Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): “Vạch vàng” ghi điểm
Hàng kilomet vạch sơn màu vàng được kẻ trên hơn 20 tuyến vỉa hè đường, phố ở quận Hai Bà Trưng, từ trung tuần tháng 2 đến nay, đã phát huy hiệu quả tích cực: xe máy, xe đạp để theo đúng hàng, đúng quy định. Người đi bộ đi lại thuận tiện trên vỉa hè. Ý thức chấp hành TTĐT của người dân từng bước được nâng lên. Hiệu quả bước đầu này xuất phát từ công tác khảo sát và tham mưu của CAQ Hai Bà Trưng.
Những tuyến vỉa hè thông thoáng ở quận Hai Bà Trưng
Kẻ vạch không dễ
“Đảm bảo TTĐT đối với những địa bàn nội thành như quận Hai Bà Trưng không bao giờ là công việc dễ dàng, cho dù tốn nhiều tâm huyết, suy nghĩ và nhiều cách làm đã được triển khai”, Đại tá Đinh Huy Hoàng – Trưởng CAQ Hai Bà Trưng chia sẻ. Nhiều năm nay, quận Hai Bà Trưng được chỉ đạo, triển khai thí điểm nhiều chủ trương, biện pháp của thành phố về duy trì TTGT-ĐT. Và tháng nào, năm nào, công tác xử lý vi phạm ở địa bàn cũng nằm trong “tốp” dẫn đầu các quận của thành phố. Nhưng cứ “ngơi” lực lượng chức năng, vi phạm tái xuất hiện. Một trong những nguyên nhân khách quan, đó là do nhu cầu mưu sinh, nhu cầu để xe trên vỉa hè của người dân. Một thời gian dài, lực lượng chức năng quận buộc phải chấp nhận thực trạng: nhắc nhở, xử lý vi phạm, xong lai đâu vao đây.
“Vừa xử lý, vừa nghiên cứu vị trí hợp lý sắp xếp phương tiện cá nhân”, đó là quan điểm giải quyết TTGT-ĐT được CAQ đề xuất với lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, cùng “đề án vạch vàng”. Trung tuần tháng 1-2014, có 4 tuyến phố chính ở quận Hai Bà Trưng được thí điểm “đề án vạch vàng”. Đồng chí Phạm Trung Khánh Tùng – Đội trưởng Đội CSTT-PƯN CAQ Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện chỉ đạo của CAQ, CBCS của Đội CSTT phối hợp với công an các phường, rà soát kỹ từng tuyến vỉa hè, vị trí từng cái cây, cột điện, nắp hố ga, để phục vụ đê an nay. Ở những tuyến vỉa hè có diện tích trên 2 mét, sẽ thí điểm sắp xếp 1 hàng cho người dân dựng xe. Ngay cả tuyến Phố Huế vốn nằm trong danh mục cấm để xe trên hè, quận Hai Bà Trưng cũng mạnh dạn đề xuất thành phố cho thí điểm kẻ vạch vàng.
Chủ trương là thế, nhưng kẻ vạch ở vị trí nào, hay chính xác, phương tiện cá nhân để ở đâu: sát tường hay ngoài mép hè? Đầu xe quay ra ngoài hay quay vào trong? Bố trí để xe toàn tuyến hè hay cách quãng?… từng ấy câu hỏi là từng ấy phương án đặt ra, trên cơ sở nghiên cứu rà soát thực địa cũng như tranh thủ ý kiến của các cơ quan quản lý và người dân. Cuối cùng, phương án được quyết: vạch vàng sẽ kẻ cách tường nhà dân khoảng 2 mét. Phương tiện cá nhân để trong phạm vi vạch vàng. Đuôi xe quay ra ngoài. Sau 1 tháng thí điểm, đến ngày 18-2, gần như toàn bộ các tuyến vỉa hè trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được triển khai đồng bộ vạch vàng.
Khó vi phạm, dễ quản lý
Video đang HOT
Đây là 2 ưu điểm thấy rõ của “đề án vạch vàng”, được đa số lãnh đạo các phường và người dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nhìn nhận. Thiếu tá Nguyễn Đức Chung – Phó trưởng CAP Phạm Đình Hổ cho biết, trước kia, việc để xe sát mép hè, về lý thuyết người đi bộ sẽ có lối đi bên trong. Nhưng thực tế, xe để mép hè còn phía trong, hộ kinh doanh bày bán sẽ khiến người đi bộ chỉ còn cách… xuống lòng đường. Giờ theo quy định mới, phương tiện ngoài vạch sẽ bị nhắc nhở, xử lý. Người đi bộ thoải mái đi trên phần còn lại của vỉa hè. Những vi phạm lấn chiếm vỉa hè kinh doanh vì thế cũng không còn.
