Quân đội Úc sẽ đóng vai trò lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những lo ngại về việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews
Phát biểu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ nhân chuyến thăm quốc gia Nam Á ngày 2/9, ông Andrews cho hay sách trắng quốc phòng Úc công bố tới đây dự kiến nêu rõ rằng lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa nhằm duy trì an ninh trong khu vực, bảo vệ lợi ích của Úc, trong một nỗ lực nhằm duy trì trật tự thế giới dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Tranh chấp lãnh thổ tiếp tục gia tăng rủi ro cho toàn khu vực, nhất là tại Biển Đông. Úc không đứng về phía nào nhưng quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp các đảo nhân tạo trên quy mô lớn, khiến gia tăng căng thẳng tại khu vực. Chúng tôi thực sự lấy làm lo ngại về khả năng quân sự hóa các đảo tại Biển Đông.”
“Lực lượng quốc phòng Úc (ADF) sẽ phải luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với những bất ổn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi gắn với những lợi ích cốt lõi của Úc,” ông Andrews nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Andrews, một mình Úc không thể đạt được những mục tiêu về quốc phòng và an ninh. Việc duy trì trật tự ổn định thông qua các cuộc đàm phán, hợp tác song và đa phương ngày càng trở lên quan trọng, nhất là hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, một cường quốc đang lên tại châu Á.
ADF sẽ tăng cường các cam kết quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro xung đột quân sự, tăng sự gắn kết và sự tương tác giữa các đối tác chủ chốt nhằm đối phó với những thách thức quốc tế. Úc và Ấn Độ đang có kế hoạch cho cuộc tập trận chung vào cuối tháng này.
Theo ông Andrews, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc thế giới cho đến năm 2035, trong khi cả Trung Quốc và Mỹ vẫn đóng vai trò cốt lõi tại khu vực.
“Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích cốt lõi trong việc duy trì an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á-Thái Bình Đường, ít nhất là các lợi ích về kinh tế”, ông Andrews nói.
Đến năm 2030, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ có 21 trong tổng số 25 tuyến vận tải huyết mạch trên biển và trên không của cả thế giới, với khoảng 2/3 lượng dầu và 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu được chuyên chở qua đây.
Úc và Nhật đang lên kế hoạch tập trận chung tần Ấn Độ trong tháng này.
Vũ Duy
Theo Dantri/The Australia
Vấn đề Biển Đông: Mỹ còn quá rụt rè trước Trung Quốc?
Ngày 21/8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác định quyết tâm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.
Tài liệu với tên gọi "Chiến lược an ninh hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương" nhìn chung được đánh giá là tích cực vì làm rõ thêm lập trường của Mỹ chống các hành vi "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Washington còn quá rụt rè trước Trung Quốc.
Trong bài viết có tựa đề "Chiến lược an ninh mới của Mỹ không đi đủ xa ở Biển Đông" được đăng trên trang web của "Tạp chí phố Wall" (Mỹ) ngày 24/8, Giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải chiến Mỹ đã phân tích kỹ tài liệu mới của Lầu Năm Góc và cho rằng đó là một bước đi tích cực, nhưng không đủ sức ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc
Tàu Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trên bãi Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Theo Giáo sư Erikson, Lầu Năm Góc đã liệt kê được rõ ràng ba mục tiêu. Đó là "bảo vệ quyền tự do hàng hải; ngăn ngừa xung đột và hành động cưỡng ép; thúc đẩy việc tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế". Theo ông, mọi người đã chờ đợi một chiến lược rõ ràng như vậy từ lâu, do đó tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ là một đóng góp tích cực.
Giáo sư Erikson cho rằng chiến lược mới của Mỹ hàm chứa nhiều điểm có thể gọi là tích cực. Trước hết là nêu bật được tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế đối với các lợi ích của Mỹ. Kế đến là vạch trần được bằng tài liệu cụ thể tính chất áp đảo của lực lượng trên biển của Trung Quốc so với tất cả những nước khác trong khu vực, từ Nhật Bản, Indonesia, cho đến Việt Nam, Malaysia và Philippines, cũng như vạch trần các hoạt động quá đáng của Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông, với việc xây đảo nhân tạo. Ưu điểm thứ ba là xác định rõ thêm quyết tâm dấn thân của Mỹ vào khu vực châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Erikson, cho dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Mỹ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động xây đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Theo Giáo sư Erikson, Mỹ phải "đi xa hơn và nói rõ đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế"
Ngoài ra, Giáo sư Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Theo Giáo sư Erikson, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây. Giáo sư Erikson cho rằng Mỹ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt cho hành động sai trái của họ.
Đáp lại những mối lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift của Mỹ đã và đang tìm cách trấn an các đồng minh trong khu vực rằng chiến lược xoay trục của các lực lượng Mỹ sang châu Á sẽ được duy trì. Từ khi lên giữ chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cách đây ba tháng, Đô đốc Swift đã đến Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Malaysia để gặp gỡ những người đồng nhiệm của các nước này.
Đô đốc Swift cho biết mục tiêu của ông là đảm bảo Hạm đội Thái Bình Dương có "sức mạnh tối đa để ứng phó với bất kỳ sự việc nào có thể xảy ra" trong khu vực.
Theo Báo Tin Tức
2017 Trung Quốc sẽ vũ trang toàn diện đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa 2017 Trung Quốc sẽ có bước tiến lớn "không trói buộc" ở Biển Đông khi Lào đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN và chính quyền mới ở Mỹ đã vào vị trí. Ts Trần Công Trục: Chuyện "đi đêm" trên Biển ĐôngChiến lược mới của Mỹ ở Biển Đông có gì đáng lưu ý?"Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả...