Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?
Thai nhi ở tháng thứ 4, việc quan hệ của vợ chồng có thể yên tâm hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý để tránh những chuyện không may xảy ra.
Quan hệ khi mang thai tháng thứ tư có an toàn?
Bắt đầu ở tháng thứ tư, mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi cử động. Do đó, khi quan hệ vợ chồng, chuyện thấy được thai nhi có phản ứng cũng là điều dễ hiểu.
Chuyển động của thai nhi sẽ tăng đột ngột sau khi người mẹ đạt khoái cảm. Không nên cho rằng sự thay đổi đó thể hiện sự không thoải mái của thai nhi hoặc dấu hiệu con không được an toàn. Lý do để giải thích là khi “lên đỉnh”, cơ thể mẹ bầu giải phóng ra một số loại hormone trong vùng khung chậu, tăng lượng máu lưu thông đến khu vực này.
Nếu lo lắng về những phản ứng của con sau khi vợ chồng gần gũi, mẹ bầu nên chia sẻ với bạn đời. Hoặc để giảm những cử động bất thường của thai nhi, nên chọn những tư thế quan hệ từ phía sau.
Khi nào quan hệ khi mang thai tháng thứ tư sẽ không an toàn?
Nếu không có những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục đời sống chăn gối ở tháng thứ tư.
Nếu được chẩn đoán có tử cung yếu, hay cụ thể hơn là cổ tử cung không đủ chặt, mạnh mẽ để giữ thai nhi an toàn trong đó. Tình trạng này có thể chưa được xác định chính xác ở quý thai kỳ đầu tiên. Khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ để tránh dẫn đến tình trạng sảy thai.
Bong huyết sau khi quan hệ, đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy quá nhiều, kéo dài trong hơn ba ngày, thì nên dừng quan hệ và trao đổi với bác sỹ chuyên khoa.
Viêm đường tiết niệu cũng là yếu tố khiến mẹ bầu cần cân nhắc về việc quan hệ tình dục vào tháng thai kỳ thứ tư. Trong tình huống này, nên kiêng “chuyện ấy” vì viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới việc sinh non và ảnh hưởng tới thận.
Video đang HOT
Việc quan hệ vợ chồng khi mang thai được xem là tác nhân tăng nguy cơ gây viêm đường tiết niệu ở bà bầu.
Cuối cùng, nếu chú ý thấy dịch âm đạo bất thường về màu, mùi sau khi quan hệ, thì mẹ bầu nên hạn chế gần gũi chồng. Đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, thậm chí có thể tấn công tử cung. Cần nói chuyện với bác sỹđể tìm ra giải pháp kịp thời.
Đời sống tình dục thay đổi thế nào ở tháng thứ tư thai kỳ?
Những dấu hiệu nghén của những tháng đầu mang thai giảm, năng lượng dồi dào hơn, mẹ bầu sẽ thấy đời sống vợ chồng của mình có những thay đổi đáng kể.
Lượng máu lưu thông tới vùng âm đạo và khung chậu nhiều hơn giúp tăng ham muốn, cải thiện đời sống tình dục. Mẹ bầu dễ đạt khoái cảm hơn.
Bạn đời sẽ cảm nhận đôi chút khó khăn khi thai nhi đang lớn dần. Tuy nhiên, không lo lắng quá nhiều nếu mẹ bầu không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của chồng. Có thể chia sẻ thẳng thắn về nỗi lo của bạn với chồng để nhận được sự đồng cảm.
Những tư thế quan hệ tốt nhất cho tháng thứ tư
Bắt đầu tháng thứ tư đến hết tháng thứ sáu được xem là “ quý thai kỳ trăng mật”, vì cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn, sung mãn hơn sau khi những dấu hiệu nghén đã biến mất hoàn toàn.
Dù vậy, mẹ bầu vẫn nên chú ý một số tư thế quan hệ an toàn nhất cho thai nhi. Lúc này, tư thế truyền thống sẽ không mang lại sự thoải mái do vòng bụng đã khá lớn. Thay vào đó, vợ chồng nên chọn tư thế “úp thìa”, quan hệ từ phía sau để giảm áp lực đè nén lên vùng bụng, tạo cảm giác thoải mái.
Hoặc chọn mẹ bầu ở trên, chủ động điều khiển “cuộc yêu”. Nên hơi nghiêng, dồn trọng tâm về phía trước, bám tay vào đầu giường để có thế chắc chắn.
Theo www.phunutoday.vn
Cầm bút bi chạy chơi, bé gái 4 tuổi bị bút đâm xuyên thấu ngực
Đột ngột vấp ngã khi cầm bút chơi, bé gái 4 tuổi bị bút bi đâm xuyên ngực. Bệnh nhi được các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố phẫu thuật lấy bút ra an toàn.
Ngày 18/8, Bệnh viện Nhi Đồng T.P Hồ Chí Minh cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật lấy cây bút khỏi ngực bé T. (4 tuổi, ở tỉnh Long An).
Theo người nhà nạn nhân, 18h cùng ngày nhập viện, bé gái đòi ba cho bút bi chơi, sau đó chạy bị ngã và bị bút đâm xuyên ngực phải, rách màng phổi vào tận trung thất trên.
Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện địa phương cấp cứu trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu lơ mơ. Sau đó bé được chuyển ngay lên Bệnh viện Nhi Đồng T.P Hồ Chí Minh.
Bé gái nhập viện với chiếc bút bi đâm xuyên ngực.
Các bác sĩ nhanh chóng đã chụp X-quang, CT, kết quả cho thấy cây bút đâm gần lút cán, rách màng phổi, mũi bút nằm ngay giữa trung thất ở trung tâm lồng ngực, vừa xuyên thủng tĩnh mạch chủ trên, nhưng may mắn chưa gây vỡ tĩnh mạch chủ. Ngay lập tức, bệnh nhi đã được mổ cấp cứu, lấy cây bút ra.
Hiện bé đã qua cơn nguy kịch, đang được điều trị và theo dõi sát tình trạng hậu phẫu tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật.
Chiếc bút được lấy ra.
Hiện bé đã qua cơn nguy kịch, đang được điều trị và theo dõi sát tình trạng hậu phẫu.
Đây không phải vụ tai nạn trẻ em duy nhất liên quan đến các vật thể sắc nhọn. Hồi tháng 2/2018, cậu bé 2 tuổi tên Dương Dương, sống tại thành phố Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã bị đũa gỗ đâm vào miệng xuyên thẳng lên hộp sọ khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng. Cha Dương Dương cho biết, bà ngoại đang cầm chén cơm để đút cho cháu ăn, trong khi đó bé trai liên tục chạy chơi quanh nhà với chiếc đũa trên tay. Bất ngờ, em vấp vào bậc cửa và bị đũa đâm thẳng vào miệng, xuyên đến hộp sọ.
Bé Dương Dương bị đũa đâm thẳng vào miệng.
Sau các vụ tai nạn hy hữu kể trên, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ hay tò mò, bất cẩn và thường hành động bất ngờ, nên thường bị các tai nạn do vật nhọn đâm phải, như bị bút, dao, kéo, đũa, nĩa... đâm vào mũi, họng, thành ngực. Khi con bị tai nạn tương tự, cha mẹ tuyệt đối không nên mất bình tĩnh rút vội vật nhọn ra, gây mất máu dẫn tới tử vong, mà phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được sơ hữu và phẫu thuật kịp thời.
Ngoài ra, có một việc cha mẹ cần sát sao và lưu ý hơn nữa là không bao giờ để trẻ vừa cầm các vật nhọn trên tay vừa chạy chơi, bởi trẻ dễ vấp ngã và khó tránh khỏi trường hợp bị các vật nhọn đâm phải, dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Theo Helino
5 tác dụng tuyệt vời của mía đối với mẹ bầu Trong giai đoạn thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía được cho là lựa chọn số 1 bởi đây là loại thức ăn tự nhiên có vị ngọt, tính mát và đặc biệt rất an toàn. Vậy thực sự bà bầu có nên ăn mía hay không? Trên thực tế, bà bầu ăn mía không chỉ có tác...