Quân đội Ukraine dính bê bối mua sắm vũ khí
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm vũ khí và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
Những quả đạn pháo hỏng buộc chính quyền Ukraine phải vội vã tìm nguồn cung đạn dược thay thế (Ảnh: AFP).
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến các vấn đề mua sắm bởi hoạt động này có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội chiến đấu ngoài mặt trận.
Cụ thể, Quốc hội nước này muốn ông Umerov phúc đáp các báo cáo cho rằng hàng nghìn quả đạn cối bị hỏng được một công ty địa phương sản xuất mà vẫn chuyển ra mặt trận.
Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp Ukraine cũng yêu cầu ông Umerov giải đáp tại sao một đơn đặt hàng đạn pháo trị giá 553 triệu euro không do cơ quan mua sắm quốc phòng chính thức thực hiện mà thay vào đó lại giao cho Cục Bảo vệ Biên giới Nhà nước làm việc với một bên trung gian của Ba Lan.
“Gọi đây là gì nếu không phải là hành động phá hoại và đi ngược chính sách cải cách?”, Daria Kaleniuk, Giám đốc Điều hành Trung tâm Hành động Chống Tham nhũng chất vấn trong một bài viết trên Facebook.
Những năm vừa qua, Kiev đã có nhiều nỗ lực cải tổ và minh bạch hóa quy trình mua sắm để “gột rửa tai tiếng” là một quốc gia tham nhũng với nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho các đồng minh nước ngoài muốn đầu tư vào ngành công nghiệp vũ khí của nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà lập pháp cho biết những vấn đề mà Bộ trưởng Umerov phải đối diện hiện nay cũng có nghĩa không phải mọi thứ đều đã được giải quyết.
Vào mùa Thu vừa qua, trong bối cảnh các lực lượng quân sự Ukraine đang phải chịu cảnh thiếu hụt nghiêm trọng đạn pháo và mìn bộ binh, Bộ Quốc phòng nước này vẫn buộc phải rút lại 24.000 quả đạn cối do có những báo cáo liên quan đến hư hỏng.
Bộ Quốc phòng Ukraine biện hộ hợp đồng với công ty Ba Lan là nhằm mục đích đa dạng hóa nguồn cung còn số đạn pháo bị hư hỏng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng của cả nước.
“Đạn dược do Ukraine sản xuất đã nhanh chóng được chuyển ra mặt trận và phải di chuyển quãng đường dài gần 1.500 km”, Politico dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
“Có thể có những trường hợp riêng lẻ khi một lô sản phẩm cụ thể bị lỗi trong quá trình sản xuất quy mô lớn như vậy”, thông báo nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
Một tổ chức được gọi là Cơ quan Hậu cần Nhà nước (DOT), chịu trách nhiệm mua sắm thiết bị dịch vụ và vũ khí phi sát thương cho quân đội còn đơn vị kia là Cơ quan Mua sắm Quốc phòng (DPA), đảm trách mua vũ khí và đạn dược.
Tuy nhiên, tháng trước chính phủ Ukraine lại phê duyệt chuyển 553 triệu euro từ DPA sang cho Cục Bảo vệ Biên giới Nhà nước để mua đạn dược cho quân đội thông qua một công ty trung gian Ba Lan có tên là PHU Lechmar.
Nghị sĩ Ukraine Yaroslav Zheleznyak cáo buộc Lechmar trước đó đã không hoàn thành hợp đồng cung cấp đạn pháo. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ Biên giới Ukraine lại khẳng định họ đã làm việc với Lechmar 3 năm và rằng công ty được NATO chứng thực này đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Phái đoàn Ukraine tới Hàn Quốc xin hỗ trợ vũ khí, NATO muốn Kiev có thêm tên lửa
Phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu đã đến Hàn Quốc vào hôm nay (27/11) với mục đích xin viện trợ quân sự từ Seoul.
Tờ Korean Times đưa tin, phái đoàn Ukraine dự kiến sẽ gặp Tổng thống Yoon Suk Yeol sớm nhất là vào hôm nay. Trước đó, Tổng thống Yoon cho hay Hàn Quốc không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine, giữa lúc mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Triều Tiên ngày càng sâu sắc hơn.
Còn theo tờ Dong-a Ilbo, trước cuộc họp với ông Yoon, phái đoàn Ukraine được cho đã gặp Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Shin Won Sik.
Máy bay ném bom Su-24M của Ukraine mang theo tên lửa tầm xa Storm Shadow/SCALP EG. Ảnh: Không quân Ukraine
Hiện chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa xác nhận việc phái đoàn Ukraine tới nước này. Trong cuộc phỏng vấn với KBS hồi tháng 10, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine sẽ cung cấp chi tiết mong muốn được hỗ trợ quân sự với Hàn Quốc.
Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, mà thay vào đó hỗ trợ tài chính và nhân đạo. Hồi năm ngoái, truyền thông đưa tin Hàn Quốc đã bí mật cung cấp đạn pháo cho Ukraine thông qua Mỹ, song Seoul đã lên tiếng phủ nhận.
Chia sẻ với Kyiv Independent, các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc có thể mang tới sự hỗ trợ quan trọng nhất cho Ukraine thông qua cung cấp đạn dược. Theo đó, Hàn Quốc không chỉ có pháo 155mm, mà còn lưu trữ 3,4 triệu viên đạn 105mm tương thích với một số loại súng của Ukraine.
NATO muốn Kiev có thêm tên lửa tầm xa
Tại phiên họp toàn thể ở Montreal, Canada hôm 25/11, Đại hội đồng Nghị viện NATO đã thông qua nghị quyết kêu gọi cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hỗ trợ quân sự, tài chính, và nhân đạo cho Kiev, đảm bảo cung cấp kịp thời đạn dược và hệ thống vũ khí hiện đại cho quân đội Ukraine. Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi tăng cường chính sách trừng phạt nhằm vào Nga và Triều Tiên trước cáo buộc Bình Nhưỡng hỗ trợ cho Moscow chống lại Ukraine.
"Chúng tôi kêu gọi cung cấp cho Ukraine mọi phương tiện bao gồm tên lửa tầm trung để tự vệ, và ngăn chặn hành động tấn công tiếp theo", Militarnyi dẫn lời các thành viên của Đại hội đồng Nghị viện NATO.
Tuy nhiên, nghị quyết không nêu rõ loại tên lửa "tầm trung" nào sẽ được gửi cho Ukraine.
Quyền Phó Tổng thư ký NATO Boris Ruge cũng đã nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Mark Rutte về việc các đồng minh dỡ bỏ, hoặc nới lỏng hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Hiện tại, quân đội Ukraine đang sử dụng tên lửa không đối đất tầm xa Storm Shadow/SCALP EG của Pháp - Anh, và tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ. Gần đây, các tên lửa này đã được Ukraine sử dụng để tấn công những mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 9, Mỹ được cho đang cân nhắc cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-158 JASSM. Tới tháng 10, một số báo cáo cho rằng Lầu Năm Góc đã hỗ trợ việc chuyển giao tên lửa này. Song hiện tại, Mỹ và Ukraine vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về vấn đề này.
Ukraine phụ thuộc 80% vào viện trợ quân sự của phương Tây để đối phó Nga Kiev gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của phương Tây để tiếp tục chiến đấu với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thừa nhận. Binh sĩ Ukraine nạp pháo (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi giải quyết vấn đề vũ khí và thiết bị quân sự với các đồng nghiệp từ Mỹ, châu Âu, Nhóm Hỗ trợ...