Quan hệ Ấn – Mỹ: Vượt lên trở ngại
Mối quan hệ nồng ấm Ấn – Mỹ vừa được thể hiện qua chuyến thăm Nhà Trắng lần thứ 4 của Thủ tướng Narendra Modi trong vòng hai năm qua và cũng là lần gặp thứ 7 giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Ấn.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 7-6.
Khó ai có thể ngờ rằng, Thủ tướng N.Modi từng bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ một thập niên về trước với cáo buộc liên quan đến thảm sát người Hồi giáo giờ đây là khách mời danh dự tại Mỹ và có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8-6. Điều này cho thấy, sự phát triển quan hệ song phương Mỹ – Ấn là một trong những thành công nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Washington coi New Delhi như một phần quan trọng của chính sách tái cân bằng Châu Á và như một đối trọng với Trung Quốc tại châu lục đông dân nhất thế giới. Thế nên, trong những tuyên bố trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng N.Modi, chính quyền của ông B.Obama đã thể hiện thiện chí ưu tiên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Mỹ – Ấn. Minh chứng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hai lần tới thăm Ấn Độ, nhấn mạnh rằng ông đánh giá cao sự hợp tác với Ấn Độ và đặc biệt là với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar.
Dễ dàng nhận thấy những điểm nổi bật trong quan hệ xuyên đại dương Mỹ – Ấn hiện nay. Đó là trao đổi công nghệ, các cuộc tập trận quân sự chung và gần đây nhất là vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Frank Wisner, cho rằng những rào cản trong quan hệ hai nước giờ đây không còn liên quan nhiều đến chính trị mà bị chi phối bởi nguồn ngân sách dành cho quốc phòng của New Delhi. Theo ông Wisner, Mỹ có nhiều lợi ích khi Ấn Độ được tăng cường vũ trang. Ấn Độ có đủ năng lực và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự cân bằng sức mạnh tại Châu Á. Duy trì quan hệ tốt với Ấn Độ là một phần trong việc giữ quan hệ tốt với Trung Quốc.
Do vậy, hợp tác an ninh, quân sự, quốc phòng giữa 2 nước đang phát triển mạnh chưa từng có. Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng N.Modi và Tổng thống B.Obama tại phòng Bầu Dục tối 7-6, bên cạnh các thảo luận về đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng sạch, hợp tác an ninh và phát triển kinh tế… hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào những hiệp định về năng lượng hạt nhân dân sự. New Delhi muốn Washington hỗ trợ để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ. Quốc gia này đã cam kết tăng 40% tỷ lệ sản lượng điện của những nguồn nhiên liệu không phải là nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Một điểm nhấn khác trong mối quan hệ Mỹ – Ấn hiện nay là trao đổi công nghệ, trong đó trọng tâm là Sáng kiến công nghệ quốc phòng và thương mại (DTTI) được phát triển từ năm 2012.
