Quan hệ họ Tập và họ Lý?
Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản).
Hiểu “đối nội” để biết “đối ngoại”
Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc, ta cần hiểu được nền chính trị của nước này. Chính sách ngoại giao là sự mở rộng của chính sách đối nội. Thế nên, việc hiểu sai những toan tính nội tại của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc sẽ kéo theo những sai lầm khi hiểu về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều này càng trở nên rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo Trung Quốc. Sự tương tác hữu cơ giữa chính sách đối nội và chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời ông Tập càng trở nên mạnh mẽ.
Chẳng hạn như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được Bắc Kinh thiết lập ở biển Hoa Đông vào hồi tháng 10-2013, tức chỉ vỏn vẹn vài ngày sau Hội nghị TW Đảng lần thứ 3. Hội nghị đã đưa ra quyết định thiết lập hai bộ phận mới đó là: Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc. (Tuy là chính sách nội bộ – NBT), nhưng Quyết định này được xem như là màn mở đầu cho việc thành lập ADIZ (đối ngoại).
Chúng ta không thể bàn luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà không xem xét nền chính trị trong nước của Bắc Kinh. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể bàn về nền chính trị nội tại của Bắc Kinh mà không nhắc đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Thế giới nhìn vào ông Tập Cận Bình và đưa ra muôn ngàn lời phỏng đoán. Trong bài phân tích này, tác giả sẽ cố gắng trả lời năm câu hỏi chính về nền chính trị nội tại của Trung Quốc, dựa trên những gì tác giả đã rút ra được từ kinh nghiệm làm báo, và quá trình quan sát nhiều năm sự phát triển của Trung Quốc.
Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?
Nhiều người cho rằng khi giới truyền thông bàn tán nhiều về ông Tập Cận Bình thì hình ảnh ông Lí Khắc Cường lại mờ nhạt hơn. Sự khác nhau này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với Ôn Gia Bảo – người tiền nhiệm của Lí Khắc Cường – một người được giới truyền thông săn đón.
Video đang HOT
Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là một người có tiếng tăm – ông ấy thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Mao Trạch Đông. Kể từ thời của Chu Ân Lai, cụm từ “Thủ tướng” mang ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Hầu như tất cả người dân Trung Quốc mong muốn rằng thủ tướng hiện thời sẽ có đủ năng lực, sức hấp dẫn và sự quyết đoán như Chu Ân Lai – điều này đặt ra sức ép lớn đối với các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.
Giống như các nhà quan sát khác, tác giả cũng từng cho rằng có một cuộc chiến âm thầm hoặc “cuộc chiến truyền thông” giữa Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường. Tác giả cũng bối rối trước những câu chuyện bề mặt bị truyền thông thêu dệt. Nhưng tác giả cũng đã nhận ra rằng ông Tập và ông Lí, về cơ bản, là đối tác của nhau, tức họ sẵn sàng “bắt tay nhau” hơn là đối đầu.
Sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ĐCS bắt đầu thực hiện những nỗ lực của mình để “điều hành đất nước bằng cách sử dụng các nhóm công tác”, thiết lập các tổ chức quan trọng như Nhóm Lãnh đạo về Thông tin hóa và An ninh mạng, Nhóm Lãnh đạo Cải cách Quân sự, bên cạnh Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên.
Lí Khắc Cường là phó chỉ huy của tất cả các nhóm nói trên – trong đó có một ngoại lệ đáng chú ý là có cả các nhóm liên quan tới quân sự. Ông Lí không chỉ không bị hạn chế về mặt hoạt động mà còn được tăng thêm quyền lực, xuất phát từ trọng trách của ông đối với nền kinh tế. Điều đó cho thấy rằng ông Tập và ông Lí đã có sự “thỏa thuận ngầm” với nhau, không chỉ trên lĩnh vực cải cách và kinh tế, mà hầu như là ở mọi lĩnh vực.
Tại Hội thảo Internet toàn cầu lần thứ nhất do Trung Quốc tổ chức gần đây, Lí Khắc Cường đã phát biểu thay cho ông Tập khi đang phải công du sang nước ngoài. Điều này đã nhấn mạnh địa vị của ông Lí với vai trò là một phó chỉ huy của Nhóm lãnh đạo về An ninh mạng và Thông tin hóa. Thêm vào đó, gần đây ông Lí đã gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khi Tập Cận Bình không có ở Bắc Kinh.
Vậy tại sao giới truyền thông lại có cái nhìn khác về quan hệ của hai vị lãnh dạo này? Theo lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước này đã thống nhất rằng việc làm nổi bật quyền hạn của Tập Cận Bình là điều rất cần thiết để đáp ứng được lời kêu gọi về một “người anh hùng” có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc tiến hành cải tổ và chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng Lí Khắc Cường ít được nói đến hơn người tiền nhiệm, ông Ôn Gia Bảo bởi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng ít được truyền thông đề cập hơn so với người kế nhiệm – ông Tập Cận Bình.
Theo Đại Thắng – Cường Điệp
Pháp luật TPHCM
Triều Tiên tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ
Ngày 16/1, Triều Tiên một lần nữa lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc tạm dừng các cuộc tập trận chung thường niên với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng, đây là một vấn đề có liên hệ chặt chẽ với tương lai của các mối quan hệ liên Triều.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung hồi tháng 4/2013 (ảnh: AP)
Tờ Rodong Sinmun - nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 16/1 đăng một bài xã luận, trong đó nêu rõ: "Nếu chính phủ Hàn Quốc thực sự muốn thúc đẩy các vòng đối thoại và cải thiện mối quan hệ liên Triều, thì Seoul cần tỏ rõ thiện chí thông qua các hành động cụ thể, gồm việc ngừng tất cả các cuộc tập trận nhằm mục tiêu chống lại Triều Tiên...
Ngược lại, việc tiếp diễn các cuộc tập trận này sẽ làm gia tăng tình trạng thù địch, mất niềm tin và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên...Và kịch bản này không thể trở thành sự thật". Bài xã luận trên khẳng định, việc tạm ngừng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn sẽ bảo đảm "một bước đột phá trong quan hệ liên Triều - vốn được coi là một yếu tố cần thiết để đạt được tiến bộ trong nỗ lực thúc đẩy sự hòa giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên".
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên lên tiếng kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc tạm ngừng các cuộc tập trận chung thường niên trên bán đảo Triều Tiên. Trong nhiều năm qua, Bình Nhưỡng đã nhiều lần lên án các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và xem đây là sự "khơi mào" cho một cuộc chiến tranh chống lại Triều Tiên.
Mới đây nhất, vào ngày 10/1, Triều Tiên đã chính thức đề nghị Mỹ tạm dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm 2015 để đổi lấy việc Bình Nhưỡng tạm thời ngừng tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Mỹ thẳng thắn bác bỏ và xem đây là một tuyên bố "mang tính chất đe dọa" từ phía Triều Tiên.
Bài xã luận đăng trên tờ Rodong Sinmun, ngày 16/1 cho rằng, các cuộc tập trận chung giữa liên quân Mỹ - Hàn chính là hành vi châm ngòi cho một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và rốt cuộc, sẽ chỉ dẫn tới thảm họa chiến tranh hạt nhân trong khu vực. "Cơ hội để hạ nhiệt căng thẳng và cải thiện các mối quan hệ liên Triều không phải ngày nào cũng xuất hiện...Tương lai của mối quan hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ từ phía chính phủ Hàn Quốc" - thông điệp trên Rodong Sinmun nêu rõ.
Tuyên bố trên được Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh vài ngày trở lại đây, Hàn Quốc đã tỏ rõ thiện chí muốn nối lại các cuộc đối thoại cấp cao giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên và hối thúc Bình Nhưỡng chấp nhận đề xuất này.
Cuối tháng 12/2014, Hàn Quốc chính thức đề nghị tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao về một loạt các vấn đề gai góc trên bán đảo Triều Tiên, gồm cả việc nối lại chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Trong thông điệp đầu năm 2015, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã một lần nữa, khẳng định thiện chí sẵn sàng gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một cách vô điều kiện, nếu như điều này là hữu ích trong việc cải thiện các mối quan hệ liên Triều.
Tuy nhiên, trong vài tuần qua, Triều Tiên vẫn tiếp tục giữ thái độ "im lặng" trước đề xuất tiến hành đối thoại cấp cao của Hàn Quốc. Trong khi đó, giới phân tích lại đưa ra nhận định rằng, Triều Tiên sẽ "khó lòng" chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul và Washington đã lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận chung "Giải pháp then chốt" - một trong hai cuộc tập trận lớn giữa các lực lượng hỗn hợp thuộc liên quân Mỹ - Hàn vào đầu tháng 3/2015, thay vì vào cuối tháng 2 hàng năm như thường lệ, nhằm kiểm tra và tăng cường khả năng chiến đấu chung.
Trong tuyên bố ngày 16/1, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae tiếp tục kêu gọi Triều Tiên cử đại diện ngồi vào bàn đàm phán để có thể thảo luận về "bất cứ vấn đề nào" hai bên cùng quan tâm. Bên cạnh đó, ông Ryoo Kihl-jae cũng cho rằng, Triều Tiên đã có thái độ "không phù hợp" khi đã nhiều ngày giữ im lặng trước đề xuất đối thọai của Hàn Quốc./.
Theo T.L (theo Yonhap, TASS)
Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu chuyện về những tờ tiền từng có mệnh giá lớn nhất thế giới Trong suốt lịch sử của tiền giấy, đã có những tờ tiền có mệnh giá lên tới hàng triệu, hàng tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ. Một số là những hiện vật lịch sử rất có giá trị với các nhà sưu tập, số khác vẫn đang được sử dụng hiện nay. Đồng 100 USD là đồng tiền được cả thế giới...