Quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc: Cần mà không thể vội
Quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc có thêm biểu hiện giảm căng thẳng khi 2 miền nối lại thảo luận về đoàn tụ những gia đình bị ly tán bởi chiến tranh.
Người Hàn Quốc đăng ký tham gia chương trình đoàn tụ – Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận trước đây, việc này được tiến hành hằng năm nhưng thực tế không được như vậy. Suốt 5 năm qua, mới diễn ra 1 cuộc tái hợp và cũng chỉ cho hơn 100 gia đình trong khi ở cả hai phía còn rất nhiều người mong được một lần gặp lại người thân.
Nhìn từ giác độ con người thì việc này vừa cần thiết vừa gấp gáp. Sau hơn 60 năm chia cắt, tất cả những người ly tán gia đình giờ đều đã cao tuổi. Nếu tiến độ cứ chậm và quy mô cứ nhỏ như vậy thì số người được đáp ứng nguyện vọng gặp lại người thân chẳng thấm tháp vào đâu.
Lẽ ra, Triều Tiên và Hàn Quốc phải cùng nhau chạy đua với thời gian nhưng cả hai đều tỏ ra không vội. Đối với người dân, việc này mang tính nhân đạo và là chuyện tình cảm gia đình thuần túy. Nhưng đối với chính phủ của cả hai nước thì đây không chỉ là chuyện chính trị đối nội mà còn là một con chủ bài trong xử lý quan hệ song phương.
Video đang HOT
Nó được cả hai phía duy trì và đặc biệt coi trọng vì có tác dụng như hàn thử biểu về mức độ quan hệ vừa có thể dùng để làm găng với nhau lại vừa có thể là cái van giảm căng thẳng. Chính vì thế mà cả chính phủ lẫn dân chúng 2 miền đều thấy việc này rất cần nhưng đồng thời cũng rất biết rằng không thể vội vã được.
Thương thảo được nối lại là biểu hiện tích cực và đáng khích lệ nhưng cũng không nên thiếu thận trọng trong lạc quan.
La Phù
Theo Thanhnien
Triều Tiên không xin lỗi Hàn Quốc vụ nổ mìn ở biên giới
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng không hề lên tiếng xin lỗi về vụ nổ mìn tại khu vực biên giới hai nước ở Bàn Môn Điếm hồi tháng 8 như Hàn Quốc đã tiết lộ trước đó, hãng tin AP cho biết.
Quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay nhau trong một cuộc họp tại Paju (Hàn Quốc) hôm 25.8 - Ảnh: Bloomberg
Thay vào đó, phía Triều Tiên hôm thứ ba 1.9 cho rằng họ chỉ bày tỏ "niềm đáng tiếc" cho vụ nổ mìn làm bị thương hai binh sĩ Hàn Quốc. Điều này đồng nghĩa Triều Tiên không nhận trách nhiệm vụ nổ mìn như phía Hàn Quốc đã đưa tin, theo AP.
Trước đó truyền thông Hàn Quốc cho rằng họ đã thành công trong việc thúc đẩy Triều Tiên chịu trách nhiệm về vụ nổ mìn tại khu vực phi quân sự ở Bàn Môn Điếm, và điều này được xem như bước tiến trong các cuộc đàm phán nối lại hòa bình, dỡ bỏ tình trạng sẵn sàng chiến tranh.
Một kịch bản tốt đẹp cuối tháng trước được vạch ra như sau: Triều Tiên thừa nhận đứng sau vụ nổ mìn nêu trên, lên tiếng xin lỗi Hàn Quốc và dỡ bỏ tình trạng sẵn sàng chiến tranh; đổi lại Hàn Quốc ngừng tuyên truyền không hay về chính quyền Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm 1.9 đã ca ngợi thỏa thuận với Triều Tiên là điểm khởi đầu cho hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Chính phủ của bà Park Geun-hye cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc đoàn tụ của gia đình bị ngăn cách từ cuộc chiến tranh hai miền như một phần thỏa thuận, theo Bloomberg.
Mặc dù vậy trong tuyên bố hôm 1.9, Triều Tiên ngoài việc phủ nhận trách nhiệm vụ nổ mìn, đã tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc chấm dứt các cuộc tuyên truyền. Đồng thời Bình Nhưỡng chỉ trích cuộc tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ thời gian qua.
Hãng tin AP nhận xét rằng biểu hiện của Bình Nhưỡng đang đẩy mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên vào nguy cơ căng thẳng trở lại.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, tuyên bố cuộc khủng hoảng biên giới đã được giải quyết bằng một thỏa thuận giữa hai miền và đây vấn đề của 2 nước, không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận ở Hàn Quốc - Ảnh minh họa: AFP Bộ...