Hiệu ứng của “đề án vạch vàng”, phấn khởi nhất có lẽ là chính quyền và người dân 2 phường Phố Huế và Ngô Thì Nhậm. Trục Phố Huế trước ngày 18-2 bị cấm để phương tiện trên hè. Nhưng nhiều năm nay, quy định ấy khó duy trì triệt để. Ngay cả chính quyền cơ sở cũng thấy “tiếc”, thấy “khó”, vì vỉa hè rộng thế mà người dân lại không được để xe. Nay, theo “đề án vạch vàng”, 1 hàng xe được sắp xếp trên vỉa hè Phố Huế. “Người dân rất phấn khởi, còn lực lượng chức năng cũng thoải mái hơn trong quá trình nhắc nhở, xử lý vi phạm. Không chỉ sắp xếp xe, chúng tôi còn lồng ghép xử lý mái che, mái vẩy, bục bệ, cầu dẫn, tạo sự đồng bộ, thông thoáng, văn minh toàn tuyến phố”, Chủ tịch phường Phố Huế, ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.
Giai đoạn tiếp theo, nâng cao và quan trọng nhất của “đề án vạch vàng”, chính là công tác duy trì.
Phó Chủ tịch UBND phường Ngô Thì Nhậm, ông Nguyễn Văn Khang chia sẻ yêu cầu mà lãnh đạo quận Hai Bà Trưng đặt ra với 20 phường trên địa bàn, là “kéo” sự vào cuộc của cán bộ các ngành, đoàn thể. Hàng ngày và hàng tuần, cán bộ cơ sở sẽ đi nhắc nhở. Nơi nào để xảy ra vi phạm nhiều, tổ trưởng dân phố, cụm trưởng dân cư sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, UBND phường. Quyết liệt không kém, là lực lượng công an; là sự phối hợp chặt chẽ giữa Đội CSTT-PƯN và công an các phường. Đội, phường phải xây dựng chương trình công tác đảm bảo TTĐT ở từng tuyến phố và chỉ huy CAQ sẽ đột xuất kiểm tra việc thực hiện. Không để tồn tại “điểm nóng” về TTĐT, chỉ huy Đội và CAP phải chịu trách nhiệm trước BCH CAQ. Và một yêu cầu quan trọng khác là thông qua kiểm tra, nhắc nhở, từng bước nâng cao ý thức chấp hành của người dân…
Theo ANTD
Người Hà Nội rồng rắn xếp hàng mua bánh trôi
Từ sáng sớm nay, hàng trăm người đã xếp hàng rồng rắn trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) chờ mua bánh trôi, bánh chay thắp hương cúng gia tiên ngày Tết Hàn thực (mùng 3/3 âm lịch).
Theo ghi nhận, từ khoảng 7h đến 10h sáng nay, đoạn đường trước cửa hàng bánh trôi, bánh chay 16 Ngô Thì Nhậm luôn ùn tắc vì lượng người đổ về mua bánh quá đông. Để phục vụ khách,quán phải huy động toàn thể nhân viên, người nhà phục vụ liên tục.
Bánh luộc đến đâu múc ra đóng gói thành hai loại 3 bát và 5 bát. Loại 3 bát có giá 45.000 đồng, loại 5 bát giá 75.000 đồng. Theo chủ cửa hàng, năm nào Tết Hàn thực, quán cũng rất đông khách. "Mỗi ngày Tết Hàn thực bán hết cả tạ gạo trắng, cả nhà gần chục người phải dậy từ 2h sáng mới phục vụ kịp", chủ cửa hàng chia sẻ.
Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng bánh trôi, bánh chay trên phố Xuân Thủy, Nghĩa Tân, Đại Từ, Linh Đàm, Cầu Giấy,... cũng tấp nập người mua. Theo khảo sát, bánh trôi có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/đĩa, bánh chay giá 8.000 - 15.000 đồng/bát.
Ngoài mua bánh, nhiều người Hà Nội còn mua bột, đường để tự làm bánh trôi tại nhà. Các cửa hàng bán bột làm bánh cũng vì thế mà rất đắt hàng. Bà Hoa hơn 20 năm bán bánh trôi ở chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, vào ngày này bà bán được khoảng hơn 2 tạ bột.
Năm nay người Hà Nội có nhiều thay đổi trong cách ăn bánh trôi, bánh chay cho phù hợp với thị hiếu. Bánh trôi, bánh chay được nặn với hình dáng lạ mắt, có đủ các vị hoa quả khác nhau.
Hàn thực (ăn đồ lạnh) là ngày Tết 3/3 âm lịch hàng năm. Theo phong tục, các gia đình đều đón Tết với việc thắp hương và ăn bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên.
Một vài hình ảnh người Hà Nội xếp hàng chờ mua bánh trong ngày Tết Hàn thực:
Hướng Dương
Theo Dantri
4 triệu đồng một bó hồng xanh Valentine Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ tình nhân Valentine nhưng thị trường quà tặng vẫn khá trầm lắng. Trong khi các món quà truyền thống như: gấu bông, chocolate, hoa hồng...đìu hiu thì các loại quà độc, lạ lại gây sốt! Quà truyền thống ế ẩm Ghi nhận của PV tại các siêu thị và cửa hàng tạp hóa, quà...