Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh
Quan hệ Iraq – Mỹ đang mở rộng mạnh mẽ, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự và an ninh mà còn vươn tới hợp tác kinh tế, giáo dục và đầu tư.
Binh sĩ Mỹ trong liên minh quân sự được triển khai tại căn cứ Taji ở phía Bắc thủ đô Baghdad, Iraq. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo báo National (UAE) mới đây, trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang có nhiều biến động, mối quan hệ giữa Iraq và Mỹ đang phát triển theo chiều hướng tích cực, vượt xa khỏi khuôn khổ hợp tác truyền thống về quân sự và an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Mohammed Shia Al Sudani với chính sách “Iraq First”, quốc gia này đang dần khẳng định vai trò là một điểm tựa quan trọng cho sự ổn định khu vực Trung Đông.
Trên phương diện an ninh, việc đối phó với mối đ.e dọ.a từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vẫn là một ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác Iraq-Mỹ. Mặc dù IS đã bị đán.h bại về mặt kiểm soát lãnh thổ tại Iraq, nhóm này vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ trỗi dậy, đặc biệt là tại Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Assad. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa hai quốc gia để ngăn chặn mọi khả năng phục hồi của tổ chức khủn.g b.ố này.
Về mặt kinh tế, Iraq đang mở ra những cơ hội đầu tư đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Các tập đoàn lớn như ExxonMobil, Chevron, GE, Baker Hughes, KBR và Halliburton đang tích cực đàm phán các dự án có tổng giá trị có thể lên đến hàng chục tỷ USD trong những năm tới. Đáng chú ý, các tổ chức tài chính quốc tế như EXIM Bank và IMF cũng bày tỏ sự quan tâm hỗ trợ các dự án này.
Số liệu thống kê từ Trading Economics cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong quan hệ thương mại song phương. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Iraq đạt 2,26 tỷ USD trong năm 2023, tăng 230% so với năm 2022 và 280% so với năm 2021. Riêng mảng nông sản đạt 357 triệu USD, gấp đôi năm 2022 và gấp ba lần năm 2021. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024 và 2025, mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân Mỹ.
Trong lĩnh vực giáo dục, Iraq đã phê duyệt chương trình đào tạo sau đại học cho 5.000 sinh viên tại nước ngoài, trong đó gần 3.000 sinh viên dự kiến sẽ theo học tại các trường đại học Mỹ.
Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cơ sở giáo dục Mỹ tại Iraq như Đại học Mỹ ở Baghdad, Duhok và Sulaimaniyah cũng góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai nước.
Trong một cuộc phỏng vấn tại London (Anh), Thủ tướng Sudani đã nhấn mạnh tính “chiến lược” và “thể chế hóa” trong quan hệ Iraq-Mỹ. Ông khẳng định Iraq “sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới” của Mỹ, dựa trên nền tảng Thỏa thuận khung chiến lược chung và quan hệ đối tác trong Liên minh toàn cầu chống IS.
Sự phát triển của quan hệ Iraq-Mỹ không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định khu vực. Với vai trò ngày càng tăng của Iraq trong ngoại giao khu vực và chính sách đối ngoại cân bằng, mối quan hệ đối tác này được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần định hình một Trung Đông ổn định và thịnh vượng hơn trong tương lai.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo thenationalnews.com)
Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine
Cuộc xung đột Ukraine mang đến cho phương Tây nhiều bài học có thể cần áp dụng khi chiến tranh nổ ra giữa các thế lực quân sự của thế giới.
Đại tá Không quân Mỹ John Venable đã về hưu, cựu phi công lái tiêm kích F-16 và là chuyên gia quân sự của Viện Mitchell, chia sẻ với trang Business Insider rằng một trong những bài học đến từ Ukraine chính là có lẽ đến lúc phương Tây cần phải khôi phục các kỹ thuật điều khiển máy bay trước đây, bao gồm bay tầm thấp.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. "chúng tôi luôn bay tầm thấp", ông Venable cho biết, thêm rằng Mỹ lúc đó phải tập luyện trong điều kiện đối phó các mối đ.e dọ.a cao, cụ thể là trước nguy cơ đến từ các tên lửa đất đối không.
Ukraine phát triển hệ thống phòng không nội địa ứng phó tên lửa Nga
Ông Venable về hưu năm 2007 sau 25 năm phục vụ trong hàng ngũ Không quân Mỹ, và điều khiển F-16 ở Mỹ, châu Âu, Thái Bình Dương, Trung Đông. Ông có hơn 300 giờ bay thực chiến ở Kuwait, Iraq và Afghanistan.
Viên phi công kỳ cựu cho hay bay tầm thấp để né tên lửa đất đối không là kỹ thuật đặc biệt thách thức.
Các tiêm kích F-16 của Ukraine vào ngày 8.4.2024. ẢNH: REUTERS
"Năng lực bay tầm cực thấp cho đến khi lộ diện để thả bom hoặc bắ.n hạ máy bay khác không phải là điều dễ nắm bắt", ông cho biết. "Phải mất một thời gian để có thể được trang bị kỹ năng này. Và trong quá trình, bạn mất rất nhiều máy bay; phi công vì va chạm với mặt đất", đại tá Mỹ về hưu.
Không quân Mỹ tiếp tục bay tầm thấp cho đến chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Mỹ đã tổn thất một số phi cơ trong những ngày đầu, nên Không quân nước này chuyển sang áp dụng thủ thuật bay tầm trung.
Các tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ. ẢNH: KHÔNG QUÂN MỸ
Tuy nhiên, hiện các phi công F-16 của Ukraine phải áp dụng kỹ thuật điều khiển máy bay mà phương Tây loại trừ từ thời Chiến tranh Lạnh để chiến đấu hiệu quả hơn trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Các thế lực phương Tây trong nhiều thập niên qua không phải triển khai các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư đến các không phận đang tranh chấp. Bên cạnh đó, khí tài hiện đại như tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho phép phi công hoạt động ở độ cao nằm ngoài tầm bắ.n của tên lửa đất đối không. Thế nhưng, khả năng này có thể bị xói mòn trong thời gian tới.
"Trong tương lai không xa, sẽ đến lúc ngay cả các khí tài tàng hình cũng phải kết hợp chiến thuật (bay tầm thấp) trong cuộc giao tranh", ông Venable cảnh báo, và Mỹ có thể học tập được kỹ năng đầy thách thức từ chiến sự Ukraine.
Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi viện trợ cho Gaza Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã kêu gọi nhanh chóng cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza, sau khi nhận được thông báo chính thức về thỏa thuận ngừng bắ.n từ hai bên trung gian hòa giải là Qatar và Mỹ. Chuyển người bị thương sau cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN...