Quan hệ cộng sinh giữa NPH và Game thủ
Có thể thấy rằng với tình hình phát triển của thị trường game hiện nay thì mối quan hệ gắn kết giữa NPH và game thủ luôn được thể hiện rõ nét. Nếu nhận định vấn đề, về phía NPH họ luôn mong muốn đem đến cho người chơi những sản phẩm chất lượng và hấp dẫn, đem lại doanh thu cao. Còn về phía game thủ, chúng ta luôn mong đợi những sản phẩm game hay và có tính giải trí cao. Điều đó cho thấy NPH và game thủ là hai khối nam châm không thể tách rời. Nhưng nếu suy xét kĩ mối quan hệ này đôi lúc cũng xuất hiện nhiều điều đáng nói.
Đã qua rồi cái thời game thủ chơi game vì yêu thích, say mê với những tựa game đi cùng năm tháng và cộng đồng game thủ được ví như những tượng đài. Giờ đây, người chơi không gắn bó với game, chỉ chăm chăm dùng các chiêu bài như nạp thẻ thần chưởng, treo máy cắm auto hay đua top. Chê những game nhập về là không hay, không đạt chất lượng Đổ hết trách nhiệm lên vai các NPH, và coi họ là ” kẻ hút máu” hay “lừa đảo”.
Video đang HOT
Về phần mình, trách nhiệm và nhiệm vụ để chiều lòng người chơi luôn là bài toán khó đối với các NPH. Chẳng thế mà những đại gia trong ngành game như VNG, VTC, FPT hay Asiasoft đến những gương mặt trẻ như Sohagame hay Sgame vẫn luôn tìm cách thỏa mãn và chiều lòng người chơi. Nhất là trong tình hình thị trường phát triển game hiện nay.
Các giải pháp để đối phó với tình hình này luôn được các NPH quan tâm và chú ý bằngviệc làm mới mình, liên tục cập nhật những phiên bản game mới nhất. Hay tổ chức những event, sự kiện, hoặc các giải đấu để người chơi có cơ hội giao lưu và gắn bó cùng với nhau nhiều hơn. Như một số mạng xã hội chơi game hiện nay như Zingme, Soha game luôn tạo điều kiện cho game thủ được tham gia vào những game hot nhất, hay được nhận quà khuyến mãi, hoặc các chương trình giảm giá thẻ nạp. Tất cả vì mục đích làm hài lòng người chơi.
Để kết thúc vấn đề, rõ ràng mâu thuẫn giữa người chơi và NPH là không thể tránh khỏi. Nhưng có thể khẳng định, mâu thuẫn đó không đủ lớn để làm mất đi tình cảm lâu bền giữa game thủ và NPH. Hơn bao giờ hết, chúng tôi hy vọng người chơi việt sẽ có cái nhìn khác thông cảm hơn với các NPH. Còn về phía các NPH, mong đợi họ không phục lòng game thủ, làm việc hết sức mình để đem đến cho người chơi những sản phẩm chất lượng nhất cùng những phút giây giải trí đích thực.
Theo Game Thủ
Yêu chàng phải ngó mẹ chàng
Nếu muốn yêu một chàng trai, hãy hỏi mẹ của anh ấy. Nếu đang yêu một chàng trai, phải nhìn vào...mẹ của anh ấy. Nếu rất yêu một chàng trai, hãy tập yêu luôn cả mẹ anh ấy. Nói tóm lại, không thể tách rời chủ thể "chàng" ra khỏi "mẹ chàng". Đó là một "tổng thể" khó nhằn mà bạn phải vượt qua khi yêu một chàng trai.
Những anh chàng "méc mẹ nè"
Có lẽ nên xét đến đầu tiên đó là những anh chàng kiểu "Méc mẹ nè!". Dạng này có một thời gian bị khan hiếm (hoặc bị che giấu) do xã hội có thành kiến quá dữ dội và chỉ ưu ái kiểu trai cơ bắp, không khóc nhè. Nhưng khi mà xã hội ngày càng thoáng hơn, thoải mái hơn, quyền tự do cá nhân được tôn trọng hơn, thì những anh chàng "méc mẹ nè" đã "trở lại và lợi hại hơn xưa".
Bánh bèo không còn cố gắng che giấu bản thân, họ tự nhiên bày tỏ cảm xúc thật của mình. "Bạn trai mình là cháu đích tôn nên không chỉ mẹ mà là cả đại gia đình đều xem anh ấy là...cục vàng, nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Yêu anh, mỗi lần hai đứa cãi nhau là y như rằng chàng sẽ về nhà...bỏ ăn, đá thúng đụng nia để cả nhà biết là chàng bực bội. Rồi mẹ chàng sẽ gọi điện tỉ tê: "Con phải... nhường nhịn nó (?), bao tử nó không tốt, coi như bác xin con...". Dù không sai, tôi cũng phải xuống nước - vì sợ và tội nghiệp mẹ anh nhiều hơn là vì anh. Nhưng nếu bạn trai tôi cứ thích trò "giận nhau về nhà méc mẹ" thì chắc tôi cũng chỉ chịu đựng được vài lần nữa!" (Mai Hương, 19t - ĐH Huflit).
Chuyện chưa từng thấy trên đời nay xảy ra: Cô gái lết thết qua nhà năn nỉ anh người yêu, còn anh chàng thì ngúng nguẩy "nằm vạ" trong phòng. Nhưng khoan trách anh ấy, khi yêu- phải nhìn mẹ chàng. Sự thật là có rất nhiều bà mẹ bị ám ảnh bởi chuyện "sợ con trai mình bị khổ, bị lỗ (?)", thế nên chỉ cần thấy con về nhà mặt mày "chù ụ" là bắt máy lên alo ngay cho "thủ phạm", giở từ chiêu năn nỉ đến hoạnh họe.
Lâu dần, những anh chàng "méc mẹ nè" lại càng thích...méc mẹ hơn. Vì chỉ cần về nhà làm ầm lên một chút là đã có mẹ đứng ra giải quyết. Vấn đề mà bạn gặp phải khi "sửa chữa" một anh chàng kiểu này đó là, bạn chẳng bao giờ có cơ hội. Đại diện phát ngôn của anh ấy trong tất cả mọi mâu thuẫn tranh cãi đó là...mẹ.
Kiểu trai "con cưng" và "con ngoan"
Kiểu chàng trai như trên là một biến dạng khác của mô típ trai "con cưng". Có những anh chàng không có thói quen chơi trò "méc", nhưng cái sự "con cưng" vẫn được thể hiện qua nhiều cách khó chịu khác. "Khi hai đứa đi chơi, tầm 21h mà chưa về là đảm bảo hết điện thoại của anh rồi đến của mình rung chuông nhịp nhàng. Của anh là "Khi nào con về, đừng về tối nha con". Của mình là "Con khuyên nó về sớm đi, trời tối đường xa nguy hiểm...".
Yêu anh được nửa năm nhưng hiếm khi tôi "giành" được anh làm...xe ôm cho mình, vì đi đâu lâu một chút là mẹ anh gọi về. Thậm chí cho dù đã cho phép đi chơi nhưng lâu lâu bác ấy lại gọi và anh lại phải trình báo: Dạ đang đi xem phim, tụi con ăn rồi... ăn gà rán... con không ăn nhiều khoai tây chiên đâu... mẹ yên tâm... Dĩ nhiên không khí hẹn hò lãng mạn bị phá tan nát! Được một thời gian, tôi bắt đầu thấy nản lòng, nên đành chủ động rút lui và hi vọng rằng anh sẽ tìm được người con gái khác...thích hợp với mẹ anh hơn tôi". (Thùy Minh, ĐH Hoa Sen).
Hãi hơn nữa là trường hợp của K.Khanh: "Hồi năm lớp 12 mình có quen một anh chàng. Mình qua nhà anh ấy chơi 3 lần, cả 3 lần đều phải chứng kiến cảnh: Mẹ anh ấy: "Yêu mẹ không con?", và anh ấy: "Dạ con yêu mẹ", sau đó hai người ôm nhau hun chóc chóc rồi anh ấy mới được ra đường để...mình chở đi chơi (anh ấy không biết đi xe máy). Tất nhiên là chia tay ngay chứ còn đợi gì". Kiểu con cưng như trên lại khác với kiểu...con ngoan. Con cưng chưa chắc thích nghe lời mẹ, nhưng con ngoan thì mọi sự đều theo ý mẹ yêu.
"Người yêu của mình phải nói là rất ngoan. Đi chơi với mình mà mẹ bảo về là về ngay. Chẳng bao giờ biết trốn mẹ chở người yêu đi chơi là thế nào. Sinh nhật, mình thay đồ trang điểm sẵn sàng chờ anh ấy đến chở đi chơi, đang vui sướng lâng lâng thì anh ấy điện thoại nói...tỉnh bơ: "Em ơi trời đang mưa lâm râm, mẹ nói đi vầy bị bệnh đó, nên thôi ở nhà đi nghen, mai anh qua chở đi chơi bù". Bó tay luôn"- (Thanh Xuân, 20t).
Người ta sẽ đặt ra một câu hỏi: Vì sao vẫn còn tồn tại kiểu trai này? Câu trả lời là: Ngày càng nhiều hơn ấy chứ! Xã hội ngày càng phát triển thì nhiều bà mẹ có xu hướng "trùm mền" con càng kỹ. Quẳng con ra đường, họ luôn sợ hiểm nguy rình rập, sợ con bị tiêm nhiễm tệ nạn, sợ con bị bắt nạt hành hung...Nói tóm lại, ngoại trừ thời gian đến trường, đi học thêm, còn lại thì con trai luôn ở cạnh mẹ, được mẹ che chở, dạy dỗ. Cách "úm con" đã khiến cho văn hóa "con ngoan" bị biến tướng thành "đứa con phụ thuộc", không hề có chính kiến, không hề biết cân bằng giữa mẹ và những mối quan hệ khác, không hề biết cách "đi luồn" sao cho mẹ vẫn vui mà mình vẫn chẳng làm mất lòng ai. Yêu chàng trai này, chỉ có bạn là kẻ luôn bị tạt gáo nước lạnh!
Các kiểu quan hệ chàng- mẹ chàng kể trên cho dù có khác nhau, mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng nhìn chung thì đều khá tốt đẹp. Cho dù bạn có nhìn vào mẹ anh ấy, thấy bác ấy đã sai khi quá chiều chuộng con, xem con mình là "cành vàng lá ngọc", đã quá ủ ấm khiến con trai chẳng biết gì khác ngoài mẹ... nhưng vấn đề là, anh ấy hài lòng với điều đó. Thế nên, yêu một chàng trai các kiểu nói trên, bạn phải giải quyết mối quan hệ phụ thuộc chàng- mẹ, quan hệ mà khi bạn chống lại một trong hai, bạn sẽ phải "chiến" với cả hai người.
Khi mẹ và con trai không cùng chiến tuyến
Cũng có những kiểu quan hệ chàng- mẹ chàng "khó xơi" khác. Đó là khi giữa hai người họ, không khí khá căng thẳng. Rơi vào tình huống này, bạn phải "nhìn mẹ anh ấy" theo một cách khác. Trường hợp đầu tiên, đó là khi bác ấy xem bạn như một chiếc vòng kim cô. "Kể ra thì bạn bè ai cũng ghen tị với tôi vì độ thân mật với "mẹ chồng tương lai". Nhưng chỉ có tôi mới biết, ấy là do bác gái muốn mượn tay tôi để...dạy con.
Chàng mê chơi game, chàng đi đêm với bạn xấu, chàng hút thuốc...tất tần tật đều trở thành nhiệm vụ "dùng tình yêu cảm hóa lãng tử quay đầu" của tôi. Tôi kẹt giữa, làm theo ý bác gái thì anh càu nhàu "Em yêu anh hay yêu mẹ của anh", mà không làm thì thật khó nhìn mặt bác!" (Thy Thảo, ĐH Sư phạm).
"Quan hệ giữa người yêu tôi và mẹ anh ấy không được tốt. Qua những lời anh ấy kể thì mẹ anh ấy có khá nhiều thói xấu: Đánh bài, thường xuyên đi chơi đến khuya, nhà cửa không dọn dẹp và cơm nước thì chẳng bao giờ nấu...Ba mẹ anh ấy thường xuyên cãi nhau và anh ấy thì luôn stress vì...mẹ. Mối quan hệ của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó"- Thiên Lý (20 tuổi). Theo như Lý chia sẻ, thì những chàng trai có bất hòa với mẹ thường hay mang tâm lý không ổn định.
Họ có xu hướng biến người yêu của mình thành một phiên bản mẹ-hoàn-hảo. Chính vì thế mà việc Lý không biết nấu ăn trong một thời gian dài đã trở thành nguyên nhân châm ngòi cho nhiều cuộc chiến, cho đến khi cô nàng phải đi học vài khóa nấu ăn. Thêm cả là việc cô nàng bị kềm cặp nhiều chuyện: Không được đi chơi khuya, mỗi khi có tăng 2 đi cùng hội bạn đến sau 22h chưa về là "biết tay" với anh yêu thậm chí họp nhóm, mọi người rủ nhau chơi bài cô nàng cũng không được phép tham gia...Hiểu người yêu đã phải chịu nhiều mệt mỏi với người mẹ của mình, nhưng bị "đày ải" thế này lắm lúc Lý cũng mất hết kiên nhẫn và lại cãi nhau.
