Quân đội Việt Nam đang sử dụng những loại súng không giật nào?
Súng không giật là hỏa khí mang vác của bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp, lô cốt hay các hỏa điểm của kẻ địch.
1. Súng không giật B-10 (DKZ-82)
B-10 loại súng (pháo) không giật nòng trơn cỡ 82 mm, được phòng thiết kế khí cụ quân sự KBM ở Kolomna, Liên Xô thiết kế và sản xuất, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1954 đến nay. Tại Việt Nam nó được gọi bằng cái tên DKZ-82.
B-10 thường được đặt trên giá 3 chân, có thể gắn thêm 2 bánh xe với khả năng gập lại để thuận tiện khi di chuyển. Súng có chiều dài 1,85 m với nòng dài 1,66 m; trọng lượng 85,3 kg khi gắn thêm bánh xe hay 71,7 kg khi chỉ có riêng giá 3 chân. Ảnh: Bảo dưỡng súng không giật B-10 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Một khẩu đội DKZ-82 (B-10) tiêu chuẩn gồm 4 người, có nhiệm vụ mang vác đạn cũng như từng bộ phận tháo rời của súng. Ảnh: Khẩu đội DKZ-82 trong trạng thái hành quân (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Trong tình huống khẩn cấp, xạ thủ cũng có thể lựa chọn phương pháp bắn ứng dụng bằng cách vác vai như các loại súng chống tăng thông thường. Ảnh: súng không giật B-10 trong trạng thái bắn ứng dụng (Nguồn: Báo Bình Định).
Súng DKZ-82 có góc nâng hạ từ -20 – 35 độ; góc xoay ngang 250 – 360 độ; tốc độ bắn 5 – 7 phát/phút. Loại đạn thông dụng của súng là đạn xuyên lõm KB-881 nặng 3,87 kg, có sơ tốc 322 m/s; tầm bắn hiệu quả 400 m, tầm bắn tối đa 4.500 m, sức xuyên 150 mm thép đồng nhất. Kính ngắm tiêu chuẩn của súng là loại PBO-2. Ảnh: nạp đạn cho súng DKZ-82 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Trong kháng chiến chống Mỹ, súng không giật B-10/DKZ-82 đã được sử dụng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, lô cốt, hỏa điểm hay công trình quân sự của đối phương. Tuy nhiên hiện nay súng đã trở nên lạc hậu vì 2 nhược điểm chính đó là rất nặng và sức xuyên thấp. Do vậy Việt Nam đang tiến hành thay thế dần súng không giật B-10 bằng SPG-9. Ảnh: Khẩu đội DKZ-82 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu (Nguồn: Quân đội nhân dân).
2. Súng không giật SPG-9
SPG-9 Kopye (ngọn giáo) là loại súng (pháo) chống tăng không giật nòng trơn cỡ 73 mm do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1962 nhằm thay thế cho loại súng không giật 82 mm B-10.
Video đang HOT
So với B-10 thì SPG-9 có nhiều ưu điểm hơn hẳn như nhẹ hơn (trọng lượng súng 47,5 kg và 59,5 kg với giá 3 chân) do đó khẩu đội được rút gọn xuống chỉ còn 2 người; đạn xuyên lõm PG-9V của súng nặng 4,4 kg có sơ tốc đầu nòng 435 m/s, tầm bắn hiệu quả 800 m và tối đa 1.300 m (6.500 m với đạn nổ phá mảnh OG-9BG1), sức xuyên 400 mm thép đồng nhất (550 mm với đạn PG-9VNT). Kính ngắm tiêu chuẩn của súng là loại PGO-9 có độ phóng đại 4x. Ảnh: khẩu đội sĩ quan sự bị SPG-9 luyện tập (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Gần đây Việt Nam đã sản xuất thành công phiên bản nâng cấp của súng SPG-9 với tên gọi SPG-9T2 và đang dần biên chế cho các đơn vị để thay thế súng không giật B-10/DKZ-82. Ảnh: khẩu đội SPG-9T2 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Ngoài trang bị cho bộ binh, súng SPG-9 còn được lắp đặt trên các xe thiết giáp M-113 nâng cấp để thay thế súng không giật 105 mm M-40A1 của Mỹ. Ảnh: súng không giật SPG-9 trên xe thiết giáp M-113 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Súng không giật SPG-9 còn có một biến thể mang định danh 2A28 được lắp trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Nạp đạn cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
3. Súng không giật M-20/ Type-56/ DKZ-75
M-20 là loại súng không giật cỡ 75 mm được quân đội Mỹ chế tạo và sử dụng từ Chiến tranh thế giới II, Trung Quốc copy lại M-20 và định danh là Type-56, bổ sung thêm kính ngắm quang học và giá 3 chân kiểu mới. Súng không giật M-20 tiêu chuẩn có trọng lượng 52 kg, tầm bắn 6.400m, đạn xuyên lõm có trọng lượng 9,92 kg nhưng chỉ xuyên được 100 mm thép đồng nhất.
Hiện nay trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một lượng nhỏ DKZ-75 (tên định danh của Việt Nam dành cho súng không giật Type-56 được Trung Quốc viện trợ), tuy nhiên chúng chỉ phục vụ công tác huấn luyện, không được triển khai sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: khẩu đội DKZ-75 của sư đoàn 395 (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Theo Tri Thức
Các loại xe, pháo phòng không tự hành của Quân đội Việt Nam
Pháo phòng không tự hành là một trong những thành phần quan trọng của "lưới lửa" tầm thấp bảo vệ bầu trời tổ quốc.
1. Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2
Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2
ZSU-57-2 (Ob'yekt 500) là loại pháo phòng không tự hành đầu tiên của Liên Xô được sản xuất với số lượng lớn. "ZSU" là viết tắt của Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (tiếng Nga: ), nghĩa là "Hệ thống pháo phòng không tự hành" đặt trên khung gầm xe xích. "57" là cỡ nòng của pháo tính theo đơn vị mm và "2" là số lượng nòng pháo trang bị trên xe.
Công việc thiết kế ZSU-57-2 bắt đầu năm 1947 và kết thúc vào năm 1954. Sang đến năm 1955, loại pháo tự hành này được chính thức chấp nhận đưa vào biên chế quân đội Liên Xô, giai đoạn sản xuất hàng loạt kéo dài từ năm 1957 - 1960 với hơn 2.000 hệ thống được xuất xưởng.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Trọng lượng 28,1 tấn; dài 8,46 m (tính cả chiều dài nòng pháo); rộng 3,27 m; cao 2,71 m; kíp chiến đấu 6 người. Xe được trang bị động cơ diesel V-54 công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 50 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 420 km trên đường tốt (320 km trên đường xấu).
Thân xe pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 về cơ bản là phiên bản đơn giản hóa của khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 với giáp mỏng hơn (chỉ từ 8 - 15 mm) và bớt đi 1 hàng bánh chịu lực. Trên khung xe là tháp pháo lớn, mở ra trên nóc, trong tháp pháo là 2 khẩu pháo phòng không 57 mm L/76,6 S-60 (hoặc S-68A) với cơ số 300 viên đạn.
Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 của Việt Nam khi mới tiếp nhận
Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 được Liên Xô viện trợ rộng rãi cho các nước đồng minh thuộc Khối Hiệp ước Warsaw cũng như ở châu Á và châu Phi. Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận được một lượng nhỏ ZSU-57-2 vào giai đoạn giữa của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 của Việt Nam trên chiến trường
Về cơ bản, ZSU-57-2 bị đánh giá là một vũ khí không thành công do pháo cao xạ S-60 mặc dù uy lực khá mạnh (tầm bắn hiệu quả lên tới 6.000 m) nhưng lại có tốc độ bắn chậm (tối đa 210 - 240 viên/phút), mang theo được ít đạn, thêm vào đó lại thiếu radar và không thể bắn khi di chuyển. Trong quân đội Liên Xô và nhiều quốc gia khác (có cả Việt Nam), ZSU-57-2 đã sớm bị thay thế bằng ZSU-23-4 ưu việt hơn.
2. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka (Lá chắn nhỏ) được quân đội Liên Xô thiết kế từ năm 1957 - 1962 với mục đích khắc phục những nhược điểm đã nêu của ZSU-57-2. Mặc dù có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn nhưng Shilka vẫn được đánh giá tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm nhờ tốc độ bắn cao và được trang bị radar điều khiển hỏa lực có thể theo dõi mục tiêu từ cự ly 6 - 10 km.
ZSU-23-4 được trang bị cho phòng không lục quân Liên Xô vào năm 1962, giai đoạn sản xuất hàng loạt từ năm 1964 - 1982 với tổng số 6.500 hệ thống. Hiện nay các phiên bản ZSU-23-4 vẫn còn trong biên chế quân đội Nga và tất cả những quốc gia từng sử dụng khác.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Trọng lượng 19 tấn; dài 6,535 m; rộng 3,125 m; cao 2,576 m (tính cả radar); kíp chiến đấu 4 người. Xe được trang bị động cơ diesel V-6R công suất 280 mã lực cho tốc độ tối đa 45 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 450 km trên đường tốt (300 km trên đường xấu).
Thân xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được sửa đổi trên khung gầm xe bánh xích GM-575, loại cũng được sử dụng trên xe tăng lội nước PT-76. Trên tháp pháo là 4 pháo phòng không loại 2A7 cỡ nòng 23 mm với 2.000 viên đạn, tốc độ bắn 4.000 viên/phút, có thể bắn trúng các mục tiêu đang bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam
So với ZSU-57-2 thì Shilka có mặt tại Việt Nam muộn hơn, vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên do số lượng viện trợ hạn chế và bộ đội Việt Nam còn chưa thực sự quen với khí tài nên loại pháo phòng không tự hành này hầu như không để lại dấu ấn nào đáng kể trên chiến trường.
ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn TB-1 đầu tháng 12/2013
Hiện nay ZSU-23-4 Shilka đang giữ vai trò chủ lực của lực lượng phòng không lục quân Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ phòng không như thiết kế, khi cần thiết thì loại pháo tự hành này còn có thể hạ nòng để trở thành một phương tiện yểm trợ hỏa lực cho bộ binh rất hiệu quả.
3. Xe thiết giáp phòng không BTR-40A và BTR-152A
Ngoài 2 loại pháo phòng không tự hành chuyên dụng trên, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có trong biên chế 2 loại xe thiết giáp được sử dụng với vai trò phòng không gồm BTR-40A và BTR-152A. Đây là 2 loại xe bọc thép chở quân mui trần được hoán cải bằng cách lắp thêm súng máy phòng không ZPU-2 (KPV 14,5 mm) lên thùng xe.
Những xe thiết giáp phòng không BTR-40A của Việt Nam được Liên Xô viện trợ vào giữa thập niên 1950, nó được triển khai hoạt động chủ yếu trên tuyến đường Trường sơn để bảo vệ các đoàn xe vận tải. Hiện nay toàn bộ số BTR-40A của Việt Nam đều đã bị loại biên.
Xe thiết giáp phòng không BTR-40A của Việt Nam
Biên đội xe thiết giáp phòng không BTR-40A của Việt Nam trên đường hành quân
Ngoài BTR-40, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ Việt Nam còn nhận được cả thiết giáp BTR-152, tuy nhiên đó là phiên bản chở quân BTR-152V. Những xe thiết giáp BTR-152A phiên bản phòng không hiện đang sử dụng có lẽ là do quân đội Việt Nam tự tiến hành hoán cải.
Xe thiết giáp phòng không BTR-152A của Việt Nam
Gần đây trên truyền hình Quân đội nhân dân đã xuất hiện những hình ảnh đầu tiên của xe thiết giáp BTR-152A do Việt Nam nâng cấp, có thể thấy xe đã được lắp đặt 1 tháp súng mới hiện đại hơn thay cho kiểu bố trí "đơn sơ" nguyên bản.
Xe thiết giáp BTR-152A nâng cấp của Việt Nam
Theo Tri Thức
Bật mí UAV cực nhẹ của Quân đội Việt Nam UAV Swinglet chỉ có trọng lượng khoảng 0,5kg, dài 80cm, được coi là một trong các loại UAV nhẹ nhất thế giới hiện nay. Mới đây, Thượng úy Vũ Phan Long và kỹ sư Lê Thắng thuộc Cục Bản đồ (Bộ tổng Tham mưu) vừa thử nghiệm thành công thiết bị bay không người lái Swinglet CAM của Hãng Sensefly (Thụy sĩ) chụp...