Hiện nay, Ấn Độ cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ trong 2 lĩnh vực: công nghệ phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến do chính Ấn Độ sản xuất và hệ thống phóng máy bay bằng điện tử. Bên cạnh đó, nếu hợp đồng mua bán pháo M777 siêu nhẹ, máy bay vận tải C-17 Globemaster III và máy bay hàng hải P8-I được tiếp tục, Mỹ sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Các hợp đồng quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã đạt 14 tỷ USD từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra, quốc gia có nền kinh tế năng động hàng đầu Châu Á và nền kinh tế số 1 thế giới tăng cường quan hệ sẽ mang lại những lợi ích lớn cho cả 2 bên. Điều này cũng phù hợp với chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là Mỹ mà Thủ tướng N.Modi từng đưa ra. Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ với Nga không mang lại nhiều giá trị do cấm vận thì, “lựa chọn” Mỹ là chiến lược đúng của ông N.Modi lúc này. Bởi thế, 2 nhà lãnh đạo đã đặt ra kế hoạch tham vọng tăng tổng thương mại Mỹ – Ấn lên gấp 5 lần từ hơn 100 tỷ USD hiện nay lên 500 tỷ USD trong 10 năm tới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ – Ấn cũng còn không ít trở ngại như một nhóm nghị sĩ Mỹ từng bày tỏ quan ngại về quyền con người tại Ấn Độ hay có một số ý kiến rằng, Ấn Độ không phải là đồng minh và cũng không cử binh sĩ tham gia cùng quân Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Về phía Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận thấy Mỹ đã gạt Ấn Độ sang một bên khi thực hiện con đường hòa bình ở Afghanistan chạy qua Pakistan. Thế nhưng, lợi ích quốc gia sẽ là trên hết. Một Ấn Độ đang vươn lên tại Châu Á và toàn cầu. Một nước Mỹ đang củng cố và gia tăng vai trò và vị thế tại Châu Á – Thái Bình Dương. Cả hai hẳn sẽ không ngần ngại vượt lên thách thức để xích lại gần nhau hơn nữa.
Theo_Hà Nội Mới
Lao động Việt vẫn gặp nhiều trở ngại ở Thái Lan
Một hội thảo mới được tổ chức ở Bangkok nhằm thảo luận các trở ngại mà lao động Việt Nam gặp phải tại thị trường Thái Lan.
Hôm 28/3, tại Bangkok, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động Thái Lan tổ chức Hội thảo về hợp tác lao động các quốc gia tiểu vùng ASEAN.
Tham dự hội thảo có các đại diện của các tổ chức quốc tế, Bộ Lao động Việt Nam và Thái Lan, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành và gần 200 khách mời.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành phát biểu tại hội thảo.
Tại buổi hội thảo, các học giả, chuyên gia và người quản lý lao động đã đưa ra những ý kiến nhằm tăng cường việc hợp tác về lao động giữa các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh cộng đồng chung ASEAN vừa mới hình thành. Theo các chuyên gia, thị trường lao động Thái Lan rất tiềm năng và nhiều cơ hội. Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường khó tiếp cận một cách hợp pháp đối với lao động Việt Nam. Hội thảo này được coi là tiền đề hữu ích cho Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 24, diễn ra tại Vientiane (Lào) vào tháng 5 cũng như Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác Lao động lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội vào năm tới.
Các diễn giả cho biết, hiện nay có tới 6,8 triệu lao động nhập cư trong khu vực và phần lớn là trình độ trung bình hoặc thấp. Thái Lan là quốc gia có số lượng người nhập cư tới làm việc đông nhất với khoảng 4 triệu lao động, trong đó 81% là lao động từ các quốc gia ASEAN. Đại diện Bộ Lao động Thái Lan cho hay, quốc gia này cần người làm việc tại các ngành nghề như xây dựng, đánh bắt cá, nông nghiệp và phục vụ nhà hàng.
Các diễn giả, nhà quản lý, học giả tham dự hội thảo.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch hội doanh nhân Thái - Việt toàn Thái Lan, lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong khâu thủ tục.
Ông Lâm cho biết, ông rất muốn sử dụng lao động từ Việt Nam vì người Việt Nam vốn khéo tay và cần cù. Ông cũng đã thuê nhiều lao động Việt và đều rất thành công. Tuy nhiên, để hoàn thành mọi thủ tục giấy tờ thì thật sự là một trở ngại lớn.
Ông Hồ Văn Lâm nói: "Người Việt sang lao động làm cần cù, giỏi và làm thật. Việc người Việt sang Thái Lan lao động, nước Thái rất cần nhưng còn phức tạp về vấn đề giấy tờ để làm đúng với pháp luật của nước Thái".
