Quân đội Ukraine tuyên bố sẽ giành lại Crimea
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cam kết sẽ giành lại Crimea, phục hồi lại sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Heletey
Phát biểu trước quốc hội ở Kiev ngày 3/7, Bộ trưởng Valeriy Heletey cho biết: “Sẽ có một cuộc hành quân chiến thắng…ở Sevastopol của Ukraine”.
Ông Heletey, 46tuổi, được các thành viên quốc hội ở Kiev phê chuẩn làm tân Bộ trưởng Quốc phòng sau khi được tân Tổng thống Poroshenko đề cử. Bình luận của ông về thủ phủ Sevastopol của Crimea đã được quốc hội nhiệt liệt ủng hộ.
Nga đã cho sáp nhập bán đảo Crimea, nơi phần đông nói tiếng Nga, hồi tháng 3 vừa qua, sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.
Trong khi đó, tại miền đông Ukraine, cuộc tấn công của chính phủ nhằm vào lực lượng dân quân đòi ly khai, thân Nga vẫn đang tiếp tục.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Hollande trong một cuộc họp qua điện thoại đã kêu gọi Tổng thống Nga Putin dùng ảnh hưởng của mình để gây áp lực với lực lượng dân quân ở vùng Donetsk và Luhansk.
Theo điện Kremlin, ông Putin đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc về số dân thường thiệt mạng gia tăng và sự tăng mạnh về số người tị nạn” vào Nga từ miền đông nam Ukraine.
Cả ba nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng Tổ chức Hợp tác và an ninh ở châu Âu (OSCE) phải giám sát tình hình ở vùng xung đột tích cực hơn nữa.
Video đang HOT
Sau đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông sẵn sàng quay trở lại lệnh ngừng bắn, nếu lệnh ngừng bắn được cả hai bên giám sát, và toàn bộ con tin được thả cũng như các cửa khẩu biên giới giáp Nga được trao trả cho lực lượng chính phủ.
Ông Poroshenko đưa ra tuyên bố trên sau cuộc điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ Biden. Ông Poroshenko đã hủy lệnh ngừng bắn đơn phương vào ngày 30/6 vừa qua, sau khi cáo buộc lực lượng đòi ly khai tiến hành các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào quân chính phủ Ukraine.
Tổn thất về người
Theo thông tin của lực lượng đòi ly khai cũng như chính phủ Ukraine, ít nhất 250 thường dân đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine kể từ tháng 4. Ngoài ra, Bộ quốc phòng Ukraine cho hay, gần 200 binh sỹ Ukraine cũng đã thiệt mạng và 619 người bị thương kể từ hồi tháng 4.
Nhiều người ở miền đông Ukraine chạy sang Nga để lánh nạn.
Trong khi đó, phía lực lượng đòi ly khai cho biết ít nhất 800 người của lực này thiệt mạng kể từ tháng 4.
Còn theo Liên hợp quốc, ít nhất 110.000 người đã rời bỏ Ukraine chạy sang Nga kể từ đầu năm đến nay và hầu hết những người này là ở miền đông Ukraine.
Liên hợp quốc cũng cho biết khoảng 54.400 người bị mất nhà cửa.
Cuộc tấn công vào làng
Lực lượng dân quân ở Luhansk cáo buộc lực lượng chính phủ giết hại thường dân ở làng Luhanska vào hôm thứ tư vừa qua. Quận trưởng Volodymyr Bilous cho biết với hãng thông tấn Ukraine UNN, máy bay chiến đấu đã ném bom khu vực , khiến 9 người chết, 11 người bị thương. Một nguồn tin khác cho biết 12 người đã thiệt mạng.
Đã xuất hiện hiện các đoạn video cho thấy nhà cửa bị cháy và các thi thể. Tuy nhiên quân đội Ukraine phủ nhận đã tấn công vào ngôi làng bằng pháo hay ném bom và đổ lỗi cho lực lượng đòi ly khai.
Trong khi đó lực lượng ly khai ở Donetsk cho biết có giao tranh ác liệt giữa lực lượng này và quân chính phủ, được xe tăng và máy bay yểm trợ, tại làng Mykolayivka vào ngày thứ năm. Số thương vong hiện chưa rõ.
Ngoài ra, 3 cảnh sát giao thông bị bắn chết trong đêm ở thành phố Donetsk.
Trong một vụ việc riêng rẽ khác, lính biên phòng Ukraien cáo buộc trực thăng quân đội Nga vi phạm không phận Ukraine ở vùng Luhansk.
Bạo lực ở miền đông Ukraine bùng phát hồi tháng 4, khi những người đòi ly khai tuyên bố độc lập ở Donetsk và Luhansk.
Hồi tháng 11, dưới áp lực của Nga, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã quyết định không ký một thỏa thuận với EU. Động thái đã gây ra các cuộc biểu tình rộng khắp ở Kiev và khiến ông Yanukovych bị phế truất. Tuy nhiên, tân Tổng thống Poroshenko hôm thứ sáu tuần trước đã ký một phần của thỏa thuận tự do thương mại với EU ở Brussels. Trước đó, ông đã ký những điều khoản hợp tác về chính trị với khối EU.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga mua 4 tàu quét mìn mới, tăng cường hiện diện quân sự tại Bắc Cực
Bộ quốc phòng Nga đang lên kế hoạch mua 4 tàu quét mìn hải quân mới, với chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm tới và 3 chiếc còn lại trong giai đoạn 2016-2018.
Một tàu quét mìn của Nga tuần tra tại cảng Sevastopol hồi tháng 3/2014.
Trong một tuyên bố, Bộ quốc phòng Nga cho hay các tàu quét mình lớp Alexandrit sẽ là những tàu đầu tiên của thiết kế này. Các tàu quét mìn sẽ được triển khai tới Hạm đội phía bắc của hải quân Nga, chịu trách nhiệm về vùng tây bắc Nga, Bắc Cực và Đại Tây Dương.
Hồi tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố các kế hoạch nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Nga tại Bắc Cực. Nga đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới các căn cứ hải quân tại Bắc Cực để đón các tàu quân sự và tàu ngầm.
Theo kế hoạch trên, Bộ quốc phòng Nga sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy quân sự chiến lược, tên gọi "Trung tâm chỉ huy chiến lược hợp nhất" thuộc Hạm đội phương Bắc vào cuối năm 2014 để xử lý các hoạt động trên.
"Chúng ta cần tăng cường cấu trúc quân sự, đặc biệt để thiết lập một mạng lưới hợp tác các căn cứ hải quân tại Bắc Cực phục vụ các tàu và tàu ngầm thế hệ mới", hãng tin Ria Novosti dẫn lời ông Putin phát biểu trong một cuộc họp với Hội đồng an ninh Nga.
Các tàu quét mình lớp Alexandrit do Cục thiết kế hàng hải trung ương Almaz thuộc sở hữu nhà nước thiết kế. Tàu nặng 890 tấn, dài 61 m và rộng 10 m. Nó có thể chở 44 thủy thủ và tốc độ tối đa đạt 16,5 hải lý/giờ.
An Bình
Theo Dantri/Defence
Hơn 4000 người Ukraine xin tị nạn tại khu vực Moscow Có hơn 4.000 cư dân phía đông nam Ukraine xin tị nạn tại khu vực Moscow. Khoảng 1.500 người trong số này đã được cấp quy chế tị nạn. Ngày 23/6, ông Mikhail Kuznetsov- một quan chức cấp cao trong chính quyền Moscow, cho biết: Hiện tại có hơn 4.000 cư dân phía đông nam Ukraine đã xin tị nạn tại khu vực...