiến Nga trả giá.
Tổng thống Obama cũng nói với báo giới rằng mục đích của nước Mỹ không phải làm Nga suy yếu và sụp đổ, nhưng Nga sẽ phải trả những bài học tương xứng nếu như không thôi can thiệp vào vấn đề Ukraine.
Người dân miền Đông Ukraine sơ tán khỏi thị trấn của họ
"Chúng tôi không mong chờ Nga lụi bại và suy yếu. Nhưng khi đối mặt với những quyết định tồi tệ này, chúng tôi không thể nói với họ từ bỏ việc này một cách dễ dàng. Chúng tôi phải cho họ thấy rằng thế giới đang đoàn kết và đưa ra một cái giá cho sự việc này" - Tổng thống Mỹ phát biểu trước báo giới.
Trong những gì mà ông Obama nói, có thể thấy quan điểm của Mỹ như sau. Thứ nhất, Mỹ không tự tin ép buộc châu Âu phải răm rắp nghe lời mình như các tiền lệ xử lý điểm nóng trước đây. Vì thế, họ ra một lời nhắc nhở, và cũng không khác gì tối hậu thư rằng châu Âu hãy cứ đi đàm phán, nhưng nếu thất bại thì lúc đó sẽ đến lượt chơi của Mỹ.
Thứ hai, Mỹ cũng gửi lời nhắc tới Nga rằng thế giới vẫn đang đi theo quỹ đạo đơn cực dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Và một khi Moscow quyết tâm phá vỡ trật tự đó, họ sẽ phải chấp nhận những cái giá rất đắt, thậm chí là sụp đổ của cả đất nước.
Từ đó để thấy, cuộc khủng hoảng ở Ukraine càng kéo dài, Nga sẽ càng thiệt hại. Để hạ đo ván Nga trong cuộc đấu này, Mỹ sẽ muốn xung đột diễn ra càng lâu càng tốt, bất chấp những đồng minh thân cận của họ cũng chịu chung thiệt hại.
Trong khi đó, phải nói rằng cả EU và Nga đều đã chán ngán với cuộc khủng hoảng này và muốn giải quyết nó càng sớm càng tốt. EU phân vận, rạn nứt nội bộ cũng chỉ vì theo Mỹ trừng phạt Nga. Và việc viện trợ vũ khí còn là sự thách thức không nhỏ đối với Moscow, vốn đã có tiềm năng quân sự đáng gờm.
EU thà rằng giải quyết sớm vấn đề để bảo vệ lợi ích cho mình, bất chấp việc Kiev sẽ phải chịu thiệt thòi như thế nào. Trong khi đó, Nga cũng có suy nghĩ của riêng mình, nhưng mục đích thì hoàn toàn tương tự EU.
Cuộc gặp gỡ trước đó giữa Tổng thống Putin, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande
Miền Đông về cơ bản đã do ly khai thân Nga kiểm soát, và đó là mục đích của Moscow từ đầu cuộc khủng hoảng đến nay: tạo cho mình một vùng đệm trước cửa biên giới, liên bang hóa Ukraine để chính quyền Kiev được dựng lên không thể toàn tâm toàn ý ngả theo NATO và EU.
Nga thừa biết rằng bóp nghẹt Debaltsevo, dồn Kiev vào bước đường cùng chỉ gây thêm xung đột với nước Mỹ và càng kéo dài sự đối đầu đó, kinh tế của Nga càng thêm thiệt hại. Mục đích Nga muốn đã đạt được với Donbass, và giờ là lúc an bài những kết quả mà Moscow và ly khai đã giành được.
Điều này lý giải vì sao cả EU và Nga đều chung đích đến là tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn lập tức. Nếu cả EU và Nga đạt được những sự thông cảm đó, cả hai bên cùng có lợi. Và người duy nhất thiệt thòi là Mỹ, bởi đã bỏ ra không ít tiền của để dựng lên một cuộc cách mạng màu.
Để mọi chuyện tại Ukraine chấm dứt với kết quả như hiện tại, dù chưa thực sự đúng như các bên mong mỏi, nhưng đó sẽ là giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh thế giới vào lúc này. Ngoại trưởng Nga đã nhắc khéo Mỹ rằng họ vẫn còn một cuộc chiến ở Trung Đông đang theo đuổi, và Nga có "tầm ảnh hưởng" lớn tại khu vực này. Chẳng khác nào khẳng định Mỹ vẫn cần phải có Nga trong cục diện thế giới.
Theo Đỗ Minh Tú
Đất Việt
Trung Quốc chi 3 tỷ USD mua tên lửa tối tân của Nga Bắc Kinh ký một hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD với Moscow để trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Ảnh: Itar-tass Thông tin trên vừa được báo Nga Vedomosti hé lộ hôm nay. Theo đó, từ đầu mùa thu, tập đoàn...