Quan hệ Guardiola – Yaya Toure: Gương vỡ khó lành
Bất chấp mọi nỗ lực xin lỗi và hàn gắn từ học trò cũ Yaya Toure, HLV Pep Guardiola vẫn không thèm hồi đáp.
Toure từng cáo buộc Guardiola phân biệt chủng tộc với các cầu thủ da màu như anh. Ảnh: REX
Năm 2018, Toure nhận lời phỏng vấn với tạp chí France Football . Lúc bấy giờ, tiền vệ người Bờ Biển Ngà vẫn chưa nguôi tức giận và cay đắng vì phải rời Man City, nên tận dụng cuộc trả lời phỏng vấn này để phản pháo mạnh mẽ ông thầy cũ Pep Guardiola. Nhưng giờ đây, Toure ước anh có thể rút lại nhiều lời lẽ đã tuôn ra lúc ấy. Một trong số đó là việc Toure tin rằng HLV người Tây Ban Nha có vấn đề với các cầu thủ da màu
Thông qua một số kênh trung gian là những người đại diện, và cả các quan chức của Man City, Toure đã cố gắng ít nhất một lần có cơ hội gặp mặt trực tiếp thầy cũ. Nhưng Guardiola, dường như không còn muốn nghe những lời xin lỗi từ trò cũ.
Trò chuyện với ký giả Daniel Taylor của The Athletic gần đây, Toure tỏ ra hối tiếc: “Khi có chuyện sai trái diễn ra và bạn phạm phải sai lầm, hoặc có người nào đó lợi dụng tên tuổi của bạn hoặc chính bạn để làm điều sai trái, bạn cần phải sửa chữa chúng. Chuyện đó thật sai, và tôi muốn xin lỗi vì những gì đã diễn ra. Tôi muốn xin lỗi cho những hành động sai lầm của mình”.
Nhưng làm cách nào để nói lời xin lỗi tới một ai đó không còn muốn nghe thêm lời nào từ bạn, như cách Guardiola cự tuyệt Toure? Theo cựu tiền vệ Man City, anh và một vài cố vấn, sau một hồi cân nhắc, cho rằng cách tốt nhất là nên viết một lá thư. Lá thư anh viết, không chỉ gửi đến Guardiola, mà còn cả Chủ tịch City Khaldoon Al Mubarak, cũng như toàn thể CLB.
Đó hoàn toàn là lỗi của Toure, như chính anh thừa nhận. Những sự chỉ trích anh nhằm về Guardiola dường như đã đi quá giới hạn giữa cái gì chấp nhận được và cái gì thì không. “Chúng tôi tìm cách liên lạc với một vài nhân vật quan trọng ở CLB để xin lỗi và thừa nhận những phát ngôn khiếm nhã tôi từng nói”, Toure kể với giọng trầm buồn. “Nhưng sau đó, tôi chờ rất lâu mà không được hồi đáp”.
Có một chi tiết khiến bóng đá Anh luôn nhớ về Yaya Toure: anh là cầu thủ của những thời khắc quan trọng, người từng để lại dấu ấn trong bảy danh hiệu mà Man City có được đầu kỷ nguyên các ông chủ Ả-rập. Toure thậm chí được xem là một tượng đài khi khoác áo City, một trong những cầu thủ hay nhất từng thi đấu cho CLB. Nhưng điều đó cũng không thể giúp Toure đủ tự tin và dũng cảm để trở lại sân Etihad, mang theo tấm vé xem các trận đấu cả mùa mà CLB từng gửi tặng như một món quà tri ân.
Yaya Toure từng đoạt bảy danh hiệu cùng Man City, trong đó có ba chức vô địch Ngoại hạng Anh. Ảnh: EPA
Trước cuộc phỏng vấn tới France Football chừng một tháng, Toure bấy giờ đã rời khỏi City. Anh cảm thấy đau đớn và giận dữ, anh kết tội Guardiola “đã hủy hoại mọi thứ” ở mùa giải cuối cùng của anh tại CLB. Anh cự tuyệt đề nghị từ CLB về việc chuyển sang thi đấu cho các đội vệ tinh của City như New York hay Melbourne. Toure, trong lúc cả giận mất khôn, đã đi quá xa.
“Pep luôn nói không có vấn đề gì với các cầu thủ da màu là vì ông ta quá khôn khéo để không bị bắt thóp”, Toure nói với France Football năm 2018. “Nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận ra ông ta luôn có vấn đề với các cầu thủ Phi châu, bất kể có đến CLB nào. Tôi đã đặt những câu hỏi. Nhưng Pep không bao giờ trả lời. Một ngày nào đó, nếu ông ta xếp đội hình chính với năm cầu thủ châu Phi – không phải nhập tịch nhé, tôi hứa sẽ tặng Pep một chiếc bánh kem”.
Phát ngôn ấy được truyền đi khắp thế giới. Guardiola, phải lên kênh truyền hình TV3 Catalunya , phản bác, gọi đó là “một lời nói dối trá” và “cậu ta thừa biết như vậy”.
Video đang HOT
Ba năm trôi qua, Toure chỉ mong rằng anh chưa từng thốt lên những lời đó.
“Tôi đã quá tin người. Khi bạn lên tiếng về một ai đó, người khác có thể xào nấu và tam sao thất bảng nó theo cách họ muốn. Tôi nhận ra một vài thành viên ở City không vui với phát biểu ấy. Ban đầu tôi nói ‘OK, thế cho tôi xin lỗi nhé’. Thật không may, đã có quá nhiều sai lầm và quá nhiều thứ diễn ra mà bạn không thể thu hồi”, anh kể tiếp.”Một năm trôi qua sau khi tôi gửi đi những lời xin lỗi chân thành, nhưng vẫn không có hồi đáp. Tôi nghĩ ‘Ừ thì cố quên đi vậy’. Tôi vẫn có thể gửi tin nhắn hỏi thăm hay động viên một vài cầu thủ, nhưng với các quan chức cấp cao, đơn giản là chuyện quá phức tạp”.
Từ tháng 2/2021, Toure sang Ukraine, làm trợ lý HLV cho CLB Olimpik Donetsk và đang tận hưởng chương mới trong sự nghiệp, dù đội nhà đang xếp tận thứ 11 trong số 14 đội dự giải. Cùng lúc đó, Toure cũng sắp sửa hoàn tất khóa học để lấy bằng HLV, sẵn sàng cho một bước đi xa hơn trong tương lai.
Quyết định chấp nhận sai lầm của bản thân và gửi lời xin lỗi tới Guardiola lẫn City, không chỉ xuất phát từ sự trưởng thành và bĩnh tĩnh hơn trong con người Toure. Mà còn bởi, anh luôn dành một tình yêu rất lớn cho đội bóng cũ. “Tôi muốn hòa bình, vì tình yêu của người hâm mộ, vì tình yêu của Man City”, cựu tiền vệ người Bờ Biển Ngà phân bua. “Tôi thực sự hạnh phúc vì ngày đầu đến City, tôi có nói muốn thấy điểm khởi đầu cho sự sụp đổ của đế chế Man Utd. Tôi đã chứng minh điều đó trong các trận bán kết Cup FA, chung kết Cup FA, và rồi vào năm 2012, bằng những bàn thắng quan trọng khi chúng tôi vô địch Ngoại hạng Anh”.
Toure gia nhập Man City vào năm 2010, khi đội chưa có danh hiệu nào trong kỷ nguyên các ông chủ Ả-rập. Anh là một trong những nhân tố chủ chốt giúp CLB vươn lên sánh ngang với hàng xóm giàu truyền thống Man Utd. Ảnh: Guardian
Khi Toure rời Barca hè 2010, anh được không ít CLB lớn ve vãn. Nhưng anh quyết định đầu quân cho Man City – CLB chưa từng giành được danh hiệu nào từ những năm 1970. “Tất nhiên, mọi thứ có thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tôi đến Chelsea. Phần vì thành công của họ và còn bởi Didier Drogba từng ở đó. Tôi không muốn thiếu tôn trọng, nhưng xét về mặt danh hiệu, Man City khi ấy mới chỉ ở vạch xuất phát”, Toure nói thêm về việc nhận lời Man City.
Có một thực tế là trong suốt tám năm Toure gắn bó cùng đội chủ sân Etihad, người đại diện của anh thời đó – Dimitri Seluk – dường như luôn muốn gây chiến với CLB. Toure, dù đúng dù sai, đã lựa chọn cách đứng ngoài những căng thẳng ấy, trừ một dòng tweet: “Đừng mang ra những lời không xuất phát từ chính miệng của tôi”. Sau này, Toure thừa nhận, danh tiếng của anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những lần Seluk lên tiếng trước truyền thông.
Chính Seluk từng phàn nàn rằng thân chủ của ông không được trân trọng ở Man City. Seluk so sánh giữa việc Roberto Carlos nhận được món quà sinh nhật là một chiếc Bugatti ở CLB Anzhi Makhachkala, trong khi Toure chỉ nhận được một chiếc bánh sinh nhật từ City. Nhưng trong mắt nhiều người, chính Toure là người bật đèn xanh cho lời nói đó của Seluk.
