Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.
Đây cũng là một trong những cơ sở để dự đoán luật sửa đổi sẽ bãi bỏ việc cấm kết hôn đồng tính vì đã bước đầu công nhận một số quan hệ về tài sản giữa các cặp chung sống đồng tính.
Điều 17d dự thảo luật về “giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính” quy định quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 17a, Điều 17b và Điều 17c của luật này.
Đối chiếu với các điều luật nêu trên, việc chung sống đồng tính sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về tài sản thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó.
(Cặp đồng tính nữ Linh – Hằng. Nguồn: Vietnamnet)
Nói nôm na cho dễ hiểu, nếu hai người đồng tính chung sống và có văn bản thỏa thuận về tài sản thì khi muốn chia tài sản, việc chia sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Khuyến cáo với độc giả là dù luật dân sự quy định có thể thỏa thuận miệng, nhưng nguy cơ “bẻ kèo” là rất cao, lúc đó người bị thiệt thòi sẽ không có chứng cứ để mà trình trước tòa nếu phát sinh tranh chấp, kiện tụng.
Video đang HOT
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu riêng và sở hữu chung theo phần. Phần sở hữu riêng, tức tài sản riêng (chẳng hạn tài sản có trước khi chung sống, tài sản được người thân tặng cho riêng, thừa kế riêng…) của người nào thì sẽ thuộc về người đó. Phần sở hữu chung thì sẽ chia theo quy định của luật dân sự, căn cứ theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của từng người.
“Người thực hiện các công việc nội trợ trong quan hệ sống chung và chăm sóc con chung được tính công sức như người trực tiếp tạo lập tài sản trong thời gian sống chung”. Đây là thiết chế để bảo vệ người yếu thế trong các vụ chung sống như vợ chồng, dành cho các cặp dị tính lẫn đồng tính. Khi đó, nếu một người đồng tính ở nhà lo việc nội trợ, người kia đi làm kiếm tiền nuôi cả hai người và dành dụm, thì khối tài sản dành dụm được nếu có tranh chấp sẽ bị chia cho cả người làm nội trợ ở nhà.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Tòa án nhân dân Tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn thi hành các quy định này.
Một điểm đáng quan tâm là các nhà soạn luật chưa tiên liệu đến những tình huống có thể xảy ra khi giải quyết về tài sản của các cặp chung sống đồng tính theo các Điều 17a, 17b, 17c, 17d nêu trên. Chẳng hạn như quy định “ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ” (Điều 17b), tức ưu tiên cho “vợ”. Nếu đó là một cặp đồng tính nam hoặc một cặp đồng tính nữ, thì ai sẽ là người được ưu tiên? Ai sẽ được xác định là vợ, ai sẽ được xác định là chồng?
Nếu không trả lời được câu hỏi này thì quy định “ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ” sẽ gần như vô dụng đối với các cặp đồng tính. Trong khi đó sẽ vẫn có nhiều người đồng tính bị thiệt thòi khi chia tay mà không được chia tài sản nếu vô ý quên lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung, trong khi toàn bộ tài sản lại đứng tên người kia, một việc mà ngay cả các cặp dị tính cũng thường hay mắc phải và vô cùng hối hận lúc “đáo tụng đình” (tức ra tòa).
Theo Một thế giới
Hôn nhân đồng giới: Không cấm, cũng... không thừa nhận
Giảm độ tuổi kết hôn và bãi bỏ quy định cấm hôn nhân đồng giới, ly thân là những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm tại dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại tổ chiều 14.11.
ĐB Đào Văn Bình - Ảnh: Ngọc Thắng
"Luật như thế thì khá là chung chiêng"
Dù không cấm nhưng luật cũng khẳng định nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Như vậy là cấm không được mà thừa nhận cũng không được
ĐB Đào Văn Bình (Hà Nội)
Dự luật bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" như trong luật hiện hành, nhưng khẳng định: "Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng tính" và bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con...
ĐB Đào Văn Bình (Hà Nội) nhận định: dự luật lần này có độ mở nhất định khi không cấm kết hôn đồng giới. Theo luật pháp thì công dân có quyền làm những gì mà luật không cấm. Tuy nhiên, ở đây dù không cấm nhưng luật cũng khẳng định nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Như vậy là cấm không được mà thừa nhận cũng không được. Nếu cặp đôi đồng giới chung sống với nhau và có vấn đề gì xảy ra thì lại phải dùng các luật khác để xử lý. "Luật như thế thì khá là chung chiêng", ĐB Bình nói.
Đồng quan điểm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của QH Đinh Xuân Thảo cũng cho rằng dù luật quy định là như vậy, nhưng thực tế hiện nay nếu chúng ta vẫn cấm hôn nhân đồng giới như luật hiện hành thì không được mà thừa nhận cũng chưa xong. Do vậy, theo ông Thảo, phải chấp nhận giai đoạn quá độ và quy định như dự thảo.Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Sáng qua, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban Thường vụ QH đã chốt danh sách 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành và Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp này của QH. Đó là Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát; Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình. Đến thời điểm này, Thủ tướng nhận được 5 chất vấn bằng văn bản, xung quanh vấn đề kinh tế. "Kỳ này thời gian cho chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tăng từ 2 ngày rưỡi lên 3 ngày, trong đó có một buổi phó thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của QH về chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Sau đó, các ĐBQH sẽ thảo luận ở hội trường về nội dung này, đây là một điều rất mới, trước nay chưa thực hiện", ông Phúc nói. Bảo Cầm
Có mặt tại tổ TP.HCM với tư cách là thành viên Ban soạn thảo, ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hành chính - Bộ Tư pháp, cho hay: "Trên thế giới chỉ có 16 nước thừa nhận kết hôn đồng tính chủ yếu là ở các nước phương Tây, chưa có nước nào ở châu Á. Nhiều ý kiến băn khoăn việc chúng ta không cấm nhưng không thừa nhận, nhưng tôi cho rằng đây là một quan điểm rất thoát, rất tiến bộ, chúng ta không coi hôn nhân đồng giới là điều cấm kỵ, tôn trọng quyền con người, đó là những thay đổi lớn".
Không cần bổ sung chế định ly thân
Ly thân là một chế định mới được bổ sung trong dự luật, nhưng nhiều ĐB tỏ ra không đồng tình với chế định mới này và đề nghị không nên đưa vào luật.
ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) phát biểu: "Tôi thấy rất khó hiểu khi đưa chế định này vào dự luật. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp ly thân nhưng vợ chồng tự thỏa thuận với nhau trong thời gian này để quyết định tiếp tục chung sống hay ly hôn. Đưa nhưng cũng không làm rõ là giải quyết được vấn đề gì về mặt pháp lý, đạo đức như dự luật thì không nên".
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) cho rằng việc thực hiện chế định ly thân không thể giống như ly hôn. Trong dự thảo đưa ra việc "tòa công nhận" là không chuẩn vì cơ quan này chỉ có thể ra được các "quyết định". Mặt khác nhiều ĐB cho rằng, việc ly thân nếu giải quyết ở tòa, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) nhận định: "Ly thân như trong dự luật không khác gì ly hôn, dự thảo cũng không quy định thời gian ly thân tối đa là bao nhiêu, không lẽ cứ ly thân mãi mà không xem xét có ly hôn hoặc đoàn tụ?". Theo ĐB Thanh, chế định ly thân đưa vào luật phải trả lời câu hỏi: để làm gì, có làm giảm mâu thuẫn giữa vợ chồng hay không.
ĐB Đinh Xuân Thảo đề nghị không nên đưa ly thân vào luật, luật hôn nhân thì chỉ có quy định về kết hôn hoặc ly hôn.
Ông Nguyễn Văn Nên làm Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Sáng 14.11, với 72,69% tổng số ĐB có mặt tán thành, QH đã phê chuẩn Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Văn Nên giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Cũng trong sáng 14.11, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đọc tờ trình về việc tăng số lượng Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm một số ủy ban của QH. Trong đó có báo cáo QH về việc bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Anh Vũ
Cần cân nhắc quy định bảo hiểm y tế bắt buộc Chiều qua, QH cũng thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi bổ sung luật Bảo hiểm y tế. ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) cho rằng quy định bảo hiểm y tế bắt buộc như dự luật là một vấn đề cần bàn bạc, cân nhắc rất kỹ về tính khả thi. Hiện nay, đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện không nhiều, đặc biệt là đối tượng người dân thuộc hộ cận nghèo. Trong khi đó, nếu đưa vào luật mà họ không đóng thì bị coi là vi phạm pháp luật. ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đề nghị: "Luật cần có chế tài để đảm bảo về chất lượng dịch vụ, phải xây dựng một cơ chế, hệ thống kiểm soát về chất lượng dịch vụ".
Theo TNO
Nhà nước không cấm hôn nhân đồng tính, mang thai hộ Chiều 10/9, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình, Thường vụ Quốc hội đồng tình với quy định "Nhà nước không cấmhôn nhân đồng tính ". Đa số thành viên Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và...