Quan hệ bất chính với nhiều sinh viên, giảng viên bị đuổi việc
ĐH Bắc Kinh – ngôi trường hàng đầu châu Á – vừa sa thải giảng viên vì quan hệ tình cảm cùng lúc với nhiều người, trong đó có cả sinh viên.
Ngày 11/12, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) đăng thông tin sa thải Feng Renjie, 36 tuổi, giảng viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Toán Quốc tế Bắc Kinh, trên Weibo. Ngoài ra, trường cũng thu hồi giấy phép giảng dạy và các danh hiệu học thuật của Feng.
Theo South China Morning Post, ngày 20/11, trường nhận đơn khiếu nại việc Feng Renjie có quan hệ tình cảm cùng lúc với nhiều phụ nữ, gồm cả sinh viên. Họ đã mở cuộc điều tra và xác định Feng có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.
ĐH Bắc Kinh sa thải Feng, khẳng định hành vi của giảng viên này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Ảnh: EPA.
Đầu tháng 12, một sinh viên trường khác đăng loạt bài nặc danh trên mạng xã hội, tố cáo Feng Renjie. Người tự nhận là một trong những bạn gái cũ của Feng cho biết y từng cùng lúc yêu 7 người, chủ yếu là sinh viên, từ tháng 5 đến tháng 8.
Video đang HOT
Cô này cũng viết trong các bài đăng việc đã hai lần gửi email tới trường đại học và khiếu nại với lãnh đạo giáo dục Bắc Kinh nhưng không có hiệu quả.
Lời tố cáo của nữ sinh cùng kết quả điều tra thúc đẩy ĐH Bắc Kinh đưa ra quyết định xử phạt Feng Renjie. Đại diện trường khẳng định Feng “vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo” và tạo “ảnh hưởng xấu”.
Trao đổi với The Beijing News sau công bố của ĐH Bắc Kinh, phụ nữ đăng bài tố cáo Feng cho biết: “Chúng tôi, những nạn nhân của Feng, hài lòng trước phản ứng của Bắc Đại. Tôi không muốn hắn lừa dối thêm ai nữa”.
Feng Renji không phải giảng viên trường danh tiếng duy nhất ở Trung Quốc mất sự nghiệp vì bê bối tình cảm. Cũng đầu tháng 12, ĐH Tài chính và Kinh tế Thượng Hải sa thải một phó giáo sư, sau khi nữ sinh viên tố cáo người này tấn công tình dục.
Theo Zing
Biểu tình của sinh viên Indonesia biến thành bạo loạn
Làn sóng biểu tình phản đối các dự thảo luật mới của Indonesia bùng nổ trong giới sinh viên nước này từ gần một tuần qua.
Cao điểm ngày 24/9, hàng nghìn sinh viên ở Jakarta và nhiều tỉnh trên đảo Jawa và Sumatera đã tổ chức biểu tình trước cửa các cơ quan lập pháp và một vài nơi đã biến thành bạo loạn.
Tại thủ đô Jakarta, trước cửa toà nhà tổ hợp nghị viện, hơn 5.000 sinh viên giương cao biểu ngữ và sử dụng loa phóng thanh truyền đi các thông điệp phản đối dự thảo Bộ luật hình sự, luật liên quan đến Uỷ ban chống tham nhũng, dự thảo luật đất đai và dự luật về nhân lực. Người biểu tình cho rằng các bộ luật mới sẽ làm suy yếu hệ thống chống tham nhũng quốc gia và ảnh hưởng tới nền dân chủ.
Biểu tình biến thành bạo loạn tại Jakarta (Kompas).
Chiều 24/9, cuộc biểu tình đã biến thành cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên khi đám đông ném đá, chai lọ vào cảnh sát. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông quá khích. Hơn 18.000 nhân viên cảnh sát được huy động và hàng rào thép gai đã được dựng lên để bảo vệ an ninh trước toà nhà tổ hợp nghị viện tại thành phố Jakarta.
Từ một tuần trước, phong trào biểu tình sinh viên với tên gọi "Time for People Power" (Thời điểm cho sức mạnh con người) đã được phát động trên mạng Twitter. Cuộc biểu tình cũng có sự tham gia của Hiệp hội Nông dân Indonesia. Họ phản đối chương trình cải cách nông nghiệp vì cho rằng chương trình này hoàn toàn bế tắc.
Người biểu tình phá hàng rào trước cửa nghị viện tại Đông Nam Jawa. (nguồn :Detik)
Bà Dewi Kartika, điều phối viên Hội nông dân quốc gia cho biết: "5 năm trôi qua, chương trình cải cách nông nghiệp do chính phủ hứa hẹn đã hoàn toàn bị đình trệ. Vùng đất của nông dân và người dân bị nhà nước tịch thu đã không được trả lại. Việc chiếm đất vẫn tiếp tục xảy ra. Giữa những lo ngại này, nếu chính phủ và Quốc hội Indonesia phê chuẩn Dự thảo Luật Đất đai thì sẽ chỉ làm tăng thêm các xung đột".
Tại tỉnh Sumatera, trên đảo Sulwesi, người biểu tình đốt lốp xe, phá hàng rào thép gai, phá cửa các trụ sở chính quyền để phản đối các dự thảo luật của Quốc hội.
Tại tỉnh Sulawesi, người biểu tình đốt xe trước cửa nghị viện. (nguồn: Detik)
Trước đó, ở thành phố Yogyakarta, trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp và một số nền tảng truyền thông xã hội phát đi cuộc gọi "Điện thoại Gejaya" kêu gọi hàng nghìn sinh viên thành phố này xuống đường biểu tình dự luật sửa đổi về chống tham nhũng, dự thảo Bộ luật Hình sự...
Các cuộc biểu tình diễn ra vài ngày nay, cùng thời điểm với các phiên họp toàn thể của Quốc hội Indonesia. Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ, ngày 23/9, Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu Hạ viện Indonesia hoãn việc phê chuẩn dự thảo Bộ luật Hình sự và ba dự luật khác./.
Theo Hương Trà/VOV
Từ Indonesia
Hàng ngàn sinh viên Indonesia biểu tình phản đối đạo luật về tham nhũng Hàng ngàn sinh viên trên nhiều thành phố ở Indonesia đã xuống đường biểu tỉnh phản đối đạo luật mới về tham nhũng vừa được Quốc hội nước này thông qua. Ngày 24/9, Cảnh sát Indonesia đã bắn hơi cay và vòi rồng vào để giải tán hàng ngàn sinh viên ném đá phản đối một đạo luật mới về tham nhũng. Theo...