Và khi chàng trai của bạn là trụ cột gia đình
Lại có một kiểu quan hệ chàng- mẹ khác, đó là khi anh ấy là trụ cột trong gia đình. "Bố của người yêu tôi mất sớm, nhà chỉ có mỗi anh ấy là con, nên người yêu tôi giống như trụ cột về mặt tinh thần đối với mẹ mình. Vì bác gái là người đa cảm, lại mang hoàn cảnh sống một mình cô đơn, nên rất hay khóc, hay tủi thân, hay buồn phiền...Yêu anh, tôi thường xuyên hẹn hò...ở nhà anh. Cả ba chúng tôi cùng nấu nướng và xem phim với nhau. Thay vì chiều chuộng đưa tôi đi spa, đi làm móng...anh mua sơn móng tay về cho mẹ anh và tôi cùng dưỡng. Có quán ăn nào ngon mới nghe giới thiệu là...ba chúng tôi lên đường "chinh phục". Mẹ anh ấy cũng là người hiền lành, chẳng bao giờ làm khó dễ gì tôi. Nhưng yêu anh, yêu luôn cả mẹ anh kiểu này khiến tôi đôi khi cũng buồn vì chẳng bao giờ có lấy giây phút riêng tư lãng mạn".
Thế đấy, cho dù kiểu nào đi chăng nữa, khi yêu một chàng trai, bạn chẳng bao giờ được ngắm anh chàng một cách đơn-lẻ. Lúc nào cũng vậy, thấp thoáng sau lưng anh ấy là mẹ- người thường trực tham gia vào những buổi hò hẹn của hai người, giải quyết xung đột với bạn, cho anh ấy lời khuyên, người xem anh ấy là con cưng và bạn là "kẻ làm khổ con cưng"...Hoặc trong trường hợp khác, là người mà anh ấy xung khắc nhất, hoặc là người mà anh ấy là trụ cột. Yêu một chàng trai, bạn phải chấp nhận luôn những "lùng nhùng" trong quan hệ giữa anh ấy và mẹ.
Trị các kiểu chàng trai
- Đối phó với các chàng mommy"s boy (con cưng, con ngoan, cục vàng các thể loại).
Việc quan trọng nhất là luôn luôn xác định rõ và lèo lái tình hình làm sao để bạn: Không phải là người đối phó mẹ anh ấy, mà là bản thân anh ấy! Thường xuyên hết pin, hư điện thoại...ngay sau khi cãi nhau là cách tốt để bác ấy không thể chi phối bạn từ xa. Và nên có một cuộc nói chuyện với các mommy"s boy này theo kiểu với một-chàng-trai-đúng-nghĩa để các anh ấy hiểu rằng đã qua rồi cái thời nằm nôi và núp nách mẹ.
- Đối phó với các chàng mà mẹ anh ấy xem bạn là "vòng kim cô".
Chẳng việc gì phải bước lên võ đài, hãy trao lại vị trí cho anh ấy. Vờ là "một đứa vô dụng" và đóng tốt vai trò ấy một thời gian, để bác gái hiểu chẳng thể biến bạn thành chiếc vòng kim cô xiết con trai mình được.
- Đối phó với các chàng có xu hướng tìm một phiên bản mẹ- hoàn-hảo.
Có lẽ bạn sẽ thấy quá vô lý khi 2! nói: Bạn nên làm theo những điều anh ấy muốn, cho đến chừng nào những điều ấy còn đúng! Bởi vì thực ra, một điều hay ở các chàng trai này đó là, anh ấy chỉ cấm những điều (thường là) đúng và lại có xu hướng yêu thương bạn gái mình nhiều (khi không thể yêu mẹ nhiều hơn, người con trai sẽ tìm một người con gái khác trong đời để dành tình yêu của mình cho người đó). Chính vì thế, bạn chẳng hại gì nhiều mà lại còn được lợi nhiều khi được anh ấy yêu thương.
Nhưng thực ra, lời khuyên hay nhất cho bạn vẫn là: Sống tốt với mẹ chàng. Đó là lý do vì sao nếu rất yêu một chàng trai, bạn phải yêu luôn cả mẹ anh ấy. Một khi mẹ đã là một phần quan trọng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống một chàng trai, thì việc chiến đấu chống lại điều đó chỉ mang đến cho bạn sự mệt mỏi. Vì thế, khéo léo tìm cách để sống hòa bình với quan hệ chàng- mẹ chàng vẫn là sự lựa chọn hay hơn cả.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhạc Việt - "lá lành đùm lá rách" Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sự kết hợp giữa các Sao, liệu xu hướng "liên minh" này có giúp họ thêm tỏa sáng? Cộng sinh trên sân khấu Thời gian qua, hiện tượng "hát chung" đang xuất hiện ngày càng nhiều trên sân khấu. Sự kết hợp giữa các sao thường khá đơn giản, chỉ việc mời vài ca sĩ cùng...