Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?
Quan hệ Trung Quốc-ASEAN đang ở thời kỳ thử thách, với các dự án liên kết và hội nhập tiểu vùng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tranh chấp biển đảo.
Cách đây không lâu, cơ sở hội nhập và liên kết kinh tế của quan hệ Trung Quốc-ASEAN từng được coi là bền vững, bất di bất dịch. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng lợi nhuận nhiều tỷ USD chảy cuồn cuộn vào túi Trung Quốc, Singapore, Indonesia và những công ty khác, sẽ tự động hóa giải những hiềm khích chính trị trong khu vực.
Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.
Hình mẫu quá khứ đáng ngưỡng mộ của EU từ lâu đã nhạt phai cùng với cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và vô số hệ lụy. Trong khi đó, tiến trình hội nhập ASEAN-Trung Quốc đặc biệt nổi lên. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEANnăm 2012 đạt 400 tỷ USD (chiếm vị trí thứ ba trong thương mại của Trung Quốc sau Liên minh châu Âu và Mỹ). Đầu tư song phương đang tiến tới mốc 100 tỷ USD, trong đó các nước ASEAN cũng đã đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc tới 76,2 tỷ USD.
Sự phát triển về lượng trong lĩnh vực kinh tế đến giai đoạn nhất định sẽ chuyển thành chất lượng mới cao hơn của sự liên kết hội nhập ASEAN-Trung Quốc.
Tháng 11/2012, trong chuyến thăm của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến các nước ASEAN, đã nảy sinh ý tưởng tạo lập dự án lớn nhất thế giới là Đối tác kinh tế toàn diện của khu vực (RCEP) với sự tham dự của 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Video đang HOT
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brunei hồi tháng 4/2013, ý tưởng của ông Ôn gia Bảo đã có đường nét cụ thể hơn. Đến cuối năm 2015 thì 16 quốc gia kể trên sẽ bắt tay tạo lập cấu trúc của cơ chế thương mại mới. Các chuyên viên đánh giá rằng sáng RCEP là phương án đối trọng với Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) với 10 quốc gia, do Mỹ cầm đầu nhưng không có Trung Quốc.
Hợp tác Trung Quốc-ASEAN cũng mang đến cho các nước Đông Nam Á cả thách thức và đe dọa. Trong số đó có mối đe dọa ô nhiễm môi trường làm hại hệ sinh thái bằng lưu thông nước những con sông xuyên biên giới. Các chuyên viên bảo vệ môi trường phương Tây và châu Á đang cố gắng thu hút sự chú ý của công đồng thế giới tới việc Trung Quốc xây dựng công trình thuỷ điện trên sông Mekong (dài 4.500 km). Tại Vân Nam, Trung Quốc đã xây dựng đập thủy điện thứ năm trên thượng nguồn sông Mekong và theo nhân định của giới chuyên gia, đập Ngọa Trác Nộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ sinh thái của sông Mekong, đặc biệt là ở phần hạ lưu của dòng sông lớn này.
Đập thủy điện Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến hạ nguồn sông Mekong.
Ngay trong năm 2013, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt Côn Minh-Ngọc Khê, kết nối tỉnh Vân Nam với các nước láng giềng ASEAN. Mặc dù chiều dài tương đối ngắn của nhánh đường là 141 km, người ta đã dựng 35 đường hầm và 61 cây cầu. Trong triển vọng ngắn hạn, dự kiến xây dựng những phân đoạn tiếp theo đến Mông Tự, không kém phần phức tạp về mặt địa hình. Người Trung Quốc dự định hoàn thành nhánh này vào năm 2014, thực thi kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên Á phía đông. Nói cách khác, lợi ích kinh tế và địa chính trị khu vực hiện nay đang ngày càng chiếm phần chủ đạo lấn át và khống chế những tính toán lo âu và dự báo về môi trường.
Theo vietbao
TQ phản đối, Mỹ-Nhật vẫn tập trận chiếm đảo
Cuộc diễn tập "Tập kích Bình minh" lấy bối cảnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các lực lượng Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo và nổ súng tấn công lực lượng chiếm đóng ở đó.
Theo các nguồn tin ở Nhật Bản, Nhật Bản và Mỹ vẫn sẽ tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung ở California mô phỏng tình huống tái đánh chiếm đảo bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Cuộc diễn tập quân sự đổ bộ "Tập kích Bình minh" của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ diễn ra từ ngày 10-26/6 tới đây. Cuộc diễn tập này sẽ được thực hiện tại căn cứ thủy quân lục chiến Pendleton ở San Diego và đảo San Clemente.
Lính Mỹ và Nhật Bản tập trận đổ bộ trên đảo Guam
Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ hủy bỏ cuộc diễn tập này trước thềm cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào ngày 7-8/6 tới đây tại California.
Hiện nay căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang ở mức cao.
Cuộc diễn tập "Tập kích Bình minh" lấy bối cảnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các lực lượng Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo và nổ súng tấn công lực lượng chiếm đóng ở đó.
Nhật Bản đã giải thích với các quan chức Trung Quốc rằng cuộc diễn tập này không lấy một nước thứ ba cụ thể nào làm đối tượng tác chiến.
Cuộc diễn tập này được tiến hành theo chính sách mới trong Chương trình Quốc phòng Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chuỗi đảo Nansei nằm giữa đảo Kyushu và Đài Loan.
Sau khi bàn bạc cách trả lời phía Trung Quốc, Tokyo và Washington đã nhất trí tiến hành cuộc diễn tập huấn luyện này vì nó "cần thiết cho quan hệ đồng minh" giữa hai nước. Hai bên cũng xác nhận rằng các phóng viên sẽ được tham gia đưa tin về cuộc diễn tập này.
Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản trên biển
Trong quá khứ, các binh chủng lục quân, hải quân và không quân của Nhật đã lần lượt tham gia diễn tập cùng với quân đội Mỹ. Còn cuộc diễn tập "Tập kích Bình minh" này là lần đầu tiên ba binh chủng thuộc quân đội Nhật Bản cùng hiệp đồng tác chiến trong một cuộc diễn tập với quân đội Mỹ.
Hồi tháng 11 năm ngoái, chính phủ của đảng Dân chủ Nhật Bản đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận tương tự giữa quân đội Mỹ và quân đội Nhật trên một hòn đảo hoang ở Okinawa. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hủy bỏ do lo ngại sẽ làm kích động Trung Quốc tại thời điểm đó.
Theo 24h
Đài Loan tập trận gây sức ép cho Philippines Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Đài Loan sẽ tập trận trên vùng biển phía nam đảo này để gây sức ép với Philippines sau vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết tuần trước. Chính quyền Đài Loan hôm qua tuyên bố như vậy khi người biểu tình giận dữ đốt cờ Philippines trước cửa cơ quan đại...