Quản giáo “thép” và 5 nữ tử tù
Hơn 10 năm phụ trách khu nữ phạm, đại úy Nguyễn Thị Liên trực tiếp quản lý 7 nữ tử tù. Bằng tấm lòng của người làm mẹ, làm chị, đại úy Liên đã làm được nhiều hơn công việc của cán bộ quản giáo đơn thuần.
>> Tình người nơi phòng biệt giam
>> Chuyện kể của người canh giữ tử tù
Đại úy Nguyễn Thị Liên, cán bộ quản giáo phụ trách quản lý 5 nữ tử tù ở Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An
Đồng đội gọi chị Nguyễn Thị Liên (cán bộ quản giáo Trại tạm giam Nghệ An) là “người phụ nữ thép”. Tôi hiểu, nếu không có một tinh thần thép, bản lĩnh thép thì khó mà quản lý, giáo dục được 55 phạm nhân nữ, trong đó có tới 5 tử tù. Nhưng bên trong chất “thép” ấy là một tấm lòng bao dung, vị tha của một người mẹ, người chị.
Phạm nhân của chị ở đủ các loại tội phạm, đủ các thành phần xã hội nhưng đều giống nhau ở điểm xem thường pháp luật. “Mấy năm nay còn đỡ, phạm nhân cũng “thuần” hơn bởi ít nhiều họ đều có học vấn. Do đó công việc của quản giáo như chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn so với trước kia”, đại úy Liên cho biết.
Đây cũng là thời điểm đại úy Nguyễn Thị Liên quản lý nhiều tử tù nhất – 5 người. Cả 5 tử tù đều phạm tội buôn bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn. Cái “nghiệp” quản lý tử tù đã gắn với chị từ những năm 90 của thế kỷ trước.
“ Nữ tử tù đầu tiên tôi quản lý là Nguyễn Thị Hà (trú tại Tp Vinh). Năm 1998, Hà và chồng mình tham gia vận chuyển 2 bánh heroin từ một khách sạn tại Tp Vinh theo đơn đặt hàng của một đối tượng khác. Tuy nhiên, khi vừa đưa ma túy ra khỏi khách sạn thì vợ chồng Hà bị công an bắt quả tang. Với hành vi này, Hà phải lĩnh án tử hình, người chồng của Hà lĩnh án chung thân”, đại úy Liên cho biết.
Video đang HOT
Lần đầu tiên làm công tác quản lý tử tù, chị không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng rồi, bằng biện pháp nghiệp vụ, bằng tỉnh cảm của những người phụ nữ với nhau, những trở ngại ban đầu đó đều nhanh chóng được vượt qua. “Đằng sau mỗi câu chuyện phạm tội là những hoàn cảnh đắng lòng. Hà vào phòng biệt giam, chồng đi thi hành án, con cái trở nên bơ vơ. Thời gian đầu, Hà khóc suốt. Khóc vì sợ, vì nhớ và thương các con, thương chồng vì mình mà bị liên lụy. Cũng không ít lần Hà muốn chấm dứt cuộc đời mình trước khi bị đưa ra pháp trường để chịu sự trừng phạt của pháp luật. Khi người ta phải ở một mình, trong sự hối hận dày vò, trong sự cô độc lạnh lẽo của bốn bức tường và hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài thì dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực”, chị Liên kể tiếp.
Lữ Thị Minh (đứng giữa) – cô sinh viên nhận án tử hình về tội mua bán, vận chuyển ma túy là người “nối” lại nghiệp canh giữ tử tù.
Để Hà bình tâm trở lại, một mặt, đại úy Liên phải san sẻ quỹ thời gian ít ỏi của mình để tâm sự, trò chuyện với tử tù. Nhiều khi, chỉ là ngồi lắng nghe họ tâm sự chuyện gia đình, chuyện con cái. Khi tử tù đã bình tâm hơn, cán bộ quản giáo lại tỉ tê tâm sự như một người chị, động viên Hà cố gắng chờ đợi sự ân xá của Chủ tịch nước.
“Ngày đi thi hành án, Nguyễn Thị Hà khóc như mưa. Đó là phạm nhân đầu tiên của tôi phải đền tội bằng chính mạng sống của mình. Những ngày sau đó, mỗi khi mở cánh cửa buồng giam, tôi lại bị ám ảnh bởi khuôn mặt đầy vẻ sợ hãi ấy. Hình ảnh ám ảnh ấy còn theo tôi suốt một tuần sau đó”, đại úy Liên kể tiếp.
Sau đó, đại úy Nguyễn Thị Liên tiếp tục được phân công quản lý tử tù Mai Thị Liên (Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An), phạm tội giết người, cướp tài sản. Năm 2003, Mai Thị Liên được thi hành án. Từ đó cho đến năm 2012 là quãng thời gian “nhàn nhã” hơn đối với đại úy Liên khi không phải quản lý thêm một tử tù nào nữa.
Năm 2012, tử tù Lữ Thị Minh (SN 1983, trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An) chính thức “nối” lại nghiệp canh tử tù của quản giáo Nguyễn Thị Liên. Cũng như tử tù Nguyễn Thị Hà, nỗi sợ hãi, sự ân hận giày vò khiến không ít lần Minh có ý định quyên sinh. Tìm hiểu kỹ, đại úy Liên biết rằng bố Minh là một thương binh nặng, mẹ đã già yếu, em trai Minh là Lữ Cao Thượng (SN 1988) cũng phải lĩnh án chung thân khi tham gia đường dây vận chuyển ma túy cùng với chị gái.
Tử tù Nông Thị Hân nhận được nhiều quan tâm, động viên từ quản giáo Nguyễn Thị Liên.
Đại úy Liên dành nhiều thời gian hơn để nghe Minh bộc bạch nỗi lòng, để tâm sự với Minh như người mẹ, người chị gái. Thỉnh thoảng, chị lại cho Minh mượn giấy bút để viết thư về nhà, mua cho Minh những vật dụng thiết yếu của phụ nữ. Chính sự quan tâm, động viên của cán bộ quản giáo đã khiến Minh vững tâm để chờ đợi ngày trả án.
Khi việc thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc chính thức được thực hiện thì tâm lý của tử tù càng bấn loạn và sợ hãi hơn. Do vậy, công việc của cán bộ quản giáo cũng vất vả hơn trước. Sự vất vả ấy như nhân lên gấp bội khi vừa qua, buồng biệt giam tiếp nhận thêm 4 tử tù nữa. Đó là Nguyễn Hoài Thu, Trương Thị Huệ, Nông Thị Hân, Nguyễn Thị Châu. Cả 4 tử tù này là những mắt xích quan trọng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam với số lượng lên tới 255 bánh heroin.
Chia sẻ về công việc của mình, đại úy Nguyễn Thị Liên cho biết: “Điều quan trọng trong công tác quản lý tử từ là phải nắm bắt kịp thời những diễn biến tâm lý đối tượng. Muốn như vậy thì phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh của từng tử tù. Như tử tù Nông Thị Hân chẳng hạn, gia đình đều ở Tây Nguyên, không có điều kiện ra thăm nuôi thường xuyên”
“Nếu người quản giáo không tìm hiểu kịp thời, động viên, tâm sự với họ thì sẽ khó tránh khỏi những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Công tác quản lý cũng không thể áp dụng quy định một cách cứng nhắc mà phải thay đổi linh hoạt, quản lý, giáo dục bằng tình cảm thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Và thường thì phụ nữ với nhau cũng dễ chia sẻ hơn. Nhiều khi, một mình mình phải đóng cả mấy vai, vừa là quản giáo, vừa là chị, vừa là bạn của tử tù” – chị Liên giải thích.
