“Quân đội Ukraine mạnh thứ 5 châu Âu nhờ trận mạc miền Đông”
Quân đội Ukraine có sức mạnh đứng hàng thứ 5 tại châu Âu nhờ tích lũy được kinh nghiệm chiến trường từ cuộc xung đột ở miền Đông xảy ra một năm trước đây.
Đây là tuyên bố của Tổng thống Ukraine trong cuộc gặp với các tư lệnh, chỉ huy quân đội tại Kiev hôm 23/3. Theo ông, chính kinh nghiệm trận mạc ở Donbass đã giúp nâng cao tinh thần chiến đấu của quân nhân Ukraine, dù Kiev phải trả một mức giá rất đắt, đó là mạng sống của rất nhiều binh sĩ. Con số thống kê mới nhất cho thấy, có khoảng 1.750 lính Ukraine đã thiệt mạng ở miền Đông.
Tổng thống Petro Poroshenko trong cuộc gặp với các tư lệnh, lãnh đạo quân đội hôm 23/3 (Ảnh: Kyiv Post)
Trích dẫn kết quả các cuộc thăm dò dư luận (nhưng không nêu tên cụ thể), Tổng thống Poroshenko nói rằng quân đội là lực lượng được người dân Ukraine tin tưởng nhất trong xã hội hiện nay. Một báo cáo khác nói rằng, tỉ lệ ủng hộ này là 57%, đứng hàng thứ 2 sau giáo hội thiên chúa. “Là Tư lệnh quân đội, tôi yêu cầu các bạn phải hành động xứng đáng với niềm tin đó”, ông Poroshenko phát biểu úy lạo tinh thần binh lính.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak tuyên bố quân đội Ukraine có kế hoạch tăng quân số lên mức 250.000 người, với việc thành lập mới 6 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh sơn cước, ba lữ đoàn pháo binh và hai lữ đoàn không quân. Trong năm 2014, chính quyền Kiev dự kiến tiến hành 3 đợt tổng động viên vào tháng 1, tháng 4 và tháng 6.
Tuy nhiên, kết quả đợt đầu tiên không đạt như mong muốn, khi mà ông Poroshenko thừa nhận rằng có đến 30% đối tượng diện nhập ngũ trốn nghĩa vụ quân sự vì lo sợ bị phái đi chiến trường ở miền Đông.
Tổ chức xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu (GFP) mới đây đã xếp quân đội Ukraine đứng hàng thứ 6 tại châu Âu, sau Anh, Pháp, Đức, Italy, Ba Lan.
Theo HT/Kyiv Post, TASS/baotintuc.vn
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến nỗ lực tuyển dụng của quân đội Ukraine thất bại
Hãng tin Rianovosti đã đưa ra những phân tích về nguyên nhân khiến nỗ lực tuyển quân của chính quyền Ukraine đang dần lắng xuống sau quãng thời gian chiêu mộ rầm rộ.
Từ đầu năm 2014, chính quyền Kiev đã công bố một kế hoạch tham vọng nhằm tuyển thêm 104.000 nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 60 tham gia vào chiến dịch "chống khủng bố" tại miền đông nước này. Kế hoạch tuyển dụng được tiến hành theo 3 giai đoạn và đã huy động được gần 45.000 người.
Một binh sĩ quân đội Ukraine
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng nhiều nam giới Ukraine và gia đình của họ đã cố gắng làm mọi điều có thể để tránh phải ra mặt trận tại miền Đông đang ngày càng phổ biến.
Trong một cập nhật trên trang Facebook cá nhân vào tháng 1, cố vấn của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Yuri Biryukov thể hiện sự bất bình với tỉ lệ trốn nghĩa vụ quân sự cao tại Tây Ukraine với miêu tả đó là "những kẻ hèn nhát đã lẩn trốn, thay đổi số điện thoại và mang đồ đạc bỏ chạy đến Romania, Hungary, Slovakia hoặc Ba Lan".
Ông Biryukov còn nổi giận hơn khi biết chính một số quan chức địa phương đã tiếp tay cho hiện tượng này khi họ từ chối gửi giấy gọi nhập ngũ hoặc báo trước cho người dân thời điểm các quan chức quân đội đến tuyển mộ.
Các báo cáo chính thức cho thấy những vùng thuộc Tây Ukraine như Ivano-Frankivsk, Ternopil và Zakarpattia có tỉ lệ trốn nghĩa vụ ở mức 40-60%. Trong khi đó, truyền thông Ukraine cũng đưa tin về những ngôi làng nơi chỉ sau một đêm, nam giới đều trốn đến châu Âu hoặc Nga để không phải nhập ngũ.
Truyền thông Ukraine trong thời gian gần đây cũng liên tục đưa tin về số người trốn tránh nghĩa vụ kỷ lục với việc hối lộ quan chức hoặc sử dụng kết quả y tế giả để không phải nhập ngũ.
Phóng viên Sergei Kirichuk tại trang mạng Liva.ua đã đưa ra nhận định điều này xuất phát từ những người dân có tư tưởng phản chiến.
Việc người dân phản đối nhập ngũ còn được thể hiện qua chiến dịch trên mạng xã hội tại Ukraine với tên gọi "đạo quân lảng tránh" với việc đăng tên và ảnh của con cái các quan chức cao cấp, chính trị gia và doanh nhân - những người đã đẩy con cái của những người khác ra mặt trận trong khi chính con cái họ lại trốn tránh ở Kiev hoặc được gửi ra nước ngoài.
Kêu gọi phản chiến ngày càng gây nhiều ảnh hưởng
Vào đầu tháng 2, phóng viên Ukraine Ruslan Kotsaba đã bị bắt với cáo buộc phản quốc sau khi đăng lên trang mạng Youtube video thách thức lệnh tổng động viên của chính quyền Kiev và kêu gọi những người khác cũng làm như vậy.
Kotsaba khẳng định anh "thà ngồi tù từ 2 đến 5 năm còn hơn là tham gia các cuộc giao tranh tại Đông Ukraine để sát hại đồng bào", hiện nay Kotsaba đang phải đối mặt với bản án 15 năm trong tù.
Kotsaba là một trong hàng chục người phản đối lệnh tổng động viên trên mạng đã bị lực lượng quốc phòng Ukraine bắt giữ. Họ cùng 7.000 nam giới Ukraine khác đang đối mặt với các bản án liên quan tới hành vi trốn nghĩa vụ quân sự. Video của Kotsaba đã được chia sẻ trên mạng bởi nhiều người cùng quan điểm không muốn chiến đấu chống lại đồng bào ở miền Đông.
Hai cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Ukraine là Alexandr Zavarov và Yuri Sivukha mới đây đã lên tiếng cho biết họ thà bị giam trong tù còn hơn tham chiến. Zavarov nhấn mạnh: "Tôi không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra tại Lugansk, nơi gia đình và những đứa con tôi đang sinh sống, nơi cha mẹ tôi được chôn cất".
Bên cạnh đó, những người mẹ, người vợ Ukraine cũng đã lên tiếng mạng mẽ hơn bằng các cuộc biểu tình khắp đất nước từ Volhynya ở phía Tây đến Odessa ở phía Nam phản đối việc chồng và con cái họ bị đẩy ra chiến trường.
Người Ukraine đã thấy bản chất và cái giá của chiến tranh
Tổng thống Poroshenko gần đây đã ước tính có 1.200 binh sĩ và 5.400 dân thường Ukraine thiệt mạng trong các cuộc giao tranh tại đất nước này. Trong khi đó, vào cuối tháng 1, nhóm tin tặc CyberBerkut đã đăng một báo cáo dựa vào thông tin mật của Bộ quốc phòng cho biết 1.100 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng chỉ trong 2 tuần giao chiến.
Đầu tháng 2 vừa qua, tình báo Đức ước tính rằng các cuộc giao tranh tại Ukraine đã cướp đi mạng sống của 50.000 người.
Bên cạnh đó là nhiều thông tin về việc đào tạo sơ sài và trang bị vũ khí cho các binh sĩ một cách thiếu thốn trong khi nhiều lãnh đạo quân đội lại tham nhũng, điều này khiến người dân Ukraine tự đặt câu hỏi tại sao chính phủ nước này lại buộc nam giới ra chiến trường với sự hỗ trợ đầy thiếu sót.
Đặc biệt là những người đã phải chịu nỗi đau mất mát người thân là một trong những cá nhân tích cực nhất phản đối việc tuyển thêm binh sĩ.
Hồi đầu tháng, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã nhấn mạnh rằng trong số công dân Ukraine gần đây đến Nga tị nạn có hơn 1,27 triệu người ở trong độ tuổi bị gọi nhập ngũ. Ông Patrushev cũng bổ sung rằng Nga đã gặp nhiều khó khăn trước số lượng lớn người nhập cư nhưng nước này không có kế hoạch đóng cửa biên giới.
Khi việc tuyển quân gặp nhiều khó khăn, Kiev đã có những động thái bị Tổ chức Ân xá quốc tế và ngay cả Liên Hợp Quốc chỉ trích.
Tờ nhật báo Korrespondent của Ukraine giải thích rằng trong khi vào mùa xuân năm ngoái, có khoảng 20% nam giới tự nguyện đến trung tâm tuyển quân thì đến đợt thứ hai đã giảm 10%. Trong cuộc tổng động viên tháng 1 vừa qua, chỉ có 6% những người được gọi nhập viện tự nguyện xuất hiện. Chính vì sự sụt giảm đó, Kiev đã có những cuộc truy tìm ráo riết được đánh giá là tiêu cực và các biện trừng phạt khá mạnh tay với người trốn nghĩa vụ quân sự.
Theo Hà Linh/Rianovosti/baotintuc.vn
Điều gì xảy ra khi Kiev-Donbass vi phạm thỏa thuận ngừng bắn? Tình hình tại miền đông Ukraine trong ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, vẫn tiếp tục căng thẳng tại một số địa điểm ở khu vực Lugansk và Donetsk. Phe ly khai cảnh báo sẵn sàng đáp trả Theo thỏa thuận đạt được hôm 12-2 tại cuộc hội đàm của "Bộ tứ Normandy", gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine, thỏa thuận...