Hiện tại, trong khu vực tiểu vùng ASEAN, Thái Lan đã có hiệp định chính thức về lao động với các nước như Myanmar, Campuchia và Lào. Tuy nhiên, với Việt Nam, mọi thứ còn rất hạn chế. Thái Lan mới mở cho lao động Việt Nam đăng ký ở hai ngành nghề đó là xây dựng nhưng đó lại là hai ngành không nằm trong thế mạnh của lao động Việt Nam.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Lý, đại diện của Bộ Lao động Việt Nam góp mặt tại hội thảo cho biết thêm: "Thực tế lao động Việt Nam có thế mạnh ở các lĩnh vực khác như trong nhà máy, trong các ngành dịch vụ và thực tế không chỉ ở Thái Lan. Chúng tôi mong rằng trước mắt đề nghị với bạn mở rộng thêm ngành nghề, đàm phán kỹ để soát quy trình thủ tục trong 2 ngành đã được mở. Trong thời gian thí điểm sẽ đánh giá lại để làm cơ sở đề nghị bạn mở rộng thêm ngành nghề khác, phù hợp hơn với lao động Việt Nam".
Trong vòng 5 năm qua, đã có 3 triệu người vào Thái Lan để làm việc và đa phần đều từ Myanmar. Chưa kể các lao động tới từ quốc gia khác thì con số này thật sự là một thách thức về mặt việc làm và người di cư đối với Thái Lan. Hiện tại, bản thân luật pháp của Thái Lan cũng có những lỗ hổng và khoảng cách nhất định đối với người lao động nước ngoài.
Hồi cuối năm 2015, Bộ Lao động Thái Lan đã cấp phép cho khoảng 1.500 người Việt Nam làm trong các ngành xây dựng, phụ việc nhà hàng và giúp việc gia đình. Tuy nhiên, đây mới là con số rất thấp so với số lượng lao động thực tế ước chừng trên đất Thái nhưng nó thể hiện sự nỗ lực một cách nghiêm túc của 2 quốc gia nhằm tăng cường hợp tác trong lao động.
Nói về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong vấn đề lao động thời gian sắp tới, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành cho biết: "Qua hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ nâng sự hiểu biết chung về vai trò của lao động di cư. Chúng tôi rất ủng hộ sáng kiến của Thái Lan về hợp tác lao động với các nước Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Chúng ta đã ký được với Thái Lan về thỏa thuận hợp tác lao động vào tháng 7/2015. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy hiểu biết chung về điểm tốt của lao động Việt Nam."
Đại diện của Bộ Lao động Việt Nam tại hội thảo.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho biết thêm: "Các diễn giả phát biểu nhiều về vấn đề mà họ thấy cần có sự hợp tác hơn nữa, sự sửa đổi trong chính sách, sự kết nối giữa các tổ chức quốc tế... Mọi người đều đánh giá cao lao động Việt Nam hiện nay đang có mặt tại Thái Lan.
Tôi tin rằng trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Lao động Thái Lan tới Việt Nan, hai nước ký kết được chương trình hành động để thực hiện thỏa thuận lao động giữa hai nước. Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam sang làm việc hợp pháp, trước mắt là hai ngành xây dựng và đánh cá. Qua hội thảo này, với sự hiện diện của nhiều đại diện Bộ, ngành của Thái Lan, bạn có thể hiểu được lao động Việt Nam có thể và có thể làm tốt rất là nhiều công việc tại Thái Lan. Điều này có lợi không chỉ cho người lao động Việt Nam mà còn cho chủ lao động và cả nền kinh tế của Thái Lan"./.
Quang Trung, Xuân Hùng
Theo_VOV
Đừng quan tâm xem anh ấy có mấy G Người đàn ông có mấy G không quan trọng, quan trọng ở đây là hai người có yêu nhau hay không... Tôi đọc tất cả các bài liên quan đến chủ đề chồng 3G, nhưng đều chưa thấy ai đưa ra quan điểm có sức thuyết phục. Có người nói phụ nữ khôn chọn chồng 3G, có người lại nói phụ nữ dại...