Quán đóng cửa vì mất mặt bằng, khách bỏ 69 tỷ mua cả tòa nhà vì tiếc đồ ăn ngon
Trường hợp này quả là một lời đáp đầy sinh động cho câu hỏi ‘tiền nhiều để làm gì’.
Những ai buôn bán hẳn cũng sẽ hiểu một điều, công việc kinh doanh cũng phụ thuộc không ít vào chủ nhà. Nếu chủ tăng giá thuê, thậm chí không gia hạn hợp đồng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm ăn.
Một cửa hàng hải sản ở Cao Hùng, Đài Loan ( Trung Quốc) đã phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa vì chủ nhà không gia hạn hợp đồng cho thuê. Tuy nhiên, sau khi một khách quen biết chuyện, lo lắng rằng sau này sẽ không được ăn đồ ngon ở ‘quán ruột’ nữa nên đã… tiện tay mua cả tòa nhà rồi cho cửa hàng hải sản thuê lại.
Cửa hàng hải sản đứng trước nguy cơ đóng cửa vì chủ nhà lấy lại nhà.
Người phát hiện ra sự việc này đã chia sẻ lại câu chuyện. Theo anh được biết trước đó, cửa hàng hải sản này ban đầu dự định sẽ đóng cửa vào tháng 4 năm nay, và người chủ sẽ nghỉ hưu. Tuy nhiên, khi anh vừa ghé qua cửa tiệm và thấy nó vẫn kinh doanh, người này đã khá bất ngờ và ngay lập tức vào quán thưởng thức.
Giải đáp thắc mắc của vị khách, ông chủ cho biết, một vị khách quen vì sợ không còn cơ hội được thưởng thức các món ngon ở tiệm sau khi bị đóng cửa, nên đã quyết định mua lại căn bất động sản này với giá 20 triệu NDT (69 tỷ VND) và cho chủ tiệm tiếp tục thuê.
Video đang HOT
Một thực khách vì đem lòng yêu thích các món ăn ở cửa hàng này đã ra tay ‘cứu’ lấy cửa tiệm.
Vị khách ban đầu nghe xong cũng khá sốc khi biết được lý do. Thật khó tin rằng có người sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua một căn nhà, chỉ nhằm mục đích được ăn món hải sản mà mình yêu thích.
Sau khi kiểm tra trên trang thông tin nhà đất, người này phát hiện quả thực vào tháng 4 năm nay đúng là có một giao dịch mua bán nhà tại địa chỉ này.
Vị khách chịu chi này đã bỏ hơn 69 tỷ để được tiếp tục thưởng thức những món ăn ngon ở cửa hàng này.
Chủ cửa tiệm chia sẻ thêm rằng chủ nhà mới – đồng thời cũng là vị ‘khách ruột’, là một người hàng xóm ở gần đó. Chủ tiệm cho rằng, với giá thuê hiện tại từ người mới, ông dự định sẽ tiếp tục hoạt động cửa hàng cho đến ngày nghỉ hưu.
Cô bán nước vỉa hè mua được bất động sản, nhà trữ vài chục lượng vàng chỉ nhờ 1 điều mà bạn không có
Câu chuyện mãi mới có lời giải đáp.
Dạo trước, đặc biệt vào thời điểm đầu tư BĐS và chứng khoán "đánh đâu thắng đó", thường hay có câu ví von rằng, đến bà bán nước đầu ngõ hay cô bán cá cũng đã bàn chuyện "3 chữ cái". Không khó để nghe về những "sự tích", dân văn phòng quần áo là lượt nhưng vẫn ở nhà thuê, còn các cô bán vỉa hè đã sắm cho mình không dưới 3 căn hộ hay nhà đất.
Nó giống như một điều "kì bí" không có lời giải đáp. Trong số thứ 20 của "Tự do tài chính" , một vị khán giả đã đặt câu hỏi về vấn đề chưa ngừng "hot" này. "Em đang thấy nhiều cô bán nước, bà bán phở mua được BĐS, nhà trữ được vài chục lượng vàng, trường hợp này nên giải thích như thế nào và họ đã đạt được tự do tài chính hay chưa?".
Ông Nguyễn Văn Hoàng (Hans Nguyễn)
Giải thích sự tích "kì bí" này, ông Nguyễn Văn Hoàng (Hans Nguyễn) - Quản lý Cao cấp Đào tạo kênh phân phối Dragon Capital Việt Nam đã có những chia sẻ thú vị. Nhiều người nghĩ rằng có kiến thức đặc biệt về tài chính, đi học có văn bằng cao sẽ thành công. Nhưng thật sự nó chỉ đóng góp một phần nào đó. Kiến thức tài chính là cơ sở để giúp làm tốt nhưng chưa đủ.
"Điều quan trọng là hành vi. Mình phải biết dùng những kiến thức đó. Chẳng hạn như, cô bán chè hoặc bà bán xôi, làm một vài thứ rất tốt. Họ rất kiên nhẫn tích góp, đồng thời, không đầu tư những gì bản thân không hiểu, khó mà dụ họ làm những điều đó. Bởi vậy dù kiến thức không nhiều, nhưng hành vi rất tốt, nên họ tích góp và thành công tài chính."
Đồng quan điểm với ông Hans, host Ngọc Trinh cho rằng, tích góp ở đây không chỉ là tiền, mà là cả kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm. Đó cũng có thể là thứ sản sinh ra tiền và thu nhập thụ động.
Host Ngọc Trinh
Có thể thấy rằng một số đức tính về tài chính của các cô bán vỉa hè, mọi người đặc biệt là những người trẻ đang bước vào con đường này cần học hỏi. Hành vi tài chính sao cho phù hợp với mục tiêu và lối sống, cho dù với mức thu nhập không quá cao, nhưng vẫn có thể giúp bạn đạt được những cột mốc tài chính quan trọng.
Kết thúc phần bàn luận, ông Hans có nhấn mạnh: "Ở Việt Nam, rất nhiều người thích giàu nhanh. Anh khuyên đừng chọn giàu nhanh, giàu chậm mà chắc. Sống lâu giàu bền".
Ảnh: Moneytalk
Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? Đầu tư vào hàng hiệu? Gì nghe lạ quá chừng vậy? Cách đây chỉ tầm 1 năm, nếu nói mua hàng hiệu cũng là một hình thức đầu tư, phải đến 90% dân tình không ai thèm tin. Bởi lẽ chuyện mua đồ xa xỉ trước nay chỉ được xem như thú vui tiêu sản của người giàu. Quần áo, giày dép, túi...