“Đúng là một mớ bùi nhùi. Mọi người từ phát ngôn của Dimitri, rồi kết hợp với hoàn cảnh bấy giờ, rồi kết tội tôi. Tôi trở thành một kẻ phản diện bởi những thứ tiêu cực bao quanh mình. Khi ấy, tôi không muốn thanh minh vì với tôi, bóng đá là thứ quan trọng nhất. Tôi có cảm giác người khác nhìn vào tôi như một kẻ xấu xa. Nhưng tôi không phải loại người đó. Đôi lúc, thật bất công”.
Hơn 10 năm trôi qua từ ngày Toure gia nhập Man City. Mọi thứ đã thay đổi và bản thân Toure giờ đây cũng nhận ra rằng, không phải câu chuyện nào cũng mang đến một cái kết viên mãn. Kỷ nguyên thành công của Man City đang mở ra hơn bao giờ hết. Nhưng cũng có những cánh cửa phải đóng lại để bước tiếp. Toure muốn anh được nhớ đến bởi những điều vẻ vang, đầy tự hào trong lịch sử Man City. Và anh cũng muốn trong mắt Guardiola, anh cũng được nhớ đến theo cách tương tự.
Những cú rẽ khó tin của các lão tướng bóng đá
Khi một cầu thủ bước vào giai đoạn cuối của sự nghiệp, những lựa chọn là rất hạn chế.
Đấy là lý do trong một số trường hợp, nhiều lão tướng đã có những quyết định mà với số đông là "khó tin", có thể liên quan trực tiếp tới chuyên môn, có thể không. Dưới đây là Top 10 những lựa chọn khó tin như thế.
1. Hristo Stoichkov (Al-Nassr)
Có lẽ không nhiều người biết rằng huyền thoại bóng đá người Bulgaria, Hristo Stoichkov, từng khoác áo Al-Nassr. Thực tế thì ông chỉ đại diện cho đội bóng này trong có hai trận, nhưng đó là hai trận đấu "đắt giá". Năm 1998, Stoichkov được trả tới 200.000 USD để góp mặt trong đội hình đội bóng của Saudi Arabia ở trận bán kết và chung kết giải Asian Cup Winners's Cup. Đương nhiên là với sự góp mặt của ngôi sao đã giành Ballon d'Or chỉ bốn năm trước đó, Al-Nassr không có đối thủ ở hai trận đó; bản thân Stoichkov ghi bàn quyết định trong trận chung kết.
2. Ruud Gullit (Chelsea)
HLV Glenn Hoddle hẳn là đã sướng rơn khi hay tin một cầu thủ từng giành Ballon d'Or sẽ gia nhập Chelsea của ông. Tuy nhiên, điều khiến ông băn khoăn là ngôi sao đó, ở tuổi 32, muốn từ tiền đạo xuống đá trung vệ. Người mà chúng ta đang nói tới là Ruud Gullit. Nhưng sự "kỳ lạ" chưa dừng lại ở đó. "Hậu vệ" Gullit còn khiến cả Premier League ngạc nhiên khi "không chịu phá bóng ngay khi bị gây áp lực". Cuối cùng, ông Hoddle "không chịu nổi" phải ra đi, và Gullit lên làm HLV luôn.
3. Rivaldo (Kabuscorp)
Nếu biết Rivaldo, bạn hẳn phải biết rằng anh từng là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Nhưng chưa chắc bạn đã biết là Rivaldo từng chơi bóng ở Uzbekistan, không phải là một hai trận cho vui, mà tới 77 trận (ghi 44 bàn). Ngạc nhiên hơn, Rivaldo còn từng "lang thang" tới tận Angola. Khi đó Rivaldo đã 41 tuổi, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các phóng viên và CĐV bản địa đặt câu hỏi liệu anh có đủ sức chơi bóng ở đó hay không. Đáp lại, Rivaldo ghi 11 bàn cho Kabuscorp.
4. Rio Ferdinand (QPR)
Sau quãng thời gian rực rỡ với Man United, Rio Ferdinand đứng trước tình thế phải lựa chọn. Một là chuyển sang những giải đấu ít tính cạnh tranh hơn, thỏa mãn nhu cầu vừa chơi bóng nhẹ nhàng vừa kiếm tiền. Và hai là vẫn chơi bóng đỉnh cao, nhưng trong một môi trường phù hợp. Khi gia nhập QPR, Rio hẳn đã chọn phương án thứ hai. Tiếc là anh đã nhầm. QPR hóa ra không phải là môi trường phù hợp để Rio dưỡng già; họ thử nghiệm sơ đồ 3 hậu vệ, và thua... 0-4!
5. Roberto Carlos (Anzhi Makhachkala)
Thế hệ CĐV bóng đá hiện tại chắc không còn biết Anzhi Makhachkala. Nhưng có một thời kỳ, đây là một trong những đội bóng được nhắc tên nhiều nhất. Với nguồn tài chính khổng lồ, đội bóng này từng thu hút được không ít ngôi sao, trong đó đáng chú là HLV Guus Hiddink và hậu vệ Roberto Carlos. Tiếc là cuộc hôn phối này sớm kết thúc trong bẽ bàng. Cả Carlos lẫn HLV Hiddink đều từ chức trước khi hợp đồng tới hạn. Và không lâu sau, Anzhi rớt xuống hạng 2.
6. Kyle Lafferty (Reggina)
Ngày còn chơi bóng ở Anh, Lafferty không gây được nhiều ấn tượng. Tiền đạo người Bắc Ireland chỉ đơn giản là một "sát thủ lang thang", tha hương kiếm ăn ở hết CLB này tới CLB khác. Nhưng từ khi sang Italia, Lafferty như cá gặp nước. Cựu chủ tịch Palermo, Maurizio Zamparini gọi anh là "một gã [Bắc] Ireland bất quy tắc", chơi cũng ổn, nhưng sẵn sàng bỏ tập để lên Milan tiệc tùng thâu đêm. Cũng vì yêu Italia, vào cuối sự nghiệp, Lafferty bất ngờ chuyển tới Reggina, một đội bóng ở Serie B.
7. Nolberto Solano (Hartlepool)
Những năm tháng đẹp đẽ nhất trong sự nghiệp của Nolberto Solano gắn liền với Newcastle, một bóng thuộc vùng Đông Bắc nước Anh. Có lẽ cũng vì thế mà ở thời điểm chuẩn bị giải nghệ, cựu ngôi sao người Peru mới quyết định trở lại vùng đất này một lần nữa. Để khoác áo Hartlepool, đội bóng thuộc League One (hạng Ba). Điều thú vị là ngoài thi đấu cho Hartlepool, Solano còn dẫn dắt đội U-11 Newcastle, đội nghiệp dư Newcastle Benfield, và chơi cho ban nhạc Geordie Latinos.
8. Eusébio (Buffalo Stallions)
Giải đấu cuối cùng mà Eusebio, huyền thoại bóng đá người Bồ Đào Nha có biệt danh "Báo đen", thi đấu là MISL. Có thể bạn chưa biết, MISL là viết tắt của Major Indoor Soccer League (tạm dịch giải vô địch bóng đá trong nhà). Không như "ông anh" MLS, MISL thậm chí còn không có nổi một hệ thống SVĐ riêng, thường phải mượn sân hockey hay nhà hát. Đội bóng MISL mà Eusebio khoác áo là Buffalo, và ông chỉ đá có 5 trận.
9. Edgar Davids (Barnet)
Barnet thuộc bắc London, là khu vực ăn chơi nổi tiếng của thủ đô nước Anh. Đó có lẽ là lý do chính sau quyết định khoác áo Barnet FC của Edgar Davids. Vì rõ ràng là huyền thoại của bóng đá Hà Lan không có vẻ gì là định tới Barnet để đá bóng. Trong vai trò HLV-cầu thủ, ông đá 8 trận, với chiếc áo số 1, thì có 3 trong đó kết thúc với việc ông bị đuổi khỏi sân sớm. Ngoài ra, Davids có từ chối đá các trận sân khách vì không muốn qua đêm ở khách sạn!
10. Petr Cech (Guildford Pheonix)
Cech chuyển từ Chelsea sang Arsenal, rồi trở lại Chelsea để làm giám đốc. Đó hẳn là những gì bạn nghĩ về sự nghiệp của thủ môn Petr Cech trong thời gian gần đây. Nhưng không phải, ngoài bóng đá, Cech còn đam mê cả khúc côn cầu trên băng nữa, và đó là lý do anh khoác áo Guildford Phoenix ngay khi chia tay Arsenal. Đây là quãng thời gian không có nhiều điều đáng nói với Cech, vì anh chỉ là thủ môn số 3, ngoài việc anh cứu được quả penalty quyết định trong trận ra mắt.
Ngày này năm xưa: Ronaldo "béo" lần thứ 2 giành Quả bóng Vàng Ngày này 18 năm trước, tiền đạo Ronaldo "béo" đã có lần thứ 2 trong sự nghiệp giành danh hiệu Quả bóng Vàng. Năm 2002 là năm đáng nhớ với "Người ngoài hành tinh" khi anh cùng ĐT Brazil lên ngôi vô địch World Cup 2002. Đó cũng là năm mà Ronaldo "béo" rời Inter Milan để gia nhập Real Madrid. Ronaldo "béo"...