Trước câu hỏi tiếp xúc nhiều với tội phạm, đặc biệt là các tử tù – những người phạm trọng tội, chị sợ điều gì nhất, đại úy Liên cười: “Nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, khó khăn đến đâu chúng tôi đều cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất. Làm cái nghề này, chỉ sợ mình chai sạn cảm xúc thôi. Không phải chỉ mình tôi mà tất cả các cán bộ làm công tác quản giáo đều mong mình thất nghiệp. Bớt đi một tử tù, một tội phạm, nghĩa là bớt đi một vụ án, bớt đi những cái chết thương tâm và những nỗi đau dai dẳng”.
Theo Dantri
Cảnh nhà của người đánh chết con vì mất bao tiêu
Chỉ vì các con mải chơi bên ngoài, bao tiêu trong nhà bị mất đã khiến người bố nổi giận đánh các con tơi tả. Cô bé lớn nhất 12 tuổi đã tử vong vì chấn thương sọ não.
Như đã đưa tin, trước đó, chiều 31/12/2013, vợ chồng Nguyễn Văn Lam (31 tuổi, trú thôn 1 xã Ea Ral, huyện Ea H'Leo, Đắk Lắk) đi rẫy trở về thì phát hiện bị mất bao hồ tiêu khoảng 20kg. Cho rằng 3 đứa con gái của mình không nghe lời, bỏ nhà đi chơi, Lam đã dùng dây lưng, thước kẻ, ống nhựa... để đánh.
Sau trận đòn của bố, cháu Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) đã chết ngay trên giường giữa đêm đầu năm 2014 bởi chấn thương sọ não kín. Cháu Nguyễn Thị Long (10 tuổi) bị rách một bên tai, mặt và hai bàn tay sưng vù còn cháu Nguyễn Thị Thúy (6 tuổi) sau nhiều ngày, một bên mặt sau nhiều ngày vẫn còn bầm tím sưng húp với nhiều vết rách sâu.
Theo nhiều người kể lại, cháu Hà bị bầm đen từ đầu xuống dọc sống lưng.
Được biết, vợ chồng Lam vào Tây Nguyên đã được hơn 10 năm. Họ ngày ngày lam lũ với cuộc mưu sinh. Hơn 10 năm vật lộn, cuộc sống của gia đình họ giờ có thể nói đã có phần khá hơn. Song cái khó khăn nghèo khổ vẫn đang đeo đuổi họ.
Vợ Lam bên di ảnh của con.
Mấy chục ký tiêu vừa bị mất trị giá chỉ chừng 3 triệu đồng, song với họ đó là một tài sản không nhỏ. Đấy là số tiền mà họ dự định để dành ăn Tết.
Mẹ Lam nói trong nước mắt: "Nó là đứa ít học, không rượu chè chỉ biết làm ăn. Nó cũng chẳng phải là đứa cục cằn hay gây sự với người khác. Nhưng chẳng hiểu sao lại xảy ra cơ sự thế này".
Bà trách con dâu đã chẳng can ngăn chồng. Lẽ ra khi sự việc xảy ra thì đưa các cháu đi khám nhưng chị đã không làm thế.
Ông trưởng thôn cho biết, vợ Lam xấu tính, hay táy máy của người khác nên chẳng ai ưa. Lại nữa gia đình Lam tự "cô lập" chính mình, đi về khóa cổng đóng cửa nên cũng chẳng ai thèm ngó ngàng.
Thậm chí những đứa trẻ mỗi khi về nhà cũng chỉ được nói chuyện với bạn bè qua lưới sắt.
Ngày 5/1, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Lắk vẫn đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Lam để điều tra làm rõ hành vi đánh đập con ruột đến chết.
Theo Đất Việt
Bắt khẩn cấp bà chủ 8X cầm đầu đường dây lô đề Công an huyện Yên Định vừa phát hiện và bắt quả tang một ổ nhóm ghi lô đề có quy mô lớn trên địa bàn, tịch thu 12 máy fax cùng hàng chục triệu đồng tiền mặt và nhiều tang vật có liên quan. Theo kết quả điều tra của cơ quan Công an huyện Yên Định, các đối tượng đi thu gom...