Quận Hai Bà Trưng nhận trách nhiệm vụ bác sỹ ném xác
Ngày 4-11, UBND TP Hà Nội đã nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Văn Hiếu về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc vi phạm trong quản lý hoạt động hành nghề y dược tư nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng).
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, tập thể UBND quận đã kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm một cách sâu sắc, vì chưa sâu sát trong công tác chỉ đạo Phòng Y tế, các cơ quan chức năng và UBND phường Đồng Tâm trong quản lý các cơ sở hành nghề y được tư nhân, đặc biệt đối với cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường – đã hoạt động không có giấy phép hành nghề, kể từ khi được cấp đăng ký kinh doanh tháng 5-2013, theo quy định của pháp luật.
UBND quận Hai Bà Trưng cũng đã làm rõ trách nhiệm của ông Cáp Sỹ Phong – Phó Chủ tịch UBND quận – người được phân công nhiệm vụ phụ trách quản lý lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân.
Ghi nhận ông Cáp Sỹ Phong đã chỉ đạo, “riêng 10 tháng đầu năm 2013 kiểm tra được 320/555 lượt cơ sở y tế; 8/10 cơ sở thẩm mỹ, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều cơ sở hành nghề y dược tư nhân”, song UBND quận khẳng định, ông Cáp Sỹ Phong “vẫn còn thiếu sót, chưa sâu sát trong chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, phát hiện kịp thời, để Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không có giấy phép 6 tháng, nhưng chưa bị kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính”.
Ông Cáp Sỹ Phong đã nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm sâu sắc trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và việc tổ chức nắm bắt thông tin để xử lý kịp thời những vấn đề nhạy cảm từ vụ việc bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường vi phạm pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.
Về trách nhiệm của Phòng Y tế quận và UBND phường Đồng Tâm, UBND quận Hai Bà Trưng nghiêm khắc phê bình cả 2 đơn vị này. UBND quận yêu cầu UBND phường Đồng Tâm, Phòng Y tế quận nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân người phụ trách trong việc chưa nắm bắt thông tin kịp thời, thiếu nhạy bén trong quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, đặc biệt là việc chủ quan, không kịp thời phát hiện được Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không phép trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ (bên ngoài biển hiệu ghi thẩm mỹ viện) để nhắc nhở và xử lý vi phạm hành chính. Các đơn vị này cũng chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng trong công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.
Vụ việc kinh hoàng do bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường gây ra khiến xã hội phẫn nộ
Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cũng thông tin, ngày 29-10, quận đã thành lập đoàn thanh tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới vụ việc. Đoàn thanh tra đang khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. UBND quận cam kết, sẽ sớm xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm cán bộ, tập thể, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ quản lý sau khi có kết luận của đoàn thanh tra, nhằm đảm bảo đúng trình tự, thủ tục của Luật thanh tra, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức…
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có văn bản số 6120/VP-VX gửi UBND quận Hai Bà Trưng, yêu cầu Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng báo cáo UBND TP kết quả kiểm điểm trước ngày 3-11-2013 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5-11-2013.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, UBND TP Hà Nội đã có những chỉ đạo cụ thể, với tinh thần chỉ đạo dứt khoát, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan. TP cũng đã lập ngay 5 đoàn thành tra liên ngành tiếp tục kiểm tra các thẩm mỹ viện trên địa bàn.
Hôm 19-10, chị Lê Thị Thanh Huyền (37 tuổi, ở số 36 phố Hàng Thiếc, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) đã đến Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng) để hút mỡ bụng, nâng ngực. Chủ cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp làm phẫu thuật trong 4 giờ. Sau đó, chị Huyền 2 lần rơi vào trạng thái sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật… Thay vì đưa đi cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bơm một liều thuốc Diafegam 10mg, cho thở oxy… nhưng chị Huyền vẫn không qua khỏi. 23h cùng ngày, Nguyễn Mạnh Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh đưa xác chị Huyền ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì, vứt xuống sông Hồng.
Video đang HOT
Khi vụ việc bị phát hiện, Thẩm mỹ viện Cát Tường đã hoạt động khoảng 6 tháng, song chưa được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Cho đến chiều tối 4-11, sau rất nhiều nỗ lực của người thân và cơ quan chức năng, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Anh Phương
Theo ANTD
Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Đức Nghĩa: Ai man rợ hơn?
So với Nghĩa, tự bản thân Nghĩa làm, tự tìm cách phi tang, ở đây, BS.Tường còn lôi kéo, chi tiền, thuê người khác cùng làm, biến họ thành những người tòng phạm.
Bị can Nguyễn Mạnh Tường chỉ nơi đã vứt xác chị Lê Thị Thanh Huyền
Trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối ngày với PV, Tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng luật sư Vì dân, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) đã có những so sánh khiến dư luận không khỏi rùng mình vì hành vi phạm tội và hành vi phi tang xác nạn nhân của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và tử tù Nguyễn Đức Nghĩa...
Hành vi của bác sỹ Tường rất man rợ
Luật sư Trần Đình Triển cho biết, đối với Nguyễn Đức Nghĩa bị tử hình vì giết người, che giấu tội phạm do bức xúc với người yêu, có hành vi man rợ, tìm mọi cách tiêu hủy xác nạn nhân. Nếu chỉ vì Nghĩa bức xúc với người yêu, hay tham tiền mà giết người yêu, nhưng không có hành vi man rợ là tìm mọi cách để phi tang xác nạn nhân thì xét điều kiện hoàn cảnh, có thể hưởng mức án chung thân.
Thẩm mỹ viện Cát Tương - nơi xảy ra vụ trọng án gây chấn động dư luận thời gian qua
So với vụ BS.Tường thì nạn nhân một bên là người yêu, một bên là khách hàng, mà ta vẫn thường nói "khách hàng là thượng đế". Đối với Nguyễn Đức Nghĩa là do bức xúc với người yêu, giận hờn gây nên những hành động bồng bột. Nhưng trong trường hợp BS.Tường, đối với khách hàng hoàn toàn không có mâu thuẫn, nếu có xảy ra cũng ở thời điểm khách hàng đến trung tâm thẩm mỹ.
Đối với Nghĩa là người ít tuổi, suy nghĩ bồng bột, trước cái chết hoảng loạn, làm bất cứ điều gì mong trốn thoát tội. Nhưng đối với BS.Tường là một bác sỹ khoa Ngoại (bệnh viện Bạch Mai) tiếp xúc với xác người không ít lần, vì thế bác sỹ thừa biết trách nhiệm của mình nếu không làm chết người. Trong ngành y, nếu anh áp dụng biện pháp của bệnh viện chẩn đoán sai chỉ xử lý lỗi hành chính, anh làm sai quy định thì là lỗi vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và đương nhiên BS.Tường biết mức án không cao đến mức tử hình.
"Như vậy, trong trường hợp này, BS.Tường có thể báo cáo cơ quan chức năng, báo với gia đình, nhận lỗi, đền bù, tự thú với cơ quan chức năng thì mức án sẽ thấp, hành động này có thể được xã hộichấp nhận, được gia đình tha thứ. Không ai trong nghề nghiệp không có sơ suất, sơ suất đó có thể do năng lực, trình độ... nên mọi người có thể hiểu được", LS.Triển nói.
"Thế nhưng, trong trường hợp này, ông (BS.Tường) đã hiểu rõ sự việc rồi, lại tìm cách ném thi thể xuống cầu Thanh Trì (cứ cho là sự thực, theo lời khai của BS.Tường), cho đến bây giờ chưa tìm được, mà thi thể của con người, trong phong tục tập quán của Việt Nam là rất sâu nặng. Ở đây rất khó để tìm, như vậy tính chất man rợ của sự việc này có phần kinh khủng hơn so với vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu. Hành động này không thể chấp nhận được", LS. Triển cắt nghĩa thêm.
Cũng theo LS.Triển, bên cạnh đó, xe máy của nạn nhân Huyền, BS.Tường cũng tẩu tán đi nhằm giấu tất cả thông tin của khách hàng, nạn nhân. So với Nghĩa, tự bản thân Nghĩa làm, tự tìm cách phi tang, ở đây, BS.Tường còn lôi kéo, chi tiền, thuê người khác cùng làm, biến họ thành những người tòng phạm. Hành động này càng không thể chấp nhận được, nhất là đối với người có học, hành nghề lâu năm, được nhà nước cho phép hành nghề y như BS.Tường. Do đó, hành động này không thể tha thứ được!.
Người phạm tội có học gây khó khăn cho quá trình điều tra
TS.Triển giãi bày: "Trong quá trình hành nghề luật sư nhiều năm qua, tôi tiếp xúc với nhiều vụ án và nhận thấy điều này: Đối với người có điều kiện học ít, khi gây án, người ta khai báo cơ bản rất thành khẩn. Thế nhưng, đối với người có học, do biết để lộ ra sự việc sẽ ảnh hưởng nhiều nên người ta phải dàn dựng làm sao để tránh tội, gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Chính vì thế, trong vụ việc BS.Tường, cơ quan điều tra bây giờ phải tập trung vào chứng cứ khác như thời gian, lời khai, hoàn cảnh..., tập hợp tất cả nhân chứng liên quan, cần điều tra ai đưa xe máy đi, đi như thế nào, có ai biết hay không... Rồi mặt khác, phải điều tra xem thuốc sử dụng phẫu thuật là loại gì, các thiết bị sử dụng trong phẫu thuật còn không... để chứng minh chị Huyền có làm thẩm mỹ ở đây thật hay không...".
TS.Triển cũng đặt ra giả thiết, đối với một người có học (ĐH Y) như BS.Tường, nếu có mục đích phi tang thì quá đủ khả năng để hiểu rằng, chỉ cần bỏ vài viên đá vào trong túi đựng xác chị H. thì cái xác này sẽ không bao giờ nổi; sau đó chỉ cần qua 10 ngày thôi, xác sẽ bị thối rữa...
Khi được hỏi: "Người phạm tội là trí thức sẽ gây khó khăn như thế nào cho quá trình điều tra?", LS.Triển nhấn mạnh: "Đối với một bác sỹ, để phi tang xác nạn nhân, người ta có rất nhiều kinh nghiệm, như có thể gọi xe cứu thương, nhờ người quen đưa xác đi nơi khác tiêu hủy; thậm chí có thể tiêm một loại phooc-môn mà trong 48 tiếng đồng hồ là xác có thể tan rữa hết (?)... Trong trường hợp BS.Tường, chúng ta nên đặt ra giả thiết là, nếu có hành vi đánh đập, thậm chí là sàm sỡ nạn nhân trong quá trình làm thẩm mỹ, rồi gây mâu thuẫn, dẫn đến làm chết người, việc họ tìm mọi cách phi tang, xóa hiện trường những người này rất có kinh nghiệm, có tính toán sẽ khác hoàn toàn. Như vậy, công tác xét hỏi họ cả là một vấn đề, chỉ có thể điều tra bằng mâu thuẫn mới có thể đấu tranh ra kết quả...".
Khi PV hỏi việc thời gian qua có khá nhiều vụ việc khách hàng đi thẩm mỹ bị tử vong, phải chăng luật định có quá nhiều kẽ hở?, LS.Triển cho biết: Trong Luật doanh nghiệp, rồi Nghị định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Chính phủ đã ban hành có nhiều qua định ràng buộc. Nhưng thực tế, dưới góc độ luật sư, tôi cho rằng, họ cấp phép cho nghề kinh doanh có điều kiện quá sơ sài. Trong lĩnh vực khám chữa bệnh tư nhân, thẩm mỹ, kinh doanh các cửa hàng thuốc quá sơ sài, công tác thanh tra, kiểm tra đang bị buông lỏng. Khi liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ tác động vào cơ thể con người... các cơ sở đó thiết bị của họ như thế nào, đủ năng lực trình độ không? Ngoài việc quy định trình độ bác sỹ, nhân viên như thế nào, trong trường hợp xảy ra sốc thuốc, cấp cứu ngay liệu có đầy đủ trang thiết bị không... Hầu như, chỉ cần đưa ra tấm bằng thôi là có thể được cấp phép kinh doanh (?) nên rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, BS.Tường không có điều kiện, không có phòng tránh dẫn đến chết người, sau đó tìm mọi cách che giấu tội phạm gây bức xúc xã hội, mà hậu quả là người trực tiếp làm chịu trách nhiệm còn những người quản lý, cán bộ nhà nước có thẩm quyền thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, có bị truy tố không? Cần xem lại ngành y tế địa phương ai cấp phép, ai kiểm tra, nếu kiểm tra, đủ điều kiện thì không sao, còn nếu không đủ mà dẫn đến trường hợp này cần phải xử lý nghiêm để làm gương...
Những giả thiết kinh hoàng
Theo LS.Trần Đình Triển, xung quanh cái chết của chị Lê Thị Thanh H., các cơ quan báo chí đã đưa lên, có tác động tới dư luận xã hội, tất cả mọi người đều lên tiếng. Điều đáng buồn là hơn mười ngày qua vẫn chưa tìm được xác chị H., mà tới nay có tìm được thì dấu vết khó còn nguyên vẹn.
Luật sư Trần Đình Triển
"Vấn đề mà cả cơ quan điều tra và người dân đều quan tâm hiện nay đó là hành vi giết người của BS.Tường là cố ý hay do vô ý. Nếu là cố ý thì hình phạt dành cho BS.Tường chắc chắn là khung hình phạt tử hình, còn vô ý làm chết người thì mức án không có khung hình phạt cao như vậy. Mong muốn của mọi người là cần phải làm rõ điều này. Tôi tin rằng, cơ quan điều tra công an TP.Hà Nội, bộ Công An, VKSND TP.Hà Nội, VKSND Tối cao... cũng rất quan tâm đến vụ việc này. Họ sẽ có những giải pháp để điều tra, làm rõ, tôi tin như vậy", LS.Triển nói.
Cũng theo LS.Triển, mấu chốt của vụ việc, hậu quả khó lường của vụ việc này là phải điều tra, làm rõ tội của BS.Tường là cố ý hay vô ý giết người, còn hành vi phi tang, che giấu tội phạm là tình tiết tăng nặng thêm tội, chứ không phải là yếu tố cấu thành hình phạt cho BS.Tường. Trừ trường hợp, hành vi này có thể tách ra làm một tội biệt lập, nhưng trong sự việc này, nếu không làm rõ việc đó thì mức án sẽ khác nhau, vì từ tội cố ý giết người thành vô ý làm chết người sẽ có mức án rất khác nhau.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, thông tin đến bạn đọc. Nhưng cơ quan điều tra, tố tụng trong quá trình điều tra chưa đưa ra ý kiến kết luận vì đây là nguyên tắc của điều tra, chính vì thế chúng ta có quyền bàn luận để đưa đến một kết quả, đây cũng là trách nhiệm của cơ quan báo chí để làm sáng tỏ vụ việc.
Trong vụ việc này, không loại trừ khả năng hành vi cố ý giết người của BS.Tường, cố ý ở đây là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan thẩm mỹ, đặc biệt là bác sỹ phải hiểu được và làm những gì, tác động đến sức khỏe như thế nào, đã làm hết trách nhiệm hay chưa, có đầy đủ các biện pháp phòng, chữa... trong quá trình làm thẩm mỹ hay không...?. Hay là vì lý do khác, có thể do thực hiện đến đây không đúng theo yêu cầu của khách hàng, hoặc khách hàng không thanh toán tiền đầy đủ, cũng có thể đặt giả thiết, BS.Tường sàm sỡ bệnh nhận gây ra cãi vã, xô xát... phản ứng lỡ tay giết người và cố ý che giấu.
Cũng cần đặt ra giả thiết, tại sao chị Huyền lại đi đến đây hút mỡ, liệu chị có đủ sức khỏe để đi về, tại sao không có ai đi cùng để lỡ có việc gì còn có người đưa về, bởi vì việc hút mỡ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Cần hỏi gia đình chị đi làm đẹp có nói với ai không, tại sao đi bằng xe máy mà không đi bằng taxi... Nếu có làm thẩm mỹ thì bông, gạc, dao, kéo, dụng cụ trợ giúp việc đó hiện đang ở đâu? Đã kiểm tra chưa? Liệu việc thẩm mỹ đã xảy ra chưa? Và những dụng cụ đó cần được giám định có phải của chị Huyền hay không? Điều này để chứng minh có chuyện phẫu thuật hay không? Nếu không có việc phẫu thuật thì do đâu mà dẫn đến cái chết, nếu trong quá trình làm xảy ra sốc thuốc, bác sỹ đã dùng những phương pháp nào để cứu chữa...?
Việc điều tra đó căn cứ vào lời khai của các đối tượng liên quan, các chứng cứ, thu thập trên hiện trường, xem đồ đạc tư trang, tài sản cá nhân của chị mang đi trên người có lớn không, còn không? Liệu có giả thiết chị mang nhiều tài sản làm nảy sinh lòng tham của BS.Tường hay không?
Về lời khai vứt xác chị H. từ cầu Thanh Trì, đây là một nơi có nhiều người qua lại, sẽ có người chứng kiến được sự việc này, có thể cho họ diễn tả lại, phối hợp cùng gia đình ước lượng xem chị nặng bao nhiêu, cao bao nhiêu, mặc áo quần như thế nào và cho thực nghiệm lại hiện trường, bằng cách sử dụng một vật tương tự trọng lượng ném xuống và hoàn toàn có thể tính được độ sâu, cường độ dòng chảy khi chị H. bị ném xuống sẽ trôi bao xa, có bị vật gì níu lại hay không? Từ độ sâu, tốc độ nước, vật cản hoàn toàn bỏ vào túi nilon hay bao dứa... từ đó có thể tính ra được khoảng cách và khoanh vùng vị trí mà xác chị H. trôi đến.
Như vậy hoàn toàn không cần đến nhà ngoại cảm tìm kiếm, nếu có nhà ngoại cảm thật thì không sao, nhưng có nhiều người không có khả năng đến đánh bóng tên tuổi, mị dân, là mê tín dị đoan lừa dân là không thể chấp nhận được.
LS.Triển nói tiếp: "Cần đặt ra giả thiết nữa là, có thể xác chị H. đã bị chặt ra nhiều khúc phi tang xuống cống, ở đây người phạm tội là người có học, chính vì thế để phi tang sẽ có rất nhiều cách. Tuy nhiên, để ném một vật nặng ở vị trí đông người qua lại rất dễ gây chú ý, sẽ dẫn đến bị lộ, với một người có học thức như vậy, liệu BS.Tường có phi tang bằng cách này không?"...
Nguyễn Đức Nghĩa "cắt" đầu người yêu cũ Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, thường trú 112 đường Điện Nước, tổ 7 phường Lãm Hà, Kiến An, TP. Hải Phòng), năm 2008, Nghĩa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp do còn nợ điểm. Cuối năm 2007, sau khi chia tay chị Nguyễn Phương L., Nghĩa quen và yêu Hoàng Thị Yến (sinh viên, ở phòng 1101, nhà G4 Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Với mục đích giết chị L. để cướp tài sản, lợi dụng lúc chị L. đang mải chơi, Nghĩa đã bí mật lấy con dao (kiểu dao gọt hoa quả, lưỡi bằng inox, nhọn, cán nhựa màu đen) tại tủ bếp nhà Yến, đem giấu ở giá sách cạnh giường trong phòng ngủ của chị Yến, chờ cơ hội thực hiện hành vi phạm tội. Khoảng 21h30 ngày 4/5/2010, khi chị L. đang đứng soi gương, chải đầu để ra về, Nghĩa đã bí mật lấy con dao nói trên, cầm bên tay phải, bất ngờ đâm vào lưng phía trên, bên phải chị L. khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó. Nghĩa lấy chăn cuốn thi thể nạn nhân, vác ra ngoài, rẽ trái, theo lối cầu thang bộ thoát hiểm số 1 lên tầng 12, tiếp tục đi men theo mép phải hành lang để tránh camera giám sát của tòa nhà và theo cầu thang bộ thoát hiểm số 2, đưa xác chị L. giấy vào phòng kỹ thuật rác trên tầng 13. Để phi tang các vết máu, Nghĩa quay lại phòng 1101 lấy chổi lau nhà, lau chùi con đường mình vừa đi qua cũng như các dấu tích trong nhà Yến. Số quần áo dính máu của mình và chiếc chăn bọc xác nạn nhân được Nghĩa cho vào túi nilon, giấu trong tủ quần áo. Sau đó, Nghĩa cắt rời phần đầu, chặt hết vân tay của 10 đầu ngón tay rồi quấn xác vào chăn đem giấu ở phòng kỹ thuật rác trên tầng 13 của khu nhà. Để tránh bị camera ghi lại hình ảnh, hắn đã đi theo mép phải của hành lang, rồi sau đó lau dọn hết vết máu vương vãi trên sàn... Chiều 5/5, phần thi thể còn lại của nạn nhân cùng quần áo, hắn đem vứt ở sông Cầm, Quảng Ninh, cách Hà Nội 200km. Những ngày sau đó, Nghĩa còn quay trở lại căn phòng gây án, thấy còn vết máu bắn trên giường hắn tiếp tục dùng mực để che giấu.... Nghĩa đã bị xử án tù tử hình.
Theo Xahoi
Tiếp tục thuê thợ lặn tìm kiếm thi thể nạn nhân thẩm mỹ viện Hơn 2 tuần trôi qua, thi thể chị Huyền trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vẫn bặt vô âm tín. Nhưng gia đình nạn nhân vẫn quyết tâm, cố gắng tìm bằng được. Hễ nghe bất kỳ thông tin gì có hy vọng gia đình đều cho thợ lặn ra tìm kiếm. Nhiều ngày qua tuy cơ quan chức năng và gia...