Quân đội Việt Nam muốn mua sản phẩm lưỡng dụng của Boeing?
Bộ Quốc phòng Việt Nam mong muốn Boeing (Mỹ) hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng của hãng dùng cho đơn vị quân sự.
Bộ Quốc phòng Việt Nam mong muốn Boeing (Mỹ) hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng của hãng dùng cho đơn vị quân sự.
Tạp chí Jane’s đưa tin, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam và hãng máy bay Boeing đã có cuộc gặp gỡ vào đầu tháng 4 để thảo luận hợp tác quốc phòng.
Cuộc gặp gỡ trên diễn ra tại Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Marc Allen, Chủ tịch Công ty Boeing International, một nhánh thuộc Tập đoàn Boeing Mỹ có nhiệm vụ phát triển kinh doanh ở nước ngoài.
Trực thăng vận tải hàng khủng MV-22 Osprey do Boeing sản xuất.
Theo Jane”s, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua tới các sản phẩm lưỡng dụng từ Boeing. Cụ thể, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã yêu cầu Boeing hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng của hãng dùng cho cả các đơn vị quân sự và những doanh nghiệp phi quân sự của Việt Nam.
Video đang HOT
Đồng thời, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết thêm, phía Boeing đã xác nhận sẽ đẩy nhanh việc mở rộng hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn tin không tiết lộ thêm chi tiết sản phẩm cụ thể nào của Boeing mà phía Việt Nam đang mong muốn có.
Boeing là tổng công ty đa quốc gia chuyên thiết kế, sản xuất và bán máy bay, trực thăng, tên lửa và vệ tinh hoạt động trong lĩnh vực dân sự và quân sự.
Các sản phẩm quân sự nổi danh trên thị trường vũ khí của Boeing được biết đến gồm: trực thăng tấn công AH-64 Apache; trực thăng vận tải CH-47; máy bay vận tải C-17, V-22 Osprey; máy bay tiếp dầu KC-135; máy bay cảnh báo sớm E-767, E-3, Boeing 737 AEWC; máy bay tuần tra biển P-8; tên lửa hành trình AGM-84 và các phương tiện bay không người lái.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Mỹ mất hàng triệu USD sửa lỗi sát thủ săn ngầm P-8A
Máy bay săn ngầm P-8A phát sinh nhiều lỗi kĩ thuật trong quá trình thử nghiệm khiến Hải quân Mỹ chi 21 triệu USD khắc phục.
Hải quân Mỹ sẽ chi ít nhất 21 triệu USD cho Boeing để khắc phục các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình thử nghiệm máy bay săn ngầm P-8A.
Tạp chí quân sự Jane's dẫn thông báo của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho hãng Boeing hợp đồng trị giá 21 triệu USD để khắc phục một số lỗi kỹ thuật trên những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon.
Đây là hợp đồng đầu tiên Hải quân Mỹ trao cho Boeing thực hiện, nhằm khắc phục một số lỗi kỹ thuật thông thường được phát hiện trong quá trình phát triển thử nghiệm và vận hành những chiếc P-8A mới đang được bay thử.
Những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A tiếp theo của Hải quân Mỹ phát sinh lỗi ngay trong quá trình thử nghiệm.
Theo phát ngôn viên của hãng Boeing cho biết, trong quá trình thử nghiệm P-8A, Hải quân Mỹ và Boeing đã xác định được một số lỗi kỹ thuật nhỏ của dòng máy bay này và chúng sẽ được khắc phục bằng nguồn ngân sách có sẵn của Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là lần đầu tiên Boeing cùng một số nhà thầu phụ tham gia vào quá trình sửa lỗi trên toàn bộ phi đội P-8A của Hải quân Mỹ.
Hiện tại, cả Hải quân Mỹ lẫn hãng Boeing đều không cung cấp thông tin chi tiết về lỗi kỹ thuật phát sinh trên P-8A. Mà chỉ công bố rằng các lỗi này không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của P-8A.
Dự kiến, quá trình khắc phục lỗi những chiếc máy bay săn ngầm P-8A sẽ được Boeing hoàn tất vào đầu năm 2017 và một hợp đồng tương tự cũng sẽ được Hải quân Mỹ và Boeing ký kết ngay sau đó. Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi cho các máy bay P-8A đang được thử nghiệm, Boeing sẽ tiếp tục khắc phục lỗi này trên các chiếc khác đã được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động.
Theo Hải quân Mỹ lỗi kỹ thuật mới trên P-8A sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của phi đội này trong lực lượng hải quân.
P-8A Poseidon là dòng máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ hiện nay, nó cũng được xem là sát thủ săn ngầm hiện đại nhất thế giới. P-8A được hãng hàng không Boeing phát triển theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, bay thử nghiệm lần đầu tiên tháng 4/2009, chính thức giới thiệu tháng 11/2013.
Để phục vụ cho loạt vai trò tuần tra trên biển, P-8A Poseidon trang bị hàng loạt hệ thống cảm biến, điện tử đặc biệt tối tân cùng nhiều loại vũ khí với 11 giá treo bên dưới cánh phần thân cùng khoang bên trong bụng máy bay.
Một chiếc P-8A có thể mang theo các loại tên lửa hành trình AGM-84H/K SLAM-ER với tầm bắn lên tới 270km, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon hoặc ngư lôi chống ngầm Mk54 cùng nhiều loại thủy lôi và bom chìm chống ngầm khác.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Czech bán và nâng cấp vũ khí nào cho Việt Nam? Theo số liệu công khai, trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD. Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng...